Nội dung cơ bản của nguyên tắc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 55 - 63)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia

2.2.3.2. Nội dung cơ bản của nguyên tắc

Trong thế giới hiện đại, vấn đề gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế được đặc biệt coi trọng. Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, nhân loại luôn mong muốn được sống trong một thế giới hoà bình. Vì hoà bình và gìn giữ các giá trị cao quý của hoà bình là nền tảng của các mối quan hệ pháp luật quốc tế, được thiết lập giữa các quốc gia.

Từ những thập niên cuối Thế kỷ XX đến nay, sự gia tăng của các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang…vẫn xảy ra ở nhiều nơi, với tính chất phức tạp, tạo ra nhiều khu vực nhạy cảm đối với khả năng duy trì một trật tự pháp lý quốc tế có sự bình ổn của các quan hệ quốc tế. Nguy hiểm hơn nữa, sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học và mọi phương tiện chiến tranh hiện đại khác càng đặt cộng đồng quốc tế trước nhiều mối lo ngại chung, trong đó lo ngại nhất là nguy cơ đe doạ huỷ diệt sự tồn tại của thế giới hiện hành. Bối cảnh quốc tế ngày nay đòi hỏi các quốc gia phải cùng hợp tác và đấu tranh, nhằm chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang, bảo vệ cho thế giới, giữa gìn ngôi nhà chung của toàn nhân loại. Nếu như trước đây, các quốc gia có thể tự mình bảo đảm an ninh hoặc trông cậy vào sự giúp đỡ hạn chế của một vài đồng minh thì ngày nay khả năng tự giải quyết một cách đơn phương ấy đã trở lên khó khăn trong môi trường thế giới ngày càng gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Điều kiện phát triển và tương quan của các mối quan hệ quốc tế hiện hành đòi hỏi phải có những biện pháp và cơ chế pháp lý quốc tế cần thiết, trong đó tồn tại hệ thống an ninh tập thể vừa có tính khu vực vừa có tính toàn cầu, với việc sử dụng hiệu quả các biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp và xung đột quốc tế, kết hợp thực hiện liên tục

các biện pháp giải trừ quân bị và củng cố lòng tin bằng nhiều hoạt động cụ thể để gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế [ 42, tr. 304 ].

Hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế về biển có liên quan tới khái niệm “tranh chấp quốc tế” và “Tình thế”. Như ở phần trên đã nói, tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự không thoả thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau. Hoàn cảnh này đặt ra nhu cầu giải quyết các tranh chấp để ổn định lại các quan hệ quốc tế hiện tại, tránh đưa đến xung đột vũ trang hoặc xung đột gây mất an ninh và đe doạ hoà bình quốc tế [ 43, tr. 386 ]. Trong khi đó, “tình thế” là tình trạng căng thẳng phát sinh khi có sự va chạm về quyền lợi giữa các bên, không gắn liền với các yêu sách rõ ràng giữa họ với nhau. Nhưng không phải cứ có tình thế là sẽ phát triển thành tranh chấp. “Tình thế” là một khái niệm rộng hơn nhưng lại được xác định ít hơn so với “tranh chấp”. Thông thường khái niệm “tranh chấp” mang tính chất pháp lý nhiều hơn, trong khi đó khái niệm “tình thế” lại thường thiên về chính trị. Cũng vì vậy Toà án quốc tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp chứ không giải quyết các tình thế. Vai trò chính trong việc xem xét các tình thế thuộc về Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc [ 45, tr. 119 – 120 ].

