Nội dung nguyên tắc chiếm hữu thật sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 66 - 79)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia

2.2.4.2. Nội dung nguyên tắc chiếm hữu thật sự

Như trên đã nói, nguyên tắc chiếm hữu thật sự được hình thành trên cơ sở Định ước Béclin. Định ước Berlin xuất phát từ việc Pháp và Đức không phê chuẩn Hiệp ước giữa Anh và Bồ Đào Nha ngày 26/02/1884. Bồ Đào Nha dựa trên quyền ưu tiên cho khám phá và chiếm đóng, đòi chủ quyền đối với những lãnh thổ rộng lớn nằm trên bờ biển Tây Phi, trong vùng Congo, mặc dù những lãnh thổ này đã bị Bồ Đào Nha bỏ rơi từ lâu và mặc dù danh nghĩa của Bồ Đào Nha đã có từ 4 thế kỷ rồi. Dù sao Anh vẫn thừa nhận các quyền của Bồ Đào Nha. Anh làm như vậy vì muốn ngăn chặn việc mở rộng nhanh chóng thuộc địa của Đức và Pháp trong vùng Congo. Trước các điều kiện đó, Pháp và Đức từ chối không phê chuẩn Hiệp ước. Bồ Đào Nha đề nghị mở một cuộc hội nghị để giải quyết những vấn đề còn chưa giải quyết. Việc đó dẫn đến Hội nghị Berlin.

Điều 3, Điều 34 và 35 của Định ước Béclin ký ngày 26/6/1885 xác định nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thật sự và các điều kiện chủ yếu phải đáp ứng khiến cho việc chiếm hữu được coi là thật sự. Đó là: Có sự thông báo về việc chiếm hữu cho các nước ký Định ước và có tính hiệu lực, nghĩa là thi hành có hiệu quả các chức năng Nhà nước như việc: “duy trì trên những vùng lãnh thổ mà họ chiếm hữu sự tồn tại của một quyền lực đủ để khiến cho các quyền mà mình đã giành được tôn trọng…”

Thứ nhất: Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành.

Tư nhân không có quyền thiết lập chủ quyền lãnh thổ vì tư nhân không có tư cách pháp nhân quốc tế, vì quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia.

Thứ hai: Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hòa bình trên một

vùng lãnh thổ thật sự là vô chủ (res nullius) hoặc là đã được quốc gia làm chủ chủ động từ bỏ (derelicto). Dùng vũ lực để chiếm một vùng lãnh thổ đã có chủ là một hành động phi pháp.

Thứ ba: Quốc gia chiếm hữu trên thực tế phải thực hiện những hành

động chủ quyền ở mức độ tối thiểu phù hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó.

Thứ tư: Việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lãnh thổ đó.

Muốn xem xét có hay không có quá trình thụ đắc chủ quyền được củng cố, người ta phải tìm kiếm xem đâu là những biểu hiện của nước có yêu sách, đồng thời củng phải tìm hiểu đâu là những biểu hiện của các nước cạnh tranh có thể có. Bên viện dẫn một danh nghĩa phải chứng minh là danh nghĩa đó đã được thực hiện bằng những hành vi đều đặn, có tính chất nhà nước, mở rộng ra đối với toàn bộ lãnh thổ có liên quan trong chừng mực mà các điều kiện tự nhiên cho phép, tương ứng với việc nắm quyền sở hữu không gián đoạn và thường xuyên với một sự quản lí hoà bình. Nếu không đảm bảo được điều kiện như thế, các toà án quốc tế sẽ cho rằng mới chỉ có các bằng chứng không đầy đủ về ý định của chính phủ muốn xử sự như người có chủ quyền vì khi đó “các hành vi đó không thể hiện một tính chất cho phép coi chúng như một

biểu hiện của quyền lực nhà nước đối với các đảo nhỏ” [ 49, tr. 71 ].

