Nguyên tắc đất thống trị biển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 82 - 84)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia

2.2.5. Nguyên tắc đất thống trị biển

2.2.5.1. Sự hình thành nguyên tắc.

Nói theo ngôn ngữ của Luật biển quốc tế thì nguyên tắc “đất thống trị biển” là sự thể hiện cụ thể của một số học thuyết trước đây, như thuyết Mere Clausum (Biển kín), nhằm cho phép nước ven biển mở rộng chủ quyền quốc gia ra hướng biển. Mere Clausum (Biển kín – 1635) là học thuyết nằm trong cuốn sách cùng tên của John Selden – Luật gia người Anh, bằng cách trình bày các sự kiện lịch sử để kết luận rằng: Việc chiếm hữu một vùng biển là chuyện đã có từ lâu, đã được tập quán quốc tế thừa nhận và ông cũng chứng minh nước Anh đã làm chủ vùng biển xung quanh quần đảo của mình. Cuốn sách được coi là nhằm đáp lại thuyết tự do biển cả trong cuốn “Mere Liberum” của Hugo Grotius (1609). Cũng phải nói thêm rằng, đây là giai đoạn diễn ra cuộc đối đầu gay gắt giữa các tư tưởng về chủ quyền quốc gia trên biển với tư tưởng về quyền tự do trên biển (đại diện là các học thuyết như: Thuyết Res communis, thuyết Res nullis và thuyết tự do của Hugo Grotius). Mặc dù tại thời điểm đó thuyết Mare Clausum đã không thể thắng thế được thuyết tự do biển cả, tuy nhiên nó cũng đã khiến thuyết tự do biển cả phải có những nhượng bộ đáng kể đối với các khu vực bờ biển, như Johnston viết, vào cuối thế kỉ 18 “phần lớn các nước phương Tây, và tất cả các thế lực

đang thắng thế, đều đồng ý xem các đặc quyền và độc quyền (special or exclusive rights) đối với vùng biển gần bờ là một vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia (national entitlement), xuất phát từ khái niệm về chủ quyền và được công nhận bởi hư cấu pháp lý về lãnh thổ (legal fiction of territoriality)”. Có

thể nói thuyết Mare Clausum đã góp phần đặt nền móng cho sự hình thành nguyên tắc Đất thống trị biển sau này của Luật Biển quốc tế hiện đại.

Nhưng thuyết Mare Clausum chỉ thực sự trở thành một nguyên tắc cơ bản của Luật Biển khi xuất hiện các phán quyết của Toà án công lý quốc tế

Liên hợp quốc. Theo dòng lịch sử lập pháp, “đất thống trị biển” là nguyên tắc của luật tập quán, hình thành từ thực tiễn xét xử của Toà án quốc tế. Nguyên tắc này có liên quan tới phán quyết lịch sử của toà về vụ tranh chấp thềm lục địa biển Bắc ngày 20/2/1969. Đây là vụ tranh chấp về phân định thềm lục địa giữa các nước bên bờ biển Bắc. Biển Bắc nằm ở phía Tây Bắc châu Âu, là một biển không lớn lắm nhưng có tới 7 nước bao bọc, gồm: Na Uy, Đan Mạch, CHLB Đức, Hà Lan, Bỉ, Pháp và Anh. Đáy biển rộng chưa đến 200 m, chứa nhiều tài nguyên dầu khí nên bị tranh chấp dữ dội. Trước đó đã có những thoả thuận song phương giữa Đức với Hà Lan và Đức với Đan Mạch về việc sử dụng các đường cách đều để phân chia thềm lục địa chồng lấn của nước này. Nhưng phát sinh bất đồng giữa các nước với nhau về đường phân chia tiếp theo, Đan Mạch và Hà Lan muốn áp dụng tiếp đường cách đều, nhưng Đức cho rằng như vậy sẽ dẫn đến kết quả không công bằng vì nó sẽ cắt giảm đáng kể phần thềm lục địa là phần kéo dài tự nhiên của bờ biển mà nước này đáng được hưởng (Cụ thể, Đức muốn áp dụng “nguyên tắc mỗi nước ven biển có quyền được hưởng phần công bằng và hợp lý có tính đến tỷ lệ chiều dài bờ biển”. Sở dĩ Đức có quan điểm như vậy vì trên thực tế, Đức là quốc gia có bờ biển không dài lắm nhưng quanh co, khúc khuỷu, ăn lõm vào đất liền như Vịnh. Và nếu áp dụng đường cách đều thì trong trường hợp bờ biển lõm như Đức, đường cách đều sẽ đẩy đường phân chia vào gần bờ biển lõm hơn. Còn đối với Đan Mạch và Hà Lan, đường cách đều được vạch ra lại làm cho thềm lục địa được mở rộng hơn. Qua xem xét, phương pháp đường cách đều có tính đến những hoàn cảnh đặc biệt không phải là phương pháp duy nhất được áp dụng để phân chia thềm lục địa. Khi đề cập đến quan điểm của các bên, một vấn đề pháp lý cần được làm sáng tỏ là phần thềm lục địa phải là phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia ven bờ và không được cản trở phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia khác. Mặt khác, trong phân định biển, công bằng không nhất thiết là bằng nhau, mà quan trọng là có thể áp dụng nhiều phương pháp để có kết quả hợp lý. Qua vụ việc này, phán quyết lịch sử của Toà có ý nghĩa quan trọng ở chỗ, Toà đã đưa

ra được nguyên tắc “đất thống trị biển”, vì chính chủ quyền trên lãnh thổ đã đem lại chủ quyền trên thềm lục địa. [ 24, tr. 36 ]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)