Nội dung nguyên tắc:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 36 - 43)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia

2.2.1.2. Nội dung nguyên tắc:

Về khái niệm "Bình đẳng chủ quyền": Chủ quyền là thuộc tính chính trị-pháp lý vốn có của quốc gia, thể hiện quyền tối thượng của quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, mỗi quốc gia có quyền tối thượng về lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, đồng thời quốc gia được tự do lựa chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền lực trong phạm vi lãnh thổ. Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia có quyền tự quyết định chính sách đối ngoại của mình mà không có sự áp đặt từ chủ thể khác trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia. Điều này có nghĩa là các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo đều có quyền độc lập như nhau trong quan hệ quốc tế [ 36, tr. 41 ]. (Lưu ý rằng, sự "bình đẳng" được đề cập đến trong nguyên tắc này không phải là bình đẳng theo nghĩa "ngang bằng nhau" về tất cả các quyền và nghĩa vụ, mà được hiểu là bình đẳng trong quyền tự quyết mọi vấn đề liên quan đến đối nội và đối ngoại của mỗi quốc gia. Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế của các quốc gia không giống nhau, do đó Luật quốc tế trong một số trường hợp đã có những quy phạm nhằm trao cho một số quốc gia nhất định những quyền đặc biệt mà các quốc gia khác không có (Ví dụ: quyền phủ quyết của 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc). Tuy nhiên, việc được hưởng các quyền đặc biệt này bao giờ cũng đồng nghĩa với việc các quốc gia này phải gánh vác thêm những nghĩa vụ đặc biệt khác.

Sự thực hiện chủ quyền quốc gia chỉ có thể trọn vẹn khi quốc gia vừa đạt được lợi ích của mình mà không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của chủ thể quốc tế khác, tức là việc thực hiện chủ quyền phải gắn với những giới hạn cần thiết. Sự giới hạn chủ quyền đó có thể do quốc gia tự xác định hoặc được

xác định bằng những thỏa thuận quốc tế của quốc gia với chủ thể khác của luật quốc tế.

Bình đẳng chủ quyền quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại. Trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của các quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn đảm bảo. Liên hợp quốc đã lấy nguyên tắc này làm cơ sở cho hoạt động của mình: “Tổ chức Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các nước thành viên” [ 07, Khoản 1 Điều 2 ]. Nguyên tắc này là nền tảng quan trọng nhất

của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc của luật quốc tế hiện đại. Nó được ghi nhận trong Điều lệ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, của tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực, trong nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương và trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng của các hội nghị và tổ chức quốc tế [ 36, tr. 42 ]. Trong đó một văn bản đáng chú ý là bản "Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc" được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết số 2625, ngày 14/1/1970. Ngay từ lời mở đầu, Tuyên bố đã khẳng định ý nghĩa của nguyên tắc này: “…Xác nhận rằng, phù hợp với

Hiến chương, tầm quan trọng của sự bình đẳng về chủ quyền và nhấn mạnh rằng, mục đích của Liên hợp quốc chỉ có thể được thực hiện khi mà các quốc gia được hưởng sự bình đẳng về chủ quyền và tuân thủ đầy đủ những yêu cầu của nguyên tắc đó trong các quan hệ quốc tế của mình…Tin chắc rằng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc sẽ là sự đóng góp có ý nghĩa cho luật quốc tế hiện tại, và việc áp dụng có hiệu quả sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền…”.

Với những ý nghĩa đó, bản tuyên bố cũng khẳng định nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia là cơ sở để các bên thực hiện việc giải quyết các tranh chấp quốc tế: “…Các tranh chấp quốc tế được giải quyết

trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và phù hợp với nguyên tắc tự do lựa chọn các cách thức giải quyết tranh chấp. Sự đề nghị, hoặc sự chấp nhận về quá trình giải quyết mà các quốc gia tự nguyện đồng ý đối với các tranh chấp đang tồn tại hoặc trong tương lai mà các bên liên quan sẽ không được coi là vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền…”.

Bản Tuyên bố đã chỉ rõ những nội dung cơ bản của nguyên tắc: “Đại hội

đồng Liên hợp quốc… long trọng tuyên bố những nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia. Tất cả mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các quốc gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất chấp sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị và xã hội. Cụ thể, bình đẳng về chủ quyền bao gồm những nội dung sau:

a. Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý

b. Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn c. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác d. Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm e. Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình

f. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác…” [ 11 ].

Trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới chủ quyền quốc gia trên biển, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền đặc biệt có ý nghĩa. Bởi vì đây là một lĩnh vực mang tính đặc thù cao và rất dễ xảy ra sự bất bình đẳng giữa các quốc gia, nhất là khi thực hiện việc phân định biển và giải quyết tranh chấp. Quá trình pháp điển hoá pháp luật quốc tế về biển xuất phát và diễn ra trên cơ sở nhu cầu xác lập trật tự pháp lý trên biển, điều hoà mối quan hệ giữa các quốc gia có biển và không có biển. Có thể coi nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia là một trong những nhân tố cơ bản tác động đến việc Liên hợp quốc triệu tập Hội nghị luật biển lần thứ III – Hội nghị có tính chất quyết định

tới việc ra đời Luật biển quốc tế hiện đại. Nói chính xác hơn là sự đòi hỏi bình đẳng về quyền lợi trên biển giữa các quốc gia dẫn tới sự tất yếu phải có một thiết chế luật biển mới công bằng hơn. Trong Hội nghị luật biển I và II với 4 Công ước đã ra đời nhưng bị đánh giá là thiếu công bằng, bình đẳng khi các vấn đề quan trọng quy định đều mang thiên hướng có lợi hơn cho các nước phát triển.

Theo quan điểm của các nước đang phát triển, nguyên tắc “tự do ở công hải” không thể tồn tại nguyên vẹn một cách vĩnh viễn, vì “tự do” chỉ có ý nghĩa trong chừng hạn người ta có điều kiện để hưởng tự do đó, nhưng vì các nước đang phát triển không thể cạnh tranh với các nước phương Tây có hàng hải phát triển và chấp nhận nguyên tắc “tự do ở công hải” có nghĩa là chấp nhận sự đô hộ của các nước phương Tây trên khắp các vùng biển và tài nguyên ở đó. Các nước đang phát triển thuộc “thế giới thứ ba” khi đó, với mong muốn đòi hỏi một sự công bằng trong sử dụng biển, đã kiên quyết phản đối quan điểm “tự do ở biển”, Ông Warioba, Đại diện Tan-da-ni-a tại Hội nghị luật biển Liên hợp quốc lần thứ III cho rằng: “Tự do ở các biển không

còn phục vụ cho công lý quốc tế để trở thành một khẩu hiệu dễ dãi và là nguyên cớ mà một dúm nước nêu lên, để khai thác một cách vô liêm sỉ những tài nguyên ở biển, khủng bố thế giới và phá huỷ môi trường. Loại tự do đó thuộc về trật tự cũ và không còn có lý do để tồn tại. Tự do đúng đắn luôn cân bằng những quyền hạn và những nghĩa vụ” [ 31, tr 22 – 23 ].

Tham gia Hội nghị luật biển lần thứ III, các nước đang phát triển kiên quyết đòi hỏi có một luật biển công bằng dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia. Các nước đang phát triển cho rằng cuộc đấu tranh nhằm thiết lập vùng đặc quyền kinh tế và xây dựng một chế độ công bằng, hợp lý, tiến bộ trong vấn đề khai thác đáy đại dương là một cuộc đấu tranh có ý nghĩa lớn, nhằm góp phần xây dựng một nền kinh tế dân tộc độc lập, đồng thời, xây dựng một trật tự thế giới mới. Ngay tại Hội nghị, cuộc đấu tranh về chiều rộng lãnh hải lại bùng nổ gay gắt một lần nữa. Cuộc đấu tranh đã diễn ra giữa

2 khuynh hướng: 12 hải lý và 200 hải lý, chủ yếu giữa các nước có hàng hải và hải quân phát triển và một số nước đang phát triển có biển.

Ngay từ lời mở đầu của Công ước Luật biển 1982, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia đã khẳng định như là một mục tiêu hướng đến của bản Công ước: “Với lòng mong muốn giải quyết, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác với nhau, mọi vấn đề liên quan đến luật biển, và ý thức được tầm vóc lịch sử của Công ước là một cống hiến quan trọng vào việc giữ gìn hòa bình, công lý và tiến bộ cho tất cả các dân tộc trên thế giới; Cho rằng, việc thực hiện các mục tiêu này sẽ góp phần thiết lập nên một trật tự kinh tế quốc tế đúng đắn và công bằng, trong đó có tính đến các lợi ích và nhu cầu của toàn thể loài người và đặc biệt là các lợi ích và nhu cầu riêng của các nước đang phát triển, dù có biển hay không có biển; Mong muốn phát triển bằng Công ước, các nguyên tắc trong Nghị quyết 2749 (XXV) ngày 17 tháng 12 năm 1970, trong đó Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đặc biệt trịnh trọng tuyên bố rằng khu vực đáy biển và đại dương, cũng như lòng đất dưới đáy các khu vực nằm ngoài giới hạn chung của loài người và việc thăm dò, khai thác khu vực này sẽ được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia; Tin tưởng rằng, việc pháp điển hóa và sự phát triển theo chiều hướng tiến hóa của Luật biển được thực hiện trong Công ước sẽ góp phần tăng cường hòa bình, an ninh, hợp tác và quan hệ hữu nghị giữa tất cả các dân tộc phù hợp với các nguyên tắc công bằng và bình đẳng về quyền, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến bộ về kinh tế và xã hội của tất cả các dân tộc trên thế giới, phù hợp với các mục tiêu và các nguyên tắc của Liên hợp quốc như đã được nêu trong Hiến chương…;

