Nguyên tắc thoả thuận để đưa đến một giải pháp công bằng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 87 - 91)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia

2.2.6. Nguyên tắc thoả thuận để đưa đến một giải pháp công bằng trong

giải quyết tranh chấp biển.

Theo quy định của Luật biển quốc tế, tất cả các quốc gia ven biển đều được quyền hoạch định các vùng biển của mình như nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế,...Đây không những là quyền mà ở một khía cạnh nào đó còn là nghĩa vụ của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia thành viên của Công ước 1982, nhằm tạo ra sự ổn định và trật tự trong việc sử dụng và quản lý biển. Trong trường hợp vùng biển của quốc gia độc lập, không có liên quan đến lợi ích của các quốc gia khác thì ranh giới của các vùng biển do các quốc gia ven biển xác định phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế. Tuy nhiên, trong trường hợp vùng biển của quốc gia ven biển lại nằm tiếp liền, đối diện hoặc chồng lấn với vùng biển của các quốc gia khác thì việc hoạch định ranh giới biển cần phải có sự thoả thuận của các quốc gia liên quan. Một cách tổng quát, phân định biển được hiểu là quá trình hoạch định đường ranh giới phân chia các vùng biển giữa hai hay nhiều quốc gia hữu quan. Vấn đề phân định biển được đặt ra cho các quốc gia có các vùng biển tiếp liền hoặc đối diện nhau. Việc phân định biển nhằm mục đích xác định rõ đường biên giới biển

phân chia vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia hoặc xác định đường biên giới phân chia vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia. Toà án công lý quốc tế trong vụ thềm lục địa Biển Bắc ngày 20/2/1969 đã phán: “Phân định là một

hoạt động để xác định các ranh giới của một vùng về nguyên tắc đã thuộc về quốc gia ven biển chứ không phải là hoạt động xác định vùng biển mới…Hoạt động phân định chủ yếu là vạch đường phân giới giữa các vùng đã từng thuộc quốc gia này hay quốc gia hữu quan khác” [ 50, tr. 19].

Phân định biển là một vấn đề quan trọng trong luật biển. Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi quốc gia có biển trong xác định biên giới lãnh thổ quốc gia mà còn có vai trò đối với việc xác lập trật tự trên biển. Bên cạnh đó, phân định biển cũng là một vấn đề có tính nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến chủ quyền và lợi ích quốc gia. Chính vì vậy, để tránh tình trạng xung đột, việc phân định biển phải được tiến hành một cách hợp lý, tôn trọng pháp luật quốc tế và thực tiễn ở các quốc gia, đặc biệt là tuân thủ một cách nghiêm túc nguyên tắc Công bằng.

2.2.6.1. Sự hình thành nguyên tắc.

Vấn đề phân định thềm lục địa cũng như các vùng biển khác (lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế) được đặt ra khi hai nước có bờ biển tiếp giáp hay đối diện nhau. Vấn đề này liên quan đến chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích kinh tế, an ninh của các quốc gia có thềm lục địa, cho nên việc xác định những nguyên tắc, quy tắc pháp lý để áp dụng rất quan trọng và cũng rất phức tạp. Có thể nói, hạt nhân của giải pháp công bằng trong phân định biển chính là phương pháp đường cách đều (hay trung tuyến) và phương pháp phân định dựa trên nguyên tắc công bằng. Sự hình thành giải pháp công bằng trải qua cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các phương pháp phân định biển.

Trong phân định biển, tất cả các quốc gia liên quan đều mong muốn hướng đến một giải pháp công bằng. Trước khi có Công ước về thềm lục địa năm 1958, việc phân định thềm lục địa được giải quyết trên thực tế giữa các nước bằng thoả thuận với các phương pháp phân định trên cơ sở những

nguyên tắc công bằng. Cách giải quyết phân định thềm lục địa theo những nguyên tắc công bằng được Mỹ đưa ra lần đầu tiên trong năm 1945: “Trong

những trường hợp, ở nơi mà thềm lục địa mở rộng ra tới bờ của một quốc gia khác hay cùng chung với quốc gia kế cận thì ranh giới sẽ được Hoa Kỳ và các quốc gia có liên quan quyết định theo những nguyên tắc công bằng ”; và sau

đó những nguyên tắc công bằng cũng được áp dụng trong thực tiễn quốc tế để giải quyết những tranh chấp về thềm lục địa giữa các nước.