Vậy cơ chế củng cố là rất quan trọng. “Phương pháp Toà tiến hành (đặc biệt trong vụ Minquiers và Ecréhous) là thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của quốc gia nào có thể chứng minh một quá trình sử dụng lâu dài, thể hiện tổng thể các lợi ích hoặc các quan hệ gắn bó lãnh thổ này với quốc gia đó” [ 41, tr. 441 ]. ở đây, nguyên tắc chung hiện nay hay đúng hơn là

trước đây, trong thời gian dài đã được nêu ra ở đây là đối với các lãnh thổ không có người ở và cho đến khi đó vẫn còn là lãnh thổ vô chủ, “một yêu

sách về chủ quyền được xây dựng không phải dựa trên một chứng thư hay danh nghĩa riêng biệt nào, chẳng hạn như một hiệp ước chuyển nhượng, mà chỉ dựa trên việc thực thi quyền lực liên tục, bao hàm hai thành tố mà sự tồn tại của mỗi thành tố đó phải được chứng minh: ý định và ý chí hành động với tư cách nước có chủ quyền và một vài biểu hiện hay thực hiện thật sự quyền lực đó” [ 48, tr. 45 ]. Như vậy, sự tồn tại của hai yếu tố đó

phải được chứng minh thì việc thụ đắc chủ quyền mới được chấp nhận theo luật quốc tế. Có những yếu tố cụ thể - vật chất (le corpus), chúng là không đủ nếu không có một yếu tố thuộc chủ tâm (l’animus), nghĩa là ý chí thể hiện rõ ràng tư cách người chủ. “Việc phát hiện kèm theo một sự khẳng

định công khai về chủ quyền chỉ tạo ra một danh nghĩa sơ khởi (inchoate title) có khả năng gạt những người thứ ba ra khỏi vùng lãnh thổ mà ở đó danh nghĩa đã được áp dụng trong một khoảng thời gian cần thiết nhưng không phải là vô hạn để danh nghĩa đó được phát triển bằng việc chiếm hữu, vì khoảng thời gian đó đủ để người có danh nghĩa bổ sung nó bằng việc chiếm hữu thật sự, làm cho danh nghĩa đó không thể bị thay thế. Để hoàn thiện danh nghĩa, làm cho nó thành đầy đủ và chắc chắn, phải có sự chiếm hữu thật sự kèm theo ý định chiếm lấy lãnh thổ đã được phát hiện, có nghĩa là cần phải đặt vùng đất đó thuộc quyền sử dụng của mình và tiến hành các công việc tạo thành một sự xác lập” [ 29, tr. 49 ]. Đó là học thuyết đã được đưa ra vào giữa thế kỷ trước và đã được xác nhận bằng các án lệ trọng tài và thực tiễn ngoại giao. Như vậy, trong quá trình thụ đắc một lãnh thổ, luôn phải có hai loại yếu tố xen kẽ: một là yếu tố vật chất

(việc phát hiện, sau đó là yếu tố chủ tâm, sự khẳng định công khai cần thiết về chủ quyền); và sau hết là sự tăng cường yếu tố vật chất.

Việc củng cố và duy trì danh nghĩa qua các thế kỷ cũng cần được gắn với sự đồng ý của các nước khác. Sự đồng ý có thể là tích cực cũng có thể là thụ động. “Sự củng cố có thể áp dụng với những lãnh thổ mà việc quy thuộc

trước đó vào một nước khác không thể xác định được, sự củng cố đó có thể đạt được không chỉ bằng sự đồng ý rõ ràng, mà dễ dàng hơn cả là không có

sự chống đối trong một khoảng thời gian đủ dài từ phía các nước hữu quan đối với việc chiếm hữu này” [ 41, tr. 44 ]. Như vậy, sự im lặng của các nước

thứ ba có giá trị của nó trong trường hợp đó là một sự chiếm hữu nguyên thuỷ, khi một quốc gia là nước đầu tiên tiến hành quản lý một vùng đất mà lúc đó còn là vô chủ và quốc gia đó tiếp tục quản lý nhiều năm không có sự phản đối của các nước thứ ba. Giá trị của im lặng còn cao hơn nữa khi các nước thứ ba cho rằng danh nghĩa nguyên thuỷ là không hợp thức vì lãnh thổ đó không phải là terra nullius (đất vô chủ), và rằng ở đó đã có các quyền của nước ngoài được xác lập trước đó. Khi đó, người chiếm cứ ở vào vị trí thụ đắc theo thời hiệu nếu họ có thể chứng minh được là trong một khoảng thời gian dài đã quản lý công khai, hoà bình và liên tục mà những người chiếm cứ trước không hề quan tâm. Trong trường hợp đó, các quan toà hay trọng tài sẽ xem xét hết sức thận trọng thái độ của những quốc gia cho rằng mình có danh nghĩa nguyên thủy thật sự. Sự im lặng của các nước đó có hàm ý là đồng ý, nhưng ngược lại, sự phản đối của các nước đó sẽ cho phép bảo vệ các quyền của họ vì “một chủ quyền bị thách thức phải phản ứng, nếu không sẽ mất