Bình đẳng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế có nghĩa là: mỗi quốc gia có quyền tự quyết định chính sách đối ngoại của mình mà không có sự áp đặt từ chủ thể khác trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia. Các quốc gia có địa vị pháp lý như nhau trong sử dụng biển, trong thiết lập các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Trong Luật biển, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia có liên hệ chặt chẽ với

nguyên tắc tự do biển cả. Trong luật biển quốc tế, “biển cả” tồn tại tất yếu khách quan, song hành cùng với các vùng biển đặt dưới chủ quyền và quyền tài phán của nước ven biển. Do đặc trưng không thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào, quy chế pháp lý của biển cả là quy chế tự do, hiểu theo 2 khía cạnh pháp lý cơ bản là: Thừa nhận sự ngang nhau về quyền và lợi ích của mọi quốc gia trên biển cả và không có sự phân biệt đối xử dựa trên vị trí và hoàn cảnh địa lý của mọi quốc gia khi tham gia sử dụng và khai thác biển cả. Bản chất pháp lý này của biển cả chỉ có thể trở thành rõ ràng khi trong Luật biển, sự hiện diện của các quyền tự do mà mọi quốc gia có được trên biển cả sẽ được bảo đảm thực hiện bằng nguyên tắc pháp lý chuyên ngành. Từ quy tắc của luật tập quán, tự do biển cả tồn tại trong Luật biển quốc tế hiện đại với tính chất là nguyên tắc pháp lý được thừa nhận rộng rãi. Trong lịch sử, nguyên tắc này trải qua những thời kỳ phát triển khác nhau.

Cho tới nay, khi ranh giới của biển cả có sự thay đổi, nhưng nguyên tắc tự do biển cả vẫn ngày càng được củng cố và phát triển về nội dung. Về nhiều phương diện, nguyên tắc này đồng nghĩa với việc, không cho phép bất cứ quốc gia nào có quyền được đặt một phần nào đó của biển cả nằm dưới quyền tài phán của quốc gia mình. Theo quy định của các Công ước quốc tế về biển, nguyên tắc tự do biển cả được cụ thể hóa thành các quyền tự do cơ bản, là cơ sở để hình thành quy chế pháp lý của Biển cả và Vùng. Các quốc gia khi sử dụng biển cả đều được bình đẳng như nhau trong việc hưởng những quyền tự do này [ 24, tr. 32 ]. Nguyên tắc tự do biển cả một mặt hạn chế xu thế mở rộng thái quá chủ quyền của các nước ven biển lấn át biển công, mặt khác, duy trì quyền lợi vốn có của các quốc gia, không chỉ trên biển cả mà còn trên cả các vùng biển mà về pháp lý, thuộc chủ quyền và quyền tài phán của mỗi quốc gia.

Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia cũng gắn chặt với nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau. Đó là việc: Các quốc gia ven biển hợp tác trong việc phân định các vùng biển chồng lấn, các quốc gia ven biển cần hợp tác với các quốc gia không có biển hữu quan để đảm bảo

quyền có lối ra biển của các quốc gia không có biển trên, các quốc gia hữu quan hợp tác để khai thác phần hải sản dư thừa ở vùng đặc quyền kinh tế…

Trong việc giải quyết tranh chấp trên biển, Điều 279 của Công ước quy định về nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình có nói: “Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về

việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương”. Điều 2, khoản 3 của Hiến chương liên hợp quốc

đã quy định các quốc gia có thể sử dụng bất kỳ phương pháp hòa bình nào để giải quyết các vụ tranh chấp của họ. Điều 33, khoản 1 của Hiến chương liệt kê những cách thức giải quyết tranh chấp quốc tế chủ yếu như: thương lượng điều tra, dàn xếp qua trung gian, hoà giải nhờ trọng tài phân xử, giải quyết bằng toà án và những thoả thuận dàn xếp khu vực. Tất cả các cách thức này phải tuân theo nguyên tắc nhất trí. Chính những cách thức giải quyết tranh chấp này tự nó đã mang trong mình nguyên tắc bình đẳng chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)