Đến Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1958, theo Công ước về thềm lục địa (Điều 6) thì việc phân định được giải quyết trước hết bằng sự thoả thuận và

trừ khi có những hoàn cảnh đặc biệt (như bờ biển lồi lõm, có đảo gần bờ, nguồn tài nguyên ở thềm lục địa…) đòi hỏi có một giải pháp khác, thì việc phân định được thực hiện theo đường trung tuyến (trường hợp 2 nước đối diện nhau) hay đường cách đều những điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải của một nước. Như vậy, đến Hội nghị Giơ-ne- vơ năm 1958, trong phân định biển, yếu tố thoả thuận được đặt lên hàng đầu, kế ngay đó là phương pháp đường trung tuyến (hay đường cách đều). Tuy nhiên, các quy định này tại Công ước thềm lục địa năm 1958 lại không được các quốc gia áp dụng trong thực tế. Các vụ tranh chấp thềm lục địa ở biển Bắc giữa Tây Đức – Hà Lan - Đan Mạch (1969), ở biển Măng-Sơ giữa Anh – Pháp (1977) đã cho thấy điều đó. Tại các án quyết của Toà án trọng tài quốc tế khi giải quyết các vụ tranh chấp này, tính −u tiên của phương pháp đ−ờng cách đều (hay trung tuyến) trong phân định biển đã bị bác bỏ. Toà án quốc tế cho rằng "áp dụng ph−ơng pháp phân định dựa vào tính cách đều không phải

là bắt buộc giữa các bên" và đó chỉ là một ph−ơng pháp trong số những

ph−ơng pháp mang tính kỹ thuật để phân định. Bên cạnh đó, Toà án còn chỉ ra một số tr−ờng hợp riêng biệt mà khi áp dụng đ−ờng cách đều sẽ chẳng thể dẫn đến giải pháp công bằng nh−: sự lồi lõm của bờ biển, sự hiện diện của đảo, bờ biển vuông góc hay sự tồn tại của các luồng hàng hải, v.v..Nhưng thực tiễn phân định biển chỉ bác bỏ tính ưu tiên của phương pháp đ−ờng cách đều (hay trung tuyến) chứ không hoàn toàn bác bỏ vai trò của nó. Phương

pháp đ−ờng cách đều (hay trung tuyến) vẫn được áp dụng một cách mềm dẻo bằng cách xem xét đầy đủ những hoàn cảnh có liên quan đến tranh chấp.

Trong một bài viết về “Phân định thềm lục địa giữa các nước láng giềng”, giáo sư Phơ-ran-xit Ri-gan-di thuộc đại học Môn-rê-an (Ca-na-da) cho rằng, Điều 6 của Công ước năm 1958 cho phép người ta tính đến vị trí ưu tiên của sự thoả thuận; đường trung tuyến có thể được áp dụng trong quá trình thương lượng, thoả thuận giữa các nước hữu quan, trong chừng hạn mà các nước đó nhận thấy đường trung tuyến có thể đem lại một giải pháp công bằng cho họ [ 31, tr. 74 ]. Sự áp dụng một cách mềm dẻo đường trung tuyến trong gần hầu hết các trường hợp phân định chứng tỏ rằng, trong thực tiễn sau năm

1958, những nguyên tắc công bằng được thắng thế so với đường trung tuyến.

Đến Hội nghị luật biển lần thứ III, cuộc đấu tranh để xác định những tiêu chuẩn phân định thềm lại bùng nổ một cách gay gắt, nhất là trong những khoá cuối cùng và ngay cả trong những ngày cuối cùng của khoá kết thúc Hội nghị thông qua Công ước. Nhóm theo nguyên tắc đường trung tuyến, gồm 21 nước, đã đưa ra một đề nghị như sau: “Sự phân định thềm

lục địa (hay vùng đặc quyền kinh tế) giữa các nước tiếp giáp hay đối diện nhau thực hiện bằng thoả thuận theo cách sử dụng đường trung tuyến (hay cách đều), như nguyên tắc chung, có tính đến, khi việc này được chứng minh tất cả những yếu tố riêng biệt”. Nhóm chủ trương nguyên tắc công

bằng, về phần mình, cũng đưa ra một đề nghị: “Sự phân định thềm lục địa

(hay vùng đặc quyền kinh tế) giữa các nước tiếp giáp hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thoả thuận, phù hợp với những nguyên tắc công bằng, có tính đến tất cả những yếu tố thoả đáng và sử dụng, trong trường hợp hãn hữu, tất cả những phương pháp cho phép đưa đến một giải pháp công bằng”. Cuối cùng, Chủ tịch Hội nghị đưa ra một công thức

dung hoà, có tính chất trung lập như sau: “Sự phân định thềm lục địa giữa

các quốc gia có bờ biển tiếp giáp hoặc đối diện được thực hiện bằng con đường thoả thuận phù hợp với pháp luật quốc tế như đã nói trong Điều 38 của quy chế Toà án quốc tế để đưa đến một giải pháp công bằng”. Và công

thức này được ghi vào Công ước mới, Công ước Luật Biển 1982 tại Điều 83. Nó không thoả mãn được tất cả các nước, nhưng cũng không có mấy nước chống lại (Trừ Vênêduêla và Thổ Nhĩ kỳ) [ 31 ].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại - Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)