Đánh giá pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo các cam kết trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty chứng khoán bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế (Trang 66 - 70)

2.1 .Pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán

2.2.2. Đánh giá pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo các cam kết trong

trong Tổ chức thương mại thế giới

Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO có hiệu lực kể từ ngày 30/12/2006. Trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán, các cam kết WTO bao gồm 7 nội dung; theo đó sau năm năm thực hiện theo cam kết các nội dung này đều phải thực hiện đầy đủ. Như vậy, các cam kết WTO nói chung và cam kết về dịch vụ chứng khoán nói riêng được Việt Nam thực hiện theo lộ trình với hai giai đoạn.

Giai đoạn 1: Tham gia có hạn chế đối với một số các dịch vụ theo biểu cam kết. Hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán nói chung và pháp

luật về CTCK nói riêng đã bắt đầu được xây dựng và từng bước hoàn thiện với mục tiêu tạo lập cơ sở pháp lý đồng bộ cho sự phát triển của thị trường đang trong quá trình phát triển, mở rộng cả về quy mô và chất lượng hoạt động cũng như đảm bảo thực thi các cam kết WTO. Trong đó, quan trọng nhất là Luật Chứng khoán đã được Quốc hội chính thức thông qua ngày 29/6/2006 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn luật đã tạo khuôn khổ thống nhất điều chỉnh các hoạt động của CTCK với các nội dung quy định ngày càng được định hướng theo cơ chế thị trường. Việc thành lập và hoạt động của các định chế tài chính trung gian như CTCK để làm cầu nối giữa người mua và người

ty TNHH hoặc CTCP theo Luật Doanh nghiệp do UBCKNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Tỷ lệ sở hữu (49% vốn điều lệ) của nhà đầu tư nước ngoài tại CTCK đã được quy định tại Quyết định 55/2009/QĐ-TTg là bước đầu thực hiện theo lộ trình mà Việt Nam đã cam kết tại WTO. Có thể thấy, trong giai đoạn đầu, các văn bản pháp luật được ban hành đã cơ bản đáp ứng kịp thời và phù hợp với cam kết WTO về dịch vụ chứng khoán.

Giai đoạn 2: Thực hiện đầy đủ cam kết (từ năm 2012). Để tiến tới thực hiện đầy đủ cam kết WTO, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn đã được sửa đổi, bổ sung với nội dung mở rộng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các CTCK. Nghị định số 58/2012/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/09/2012, Thông tư số 210/2012/TT-BTC đã có những quy định dần tiếp cận thực hiện đầy đủ cam kết WTO. Về tỷ lệ sở hữu, tổ chức dịch vụ chứng khoán nước ngoài đáp ứng được điều kiện quy định của pháp luật về chứng khoán được thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc mua để sở hữu toàn bộ 100% vốn điều lệ của một CTCK đang hoạt động tại Việt Nam nhưng phải là pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm và đáp ứng một số điều kiện cụ thể theo pháp luật Việt Nam. Nghị định số 86/2016/NĐ-CP quy định CTCK nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam, trong đó chi nhánh được thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán như CTCK ngoại trừ trực tiếp quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng và việc nhận mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư trong nước.

Các các quy định liên quan đến CTCK theo các cam kết trong WTO được ban hành kịp thời và áp dụng trong thực tiễn, đã tạo ra tác động tích cực trong việc củng cố năng lực hoạt động của từng tổ chức như: (i) lành mạnh hóa, minh bạch hóa tình hình tài chính; (ii) chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý tài sản theo thông lệ quốc tế hướng các công ty vào các dịch vụ tạo ra lợi nhuận và giá trị gia tăng lâu dài, phục vụ cho công tác đảm bảo an sinh xã hội của người dân; (iii) tăng sức cạnh tranh của công ty trong bối cảnh hội nhập; (iv) nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro của công ty.

2.2.3.Đánh giá pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo các cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

Cam kết TPP ở mức cao và không có nhiều ngoại lệ (biện pháp bảo lưu), do vậy, bên cạnh các thuận lợi khi tham gia tổ chức thương mại thế giới lớn cũng có không ít các bất lợi cho các nước nhỏ như Việt Nam. Mặt thuận lợi trong TPP đó là các nguyên tắc tham gia ký kết được dựa trên nền cam kết của WTO và không thấp hơn WTO, do vậy, yêu cầu đặt ra cho khung pháp lý trong nước là không quá khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Việc chuẩn bị xây dựng các văn bản pháp luật chi tiết, hướng dẫn thực hiện cam kết TPP trong lĩnh vực chứng khoán đã được Việt Nam thực hiện song song với tiến trình đàm phán và về cơ bản, nhiều nội dung tương tự như WTO nên việc nội luật hóa có nhiều thuận lợi hơn.