Liên hợp quốc – Tổ chức quốc tế Liên chính phủ lớn nhất hiện nay, ra đời từ nguyện vọng giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới, trong bản Hiến chương của mình, ngay từ Lời mở đầu đã trân trọng khẳng định khát vọng các giá trị hoà bình thế giới: “Chúng tôi, nhân dân các nước liên hiệp lại Quyết

tâm: Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm hoạ chiến tranh đã hai lần trong đời chúng ta gây cho nhân loại đau thương không kể xiết; Bày tỏ lòng mong muốn cùng chung sống hoà bình trên tinh thần láng giêng thân thiện, cùng chung nhau góp sức để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thừa nhận những nguyên tắc và xác định những phương pháp bảo đảm không dùng vũ lực, trừ trường hợp vì lợi ích chung, sử dụng cơ chế quốc tế để thúc đẩy sự

tiến bộ kinh tế và xã hội của tất cả các dân tộc;Đã quyết định tập trung mọi nỗ lực của chúng tôi để đạt được những mục đích đó”.

Và cùng với đó, bản Hiến chương cũng đã khẳng định: Mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức được xây dựng trên cơ sở các giá trị hoà bình: “Liên Hợp Quốc theo đuổi những mục đích sau: Duy trì hoà bình và an

ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe doạ hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế; Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới…Để đạt được những mục đích nêu ở điều 1, Liên Hợp Quốc và các thành viên Liên Hợp Quốc hành động phù hợp với những nguyên tắc sau đây: Tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý; Tất cả các thành viên Liên Hợp Quốc từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên Hợp Quốc”.

Với bản Hiến chương Liên hợp quốc, lần đầu tiên, hoà bình giải quyết tranh chấp, được ghi nhận là một nguyên tắc ứng xử trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Hiến chương đã giành hẳn một chương (Chương VI) để quy định về vấn đề này, trong đó xác định rõ các biện pháp giải quyết tranh chấp để đi đến mục đích hoà bình: “Điều 33: Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà

án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tuỳ theo sự lựa chọn của mình”.

Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế tiếp tục được khẳng định lại một lần nữa trong Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về “Những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc”: “Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Xác nhận lại một lần nữa những điều

khoản của Hiến chương Liên hợp quốc rằng mục đích cơ bản của Liên hợp quốc là giữ gỡn hũa bỡnh và an ninh quốc tế và phỏt triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia. Nhắc lại rằng các dân tộc của Liên hợp quốc được xem xét qua thực tiễn chung sống trong hũa bỡnh với cỏc quốc gia khỏc như những láng giềng tốt., Nhận thức tầm quan trọng của việc gỡn giữ và củng cố hũa bỡnh quốc tế dựa trờn sự tự do, bỡnh đẳng, công bằng và tôn trọng các quyền con người cơ bản và sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia bất chấp sự khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế, xó hội và trỡnh độ phát triển,…Xem xét sự cần thiết của việc cỏc quốc gia giải quyết cỏc tranh chấp của họ bằng cỏc biện phỏp hũa bỡnh phự hợp với Hiến chương,…Thừa nhận sự phát triển và pháp điển hóa không ngừng của những nguyên tắc sau đây: …b. Nguyên tắc tất cả các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng cỏc biện phỏp hũa bỡnh miễn là khụng làm xõm hại đến hoà bỡnh, an ninh và cụng lý.

Như vậy, hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia – thành viên của cộng đồng quốc tế. Các quốc gia cần nỗ lực giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và công bằng. Trong Định ước Henxinky năm 1975 đã sử dụng thuật ngữ “trong thời hạn ngắn” phải giải quyết tranh chấp, nhưng lại không quy định thời hạn đó là bao nhiêu lâu. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là các quốc gia không được để lại tranh chấp mà không giải quyết, mà phải có thiện chí giải quyết trong bất kỳ thời gian nào. Các bên cần kiềm chế trước mọi hành động có thể dẫn tranh chấp đến tình hình căng thẳng và chuyển sang tình trạng xung đột quốc tế.

Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển, Công ước 1982 đã giành toàn bộ phần XV gồm 30 điều, quy định về giải quyết các tranh chấp biển. Trong đó, ngay từ điều đầu tiên của Phần XV, Điều 279, là điều quy định về hoà bình giải quyết tranh chấp. Tiêu đề của điều 279 đã nói lên nhiều ý nghĩa, “nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp hoà bình”. Điều này cũng có nghĩa là giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp hoà bình không chỉ là một lời khuyến nghị của Công ước mà rõ ràng đã được quy định là một nghĩa vụ. Điều 279 nói rõ rằng: “Các quốc gia thành viên giải quyết mọi

tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương”. Vai trò của thương lượng

ngoại giao là rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế. Điều 283 của Công ước quy định về “nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao đổi về quan điểm” đã ghi nhận vấn đề này như sau: “Khi có tranh chấp xảy ra giữa các

quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hòa bình khác”. Như vậy, khi có tranh chấp xảy ra, việc trao đổi ý kiến được coi là

bước đầu dẫn đến thương lượng ngoại giao. Cũng theo điều khoản này, thương lượng ngoại giao được coi là ưu tiên và được nói rõ hơn các biện pháp khác. Đây cũng là kinh nghiệm của các quốc gia khi có tranh chấp xảy ra mà tiến hành thương lượng một cách thiện chí thì có khả năng đi đến một giải pháp thoả đáng, công bằng cho các bên, không cần sử dụng những biện pháp khác. Điều 283 còn quy định các bên đương sự không những có nghĩa vụ trao đổi những ý kiến khi xảy ra tranh chấp mà còn phải trao đổi ý kiến khi đã sử dụng một biện pháp khác nhưng không đi đến kết quả nào. Quy định này có ý nghĩa đưa các bên đương sự trong một cuộc tranh chấp nói chuyện, đối thoại một cách tương đối liên tục nhằm giải quyết tranh chấp bằng thương lượng. Và cuối cùng, trong trường hợp đã có giải pháp để giải quyết tranh chấp,

nhưng khi thực hiện giải pháp đó có gặp trở ngại, khó khăn, thì các bên đương sự cũng cần tiếp tục trao đổi ý kiến, hiệp thương để tìm cách thực hiện giải pháp đó.

Phân định biển là vấn đề rất phức tạp, liên quan đến việc xác định giới hạn thụ đắc các vùng biển trên cơ sở pháp luật quốc tế của ít nhất là hai quốc gia. Sự phức tạp và nhạy cảm trong quá trình phân định biển có thể dễ dẫn tới khả năng bùng phát các cuộc xung đột có sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực của các chủ thể có chủ quyền. Chính vì vậy, nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế về biển cần phải được các quốc gia đón nhận và thực hiện nghiêm chỉnh với một thái độ thực sự thiện chí và tận tâm. Trong Công ước Luật Biển 1982, với việc khẳng định “nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp hoà bình”, Công ước đã coi “thoả thuận” (là một trong các phương pháp hoà bình khi giải quyết tranh chấp) là một nguyên tắc hàng đầu khi tiến hành giải quyết các vấn đề liên quan tới hoạt động phân định biển. Theo Công ước, các quốc gia có liên quan cần thông qua đàm phán, thương lượng để thoả thuận các phương pháp và tiêu chuẩn phân định. Công Ước Luật biển 1982 khi quy định về phân định các vùng biển giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp tại các Điều 15, 74, 83, đều đưa nguyên tắc thoả thuận lên hàng đầu. Điều 74 quy định về việc Hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau, nêu rõ: “1. Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa

các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diên nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng. 2. Nếu không đi tới được một thỏa thuận trong một thời gian hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV. 3. Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoán quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối

cùng.” Điều 83 quy định về việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các

quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau, cũng khẳng định: “1. Việc

hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng luật pháp quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế tòa án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng. 2. Nếu không đi tới một thỏa thuận trong một thời hạn hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV. 3. Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiều biết, và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng. 4. Khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới thềm lục địa được thực hiện theo đúng điều ước đó.”

Các phán quyết của Toà án Công lý quốc tế ghi nhận nguyên tắc thoả thuận như "Sự phân định này phải được mưu cầu và thực hiện qua một thoả

thuận tiếp theo một cuộc đàm phán thiện chí với ý định thực tế đạt tới kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)