Những vấn đề về biên giới biển Việt Nam đã được giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 102 - 104)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Những vấn đề về biên giới biển Việt Nam đã được giải quyết

Trong những năm qua, trên cơ sở pháp luật quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong việc xác lập chủ quyền quốc gia trên biển, thỏa thuận với một số nước trong khu vực và đi đến cam kết một vài vấn đề về việc phân định biển, làm rõ chủ quyền ở một số vùng biển, đảo, quần đảo có tranh chấp. Đây được xem là thắng lợi bước đầu trong những chính sách ứng xử trên biển Đông từ phía Việt Nam.

Trong vấn đề đảm bảo tính hợp pháp về chủ quyền trên biển Đông,

trước hết Việt Nam đã khẳng định chủ quyền trên biển của quốc gia trong văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp: Hiến pháp năm 1980 (Điều 1) khẳng định: “Nước CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và

toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo”.

Chủ quyền của Việt Nam trên biển tiếp tục được khẳng định lại trong Hiến pháp 1992: “Nước CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền

thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời” (Điều 1).

Ngoài ra, căn cứ vào luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982,Việt Nam đã có những tuyên bố chủ quyền của mình về lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế... Trước tiên, cần phải được đề

cập tới hai tuyên bố đặc biệt quan trọng là : Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, sau đó là Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam. Hai tuyên bố này đã tạo cơ sở pháp lý để xác định

đường cơ sở dùng để tính chiều rộng các vùng biển của Việt Nam và là căn cứ để xác định đường biên giới, khẳng định chủ quyền quốc gia và an ninh của Việt Nam trên biển. Những tuyên bố trên của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, tuân thủ nghiêm chỉnh công ước luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc nên đa số được quốc tế công nhận.

Không chỉ khẳng định trong các tuyên bố, chủ quyền trên biển của Việt Nam còn được trịnh trọng ghi nhận trong một văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp. Hiến pháp năm 1980 (Điều 1) khẳng định: “Nước

CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo”. Chủ quyền của Việt Nam trên biển tiếp tục được khẳng định lại trong Hiến pháp 1992: “Nước CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống

nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời” (Điều 1).

Để cụ thể hoá Hiến pháp và từng bước chuyển hóa các quy định của Công ước Luật biển 1982 vào pháp luật quốc gia, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển của Việt Nam đã có những văn bản pháp quy quan trọng như: Luật Biên giới quốc gia năm 2003, với các điều khoản xác định biên giới của Việt Nam trên biển, cách xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác của Việt Nam, khái niệm các vùng biển tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải, v.v… tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền trên các vùng biển, đảo của Việt Nam. Luật

An ninh quốc gia năm 2004 quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước

trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia của Việt Nam trên biển, gồm bộ đội biên phòng, cảnh sát biển…

Với những cuộc đàm phán song phương, khu vực, Việt Nam đã đi đến nhiều cam kết phân định các vùng biển như: Phân định ranh giới biển với Thái Lan (ngày 09/8/1997), Hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn với Malaysia (ngày 05/6/1992), Phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (ngày 25/12/2000), Thiết lập một vùng nước lịch sử chung với Campuchia (ngày 07/7/1982), Phân định thềm lục địa với Inđônêxia (26/6/2003). Việc giải quyết tốt đẹp về kế hoạch phân định biên giới biển giữa Việt Nam với các quốc gia liên quan là sự quán triệt và thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề biên giới với các quốc gia láng giềng: Đàm phán giải quyết trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế, phù hợp với hoàn cảnh khách quan nhằm đạt được một giải pháp công bằng các bên đều chấp nhận được. Kết quả đàm phán giải quyết đã giúp từng bước xác định rõ phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác và quản lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia láng giềng, giảm nguy cơ tranh chấp xung đột, giữ gìn hoà bình và ổn định trên vùng biển của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)