Hiệp định TPP đã được 12 nước thành viên tham gia ký kết, đánh dấu việc các nước chính thức hoàn tất toàn bộ quá trình đàm phán để có thể bắt đầu thủ tục phê chuẩn tại mỗi nước. Hiện tại, các nước thành viên đang tiến hành các thủ tục nội bộ do pháp luật mỗi nước thông qua. Theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Việt Nam đã tiến hành tham vấn trong nội bộ các cơ quan Chính phủ và báo cáo Chính phủ về việc phê chuẩn Hiệp định TPP, chuẩn bị hồ sơ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định đưa Hiệp định TPP trình Quốc hội phê chuẩn. Sau khi đã thông qua TPP, các thành viêm sẽ thông báo với các nước TPP khác về việc đã hoàn tất toàn bộ các yêu cầu để Hiệp định có thể có hiệu lực.

Hiệp định TPP quy định các nghĩa vụ cơ bản của các thành viên trong việc mở cửa thị trường chứng khoán và tự do hóa hoạt động đầu tư/cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư/cung cấp dịch vụ nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán. Mặc dù có quy định các nghĩa vụ cơ bản như vậy, nhưng thông qua đàm phán, các thành viên được quyền bảo lưu một số biện pháp không phù hợp với các nghĩa vụ nêu trên (được gọi là các biện pháp “không tương thích”). Đây là cách tiếp cận chọn bỏ, phổ biến trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ sau mà Luận văn đã trình bày tại Chương 1.

WTO là phương thức chọn cho, theo đó liệt kê những cam kết cụ thể, nếu không liệt kê cụ thể thì không cam kết. Mặt khác, cam kết của Việt Nam trong WTO về chứng khoán và thị trường chứng khoán là ở mức rất mở. Về sở hữu, ta đã cam kết cho phép sở hữu đến 100% vốn của CTCK. Về hiện diện thương mại, ta cam kết cho phép tiếp cận thị trường ở các hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, bên cạnh hình thức thành lập doanh nghiệp, liên doanh hoặc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp trong nước. Mức cam kết của Việt Nam trong TPP trong lĩnh vực thị trường chứng khoán do đó không nên mở ở mức cao hơn so với WTO. Do vậy, Luận văn tập trung xác định những vấn đề chưa được cam kết trong WTO và những vấn đề vi phạm các nghĩa vụ của Hiệp định trong khung pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà cơ quan quản lý mong muốn bảo lưu. Điều kiện đặt ra là các bảo lưu này phải đảm bảo không vi phạm cam kết trong WTO, vì các thành viên trong TPP đều là thành viên của WTO và mong muốn xây dựng một Hiệp định có chất lượng cao hơn so với WTO. Việc rà soát để xác định những khoảng hở, còn chưa được rào chắn trong khung pháp lý được thực hiện theo phương thức chọn bỏ, đối trọng với phương thức chọn cho trong WTO.

Theo đó, Việt Nam đưa ra biện pháp tương thích là duy trì bảo lưu chỉ cho phép tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vào các CTCK ở mức dưới 49% hoặc 100%, trên cơ sở cam kết WTO. Tuy nhiên, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP được ban hành và quy định theo hướng nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đáp ứng điều kiện nhất định thì được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của CTCK, được thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài; còn nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không đáp ứng điều kiện hoặc là cá nhân thì được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của CTCK. Có thể thấy, quy định mới này đã gỡ bỏ phần hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ trên 49% đến dưới 100%, tuy nhiên, để sở hữu trên 51% vốn điều lệ của tổ CTCK thì chỉ áp dụng cho nhà đầu tư chuyên nghiệp là tổ chức tài chính đáp ứng các điều kiện là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, có thỏa thuận hợp tác giữa cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành ở nước ngoài với UBCKNN về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát... Đối

với các tổ chức và cá nhân không đáp ứng các điều kiện này thì tỷ lệ sở hữu được nâng lên 51% thay vì 49% như trước đây. Như vậy, trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán Nghị định số 60/2015/NĐ-CP đã quy định mở hơn so với bảo lưu Việt Nam cam kết trong TPP.

Ngoài ra, đối với thương mại qua biên giới (CBT), TPP đưa vào Phụ lục về các giao dịch qua biên giới, áp dụng phương thức chọn cho; do vậy, không đặt ra thách thức quá nhiều về rà soát khung pháp lý. Vấn đề đặt ra chỉ là cơ quan quản lý mong muốn mở cửa đến đâu đối với cam kết về Giao dịch qua biên giới trong TPP. Hiện trạng cam kết trong WTO hiện nay là Việt Nam không cam kết đối với phương thức cung cấp qua biên giới, ngoại trừ các dịch vụ C(k) Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và C(l) Tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán. Theo đó, trong TPP, Việt Nam đã cam kết Giao dịch qua biên giới đối với dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính và cung cấp thông tin tương tự như trong WTO, trên cơ sở lập luận đây là WTO+ hay vượt quá cam kết trong WTO. Tuy nhiên, trong WTO, Việt Nam không cam kết nguyên tắc đối xử quốc gia đối với các dịch vụ chứng khoán nhưng trong TPP, cam kết Giao dịch qua biên giới bao gồm cả cam kết đối xử quốc gia.

2.3.Một số vấn đề từ thực trạng pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo các cam kết quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công ty chứng khoán bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)