Vai trò của tính kế cận trong thực tiễn thụ đắc lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 79 - 82)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia

2.2.4.3. Vai trò của tính kế cận trong thực tiễn thụ đắc lãnh thổ

Trong lịch sử của các yêu sách về chủ quyền đối với các lãnh thổ đảo, luận cứ về sự kế cận địa lý đã được quốc gia này hay quốc gia khác sử dụng nhiều lần (yêu sách của Arhentina về quần đảo Manvinat chẳng hạn). Tuy

vậy, nó không bao giờ được công nhận như bộ phận cấu thành của một quy tắc luật quốc tế cho phép giải quyết xung đột có lợi cho một trong hai quốc gia mà lãnh thổ của quốc gia đó nằm gần những lãnh thổ đảo đang tranh chấp hơn. Vụ đảo Pulama trên bờ biển Tây Phi ngày 21/4/1870 không được dùng làm tiền lệ. Ngoài việc cho đó là một trường hợp đặc biệt, trọng tài Ulysses

Grant nhận xét rằng “đảo này kề sát lục địa và gần đến mức các động vật có

thể đi qua khi thủy triều xuống thấp”. ở đây sự kế cận về địa lý thể hiện trong

các điều kiện đặc biệt đến nỗi các điều kiện đó là duy nhất. Bản chất pháp lý của thụ đắc lãnh thổ là xác lập chủ quyền trên một lãnh thổ nhất định mà tính kế cận thì không thể tạo ra bất cứ một danh nghĩa gì cho quốc gia nơi có lãnh thổ ở gần nhất, khi mà quốc gia ấy lại không thực hiện bất cứ hoạt động gì để xác lập chủ quyền của mình. Giá trị của tính kế cận về địa lý chỉ là khả năng xác lập chủ quyền quốc gia trên lãnh thổ có phần thuận lợi hơn so với quốc gia khác. Còn nếu dựa trên yếu tố kế cận địa lý mà lãnh thổ thuộc về quốc gia gần nhất thì sự thụ đắc này phải được giải quyết trên cơ sở thoả thuận giữa các bên, bởi để được coi là một đơn vị địa lý thống nhất, các vùng đất phải thoả mãn nhiều điều kiện chặt chẽ về khoảng cách tự nhiên, điều kiện khí hậu và các điều kiện khác nh điều kiện văn hoá - xã hội, kinh tế, chính trị, lịch sử. Trong vụ đảo Palmas, trọng tài Max Huber đã xem xét rất kỹ luận cứ này. Ông lập luận: “Cuối cùng, cần xem xét danh nghĩa xuất phát từ sự kế

cận. Mặc dù các quốc gia đã bảo vệ, trong một số hoàn cảnh rằng các đảo tương đối gần bờ của họ thuộc về họ căn cứ vào vị trí địa lý của chúng, không thể chứng minh được rằng có một quy tắc của luật quốc tế thực định quy định rằng các đảo nằm ngoài vùng lãnh hải thuộc về một quốc gia chỉ với một lý do là lãnh thổ của quốc gia đó tạo thành terra firma của các đảo đó (lục địa gần nhất hay đảo lớn nằm gần nhất). Không phải chỉ vì dường như không có những tiền lệ đủ nhiều và với giá trị đủ chính xác để xác lập một quy tắc như vậy của luật quốc tế, mà là do nguyên tắc được viện ra bản thân nó có bản chất không rõ ràng và gây ra nhiều tranh cãi đến nỗi các chính phủ của cùng một quốc gia trong những hoàn cảnh khác nhau đã đưa ra những ý kiến trái ngược nhau về cơ sở vững chắc của nó. Nguyên tắc kế cận, liên quan đến các đảo, có thể có giá trị khi thuộc các đảo vào quốc gia này mà không vào quốc gia khác, hoặc bằng một sự dàn xếp giữa các bên, hoặc bằng một quyết định không nhất thiết phải dựa trên luật, nhưng nếu coi nguyên tắc này như một quy tắc xác lập ipso jure (đương nhiên theo luật)

một phỏng sử về chủ quyền cho một quốc gia nào đó thì nguyên tắc này mâu thuẫn với những gì đã trình bày liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và liên quan tới mối quan hệ cần thiết giữa quyền loại trừ các quốc gia khác khỏi một khu vực nào đó và nghĩa vụ thực hiện tại đó các hoạt động nhà nước. Nguyên tắc kế cận địa lý này cũng không thể được chấp nhận như một phương pháp pháp lý để giải quyết các vấn đề lãnh thổ; bởi vì nó thiếu hoàn toàn tính chính xác và sẽ đưa lại, trong sự áp dụng nó, những kết quả độc đoán” [ 39, tr. 182 ].

Đi ngược lại thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai, lời phát biểu này không hề mất đi tính thời sự của nó. Trong trường hợp này, nó cho phép loại trừ ra khỏi phạm vi lập luận một phương tiện không có tư cách pháp lý và chúng ta phải đồng ý với Louis Cavaré rằng: “Không thể chấp nhận rằng tình

trạng lân cận có thể dẫn đến việc tạo ra một “quyền đích thực” [ 37, tr. 31-

32]. Rõ ràng, sự gần kề về địa lý không có giá trị, (trừ phi hòn đảo hay quần đảo đang xét nằm trong lãnh hải của một quốc gia; theo quy định hiện nay là 12 hải lý tính từ đất liền). Không thiếu trường hợp đảo hay quần đảo nằm gần nước này nhưng lại thuộc chủ quyền nước khác, ví dụ Greenland gần Canada nhưng lại thuộc Đan Mạch. Quyền đó phải được đánh giá căn cứ vào tiến trình của sự thụ đắc danh nghĩa và duy trì danh nghĩa, tiến trình đó được tạo thành bằng một cách khác chứ không đơn giản dựa trên những số liệu địa lý.

Từ những lập luận trên ta có thể khẳng định lại một lần nữa rằng: tính kế cận về mặt địa lý không thể là một trong những nguyên tắc của việc thụ đắc lãnh thổ quốc gia. Nó không có giá trị pháp lý quốc tế nhưng nó có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi để một quốc gia thực hiện các hoạt động chiếm hữu thực sự đối với một lãnh thổ chưa có một danh nghĩa chủ quyền.

Từ kết quả của việc giải quyết tranh chấp trên, chúng ta có thể thấy được giá trị thực tiễn của nguyên tắc chiếm cứ hữu hiệu. Và đây cũng chính là nguyên tắc mà chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng như một công cụ pháp lý quốc tế vững chắc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối

với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa – Một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)