hiệu lực” [ 34, tr. 243 ]. Như vậy, việc không thừa nhận có thể gây trở ngại

cho việc hợp thức hoá một tình trạng thực tế [ 32, tr. 240 ]. Tuy nhiên, việc không thừa nhận còn phải được nêu lại theo định kỳ và thể hiện một ý chí thật sự chống lại tình trạng do các sự vịêc tạo ra. Như vậy nó đòi hỏi phải có một cường độ nào đó. Đó là những quy tắc buộc phải được cụ thể hoá do các đòi hỏi của đời sống xã hội ngày càng cao, các vùng đất có thể được phát hiện ngày càng hiếm và cường độ tranh chấp chính trị giữa các nước ngày càng tăng cường. Nếu sự xoay vần của lịch sử không đưa ra thêm những khái niệm nào khác mà phạm vi pháp lý của chúng phải được xác định ở đây trước khi đi xa hơn, thì vấn đề còn lại chỉ là kiểm tra việc áp dụng các quy tắc này đối với tình hình của các quần đảo.

Tuyên bố trên của Viện Pháp luật quốc tế Lausanne là một tuyên bố không mang tính bắt buộc cụ thể nào và cũng như Định ước Berlin, nó chỉ có tầm quan trọng tương đối, trong cả không gian và thời gian. Trong điều kiện

các nước đế quốc đã phân chia xong lãnh thổ thế giới, Công ước Saint Germain (Xanh Giécmanh) ngày 10/9/1919 đã tuyên bố huỷ Định ước Béclin năm 1885 với lý do là trên thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa. Tuy vậy, ngay trong Công ước vẫn có Điều 10 mang dấu ấn rõ rệt của Định ước Béclin: “Các cường quốc ký kết Công ước thừa nhận nghĩa vụ phải duy trì trong

những vùng thuộc quyền mình, sự tồn tại của một quyền lực và các phương tiện cảnh sát đủ để đảm bảo việc bảo vệ người và tài sản và trong trường hợp cần thiết việc tự do buôn bán và quá cảnh”. Như vậy là, trên văn kiện chính

thức thì nguyên tắc thật sự không còn có giá trị pháp lý nữa. Việc đặt ra và huỷ bỏ nguyên tắc thật sự đều do các cường quốc đế quốc thông qua xuất phát từ quyền lợi riêng của các nước đế quốc trong việc tranh giành các vùng lãnh thổ vô chủ hoặc lạc hậu. Nhưng do tính hợp lý của nguyên tắc đó mà mặc dầu đã có Công ước Saint Germain, các luật gia trên thế giới, kể cả các luật gia tư sản và luật gia xã hội chủ nghĩa vẫn vận dụng nó trong lĩnh vực học thuật cũng như khi giải quyết các vụ tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo.

Trong bộ sách Công pháp quốc tế, xuất bản ở Pari từ năm 1971 đến 1980, Sắclơ Rútxô, giáo sư trường Đại học luật Pari, uỷ viên Viện pháp luật quốc tế, viết: “Được tập quán trọng tài thừa nhận trước năm 1885 và được khẳng định lại trong pháp luật quốc tế cả trong lĩnh vực trọng tài cũng như trong lĩnh vực xét xử, nguyên tắc thật sự được pháp luật quốc tế chấp nhận như một yếu tố của chủ quyền lãnh thổ mà người ta yêu sách đối với các lãnh thổ vô chủ”. Rútxô còn đánh giá tính chất của hai điều kiện của nguyên

tắc thật sự: Điều kiện thứ nhất, thuộc về nội dung, đó là tính thật sự, tức là

đòi hỏi phải thiết lập trên vùng lãnh thổ chiếm hữu một quyền lực đủ để đảm bảo trật tự công cộng và tự do buôn bán. Điều kiện thứ hai, thuộc về hình

thức, đó là việc thông báo tức là công bố chính thức việc chiếm hữu một vùng lãnh thổ. Vì nội dung là thực chất của nguyên tắc nên điều kiện thứ nhất là điều kiện bắt buộc để được công nhận là đã thực hiện chiếm hữu thật sự một vùng lãnh thổ. Ngược lại, vì là hình thức nên điều kiện thứ hai không

phải là điều kiện bắt buộc đối với mọi sự chiếm hữu đã diễn ra trước khi có Định ước Béclin”.

