Đổi mới quy định về thành lập công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty chứng khoán bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế (Trang 93 - 95)

2.1 .Pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán

3.2.2. Đổi mới quy định về thành lập công ty chứng khoán

Hiện nay, CTCK là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện; do vậy mọi hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán đều phải được chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước và được ghi trong giấy phép thành lập và hoạt động. Điều này có nghĩa, CTCK không được thực hiện bất kỳ hoạt động nào nếu không được ghi trong giấy phép thành lập và hoạt động. Mọi hoạt động của CTCK đều chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán.

Tuy nhiên, với thay đổi về quyền tự do kinh doanh được quy định tại Hiến pháp 2013, các quy định hiện hành của Luật Chứng khoán cần được xem xét, thay đổi cho phù hợp quy định Hiến pháp. Hiến pháp 2013 quy định “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”, để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luận văn đề xuất hai phương án như sau:

Phương án một: UBCKNN là cơ quan cấp phép thành lập và hoạt động đối với CTCK như hiện tại. Để đạt mục tiêu này, Luật chứng khoán sẽ phải sửa đổi theo hướng: ngoài quy định về các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, còn phải liệt kê

tất cả các hoạt động kinh doanh mà CTCK không được thực hiện. Để quy định tất cả các hoạt động kinh doanh CTCK không được thực hiện là khó khăn đối với cơ quan soạn thảo luật, thậm trí điều này không có khả năng thực hiện được.

Phương án hai: UBCKNN chỉ là cơ quan cấp phép hoạt động đối với các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đối với CTCK và các chủ thể khác có thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Chức năng cấp phép thành lập của các tổ chức này sẽ do cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp thực hiện (Sở Kế hoạch và Đầu tư). Để thực thi phương án này, Luật Chứng khoán cũng phải sửa đổi các quy định cho tương xứng. Mặt khác, cần có các nghiên cứu để đưa ra các giải pháp tách bạch các cơ sở, nguồn lực thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh có điều kiện với các hoạt động kinh doanh khác của CTCK và đảm bảo được sự độc lập và có thể kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh có điều kiện cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc quản lý doanh nghiệp.

Chính vì vậy, tác giả đề xuất trong quá trình sửa đổi Luật Chứng khoán cần đổi mới quy định về việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động CTCK đảm bảo phù hợp với tinh thần tại Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, nghiên cứu tách bạch giữa đăng ký doanh nghiệp và đăng ký hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của CTCK.

Về việc tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào CTCK, như đã trình bày tại Chương 2, pháp luật chứng khoán hiện hành đã quy định cụ thể cách thức xác định tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu trên vốn điều lệ của một CTCK; điều kiện để tổ chức nước ngoài được tham gia góp vốn, mua cổ phần đến 100% vốn điều lệ tại CTCK. Tuy nhiên, về thủ tục hành chính thực hiện còn chồng chéo, chưa rõ ràng. Cụ thể, Thông tư số 123/2015/TT-BTC được ban hành kịp thời nhằm hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có quy định về hồ sơ, thủ tục tổ chức nước ngoài (thông qua CTCK) đề nghị UBCKNN chấp thuận được sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của CTCK. Thủ tục hành chính này chưa có tính gắn kết với thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động của CTCK trong trường hợp có tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn. Thêm nữa, Thông

tư số 123/2015/TT-BTC quy định mang tính hình thức, thiếu tính thực tiễn khi yêu cầu bổ sung hồ sơ của thủ tục chấp thuận tổ chức nước ngoài được sở hữu từ 51% trở lên vốn điều lệ của CTCK vào hồ sơ của thủ tục chào bán chứng khoán của CTCK khi kết quả chào bán dẫn đến việc có một nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên. Nguyên nhân của tình trạng này là sự không gắn kết trong quá trình xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn với nhau, là việc đánh giá tác động thủ tục hành chính tại dự thảo văn bản một cách qua loa, đại khái, chưa đi vào thực chất. Do vậy, một lần nữa, Luận văn nhấn mạnh cần thực hiện đúng quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; cụ thể là thực hiện đánh giá tác động một cách đầy đủ, toàn diện và thực chất các quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty chứng khoán bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)