Luật gia Lê Thành Khê đã giành nhiều trang trong luận án tiến sĩ: “Vấn

đề các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước pháp luật quốc tế” để phân

tích nội dung của nguyên tắc thật sự và vận dụng nguyên tắc đó vào việc xét đoán lập trường của các bên trong vấn đề này. Ông viết, Định ước Béclin là “một kiệt tác của tinh thần pháp lý về vấn đề chiếm hữu…nguyên tắc thật sự

vẫn là biểu hiện của pháp luật quốc tế theo tập quán…Với Công ước Xanh Giécmanh, Định ước Béclin đã mất, nhưng tinh thần của định ước vẫn tồn tại trong tập quán quốc tế hiện nay. Thực vậy, không một quốc gia nào có thể không thừa nhận đó là cơ sở lôgich của mọi sự chiếm hữu lãnh thổ”. Lê

Thành Khê nhận xét: “Nguyên tắc thật sự vẫn là cơ sở của pháp luật quốc tế

hiện hành. Với các lãnh thổ có người ở, các trọng tài đã sử dụng khái niệm thật sự của Định ước Béclin…Đối với các vùng lãnh thổ không có người ở hay ít người ở và việc chiếm hữu thật sự ít nhiều khó thực hiện, các bản án trọng tài viện dẫn 2 điều kiện: ý định hay ý chí hành động với tư cách người có chủ quyền và một số biểu hiện hay hành động thực hiện thật sự quyền lực đó”.

Luật gia Anh nổi tiếng Ôpenhem viết: “Việc phát hiện ra lãnh thổ đem

lại cho quốc gia mà người phát hiện ra nó đang phục vụ, cơ sở pháp lý đầu tiên…, nhưng nếu như quốc gia phát hiện ra lãnh thổ đó không có hành động biến cơ sở pháp lý đầu tiên thành cơ sở pháp lý thực tế thì cơ sở pháp lý đầu tiên mất hiệu lực và một quốc gia khác có thể giành được lãnh thổ đó bằng con đường chiếm hữu thực sự”.

Trong cuốn “Lãnh thổ quốc gia”, nhà xuất bản Quan hệ quốc tế Matxcơva năm 1974 và cuốn “Giải quyết hoà bình các tranh chấp về lãnh thổ” xuất bản năm 1982, B.M. Cơlimencô, tiến sĩ pháp lý Liên Xô, đã giới thiệu khá đầy đủ quan điểm của các luật gia Liên Xô. Cơlimencô nhận xét: “Những thay đổi trong pháp luật quốc tế nửa đầu thế kỷ 20 đã tác động một

nguyên tắc cấm đe doạ và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; nguyên tắc về quyền tự quyết của các dân tộc” [ 25, tr. 69 ]. Cơlimencô khẳng định: “Nguyên tắc dân tộc tự quyết là nguyên tắc cơ bản của việc phân định lãnh thổ. Nhưng quyền tự quyết không phải là cơ sở duy nhất của việc thay đổi lãnh thổ”. Cơlimencô

lấy ví dụ về vụ tranh chấp giữa áchentina và Anh về quần đảo Manvinát. Quan điểm của Anh là dựa vào quyền tự quyết của dân cư sống trên quần đảo. áchentina thì lập luận là do vị trí địa lý, các lý do về lịch sử và các nguyên do khác, các đảo này trước khi bị Anh chiếm đóng năm 1833 là của áchentina. 2000 dân hiện sống ở đấy phần lớn là người Anh và người Scotlen, do đó chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo không thể phụ thuộc vào ý nguyện của 2000 dân này. Trước tình hình thực tế đa dạng và phức tạp, Cơlimencô cho rằng: “Nguyên tắc thực hiện thật sự chủ quyền quốc gia cũng thường được dùng

làm cơ sở để giải quyết tranh chấp”. Cơlimencô khẳng định: “Nếu một quốc gia chưa bao giờ thực hiện bất kỳ một chức năng Nhà nước nào của mình trên một vùng lãnh thổ…thì quốc gia đó không có một cơ sở nào để tranh chấp với một quốc gia khác về quyền sở hữu vùng lãnh thổ đó. Luận điểm này được khẳng định qua việc phân tích thực tiễn giải quyết bằng con đường toà án loại tranh chấp lãnh thổ này”. Cơlimencô nói rõ thêm: “Nguyên tắc thật sự trong việc chiếm hữu một vùng lãnh thổ…có một tính chất rất tương đối, phụ thuộc vào mức độ có thể đến được và mức độ dân cư của vùng lãnh thổ. Yêu cầu chủ yếu của tính thật sự là làm sao cho việc sáp nhập vùng lãnh thổ đó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 66 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)