4. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia
2.2.6.2. Nội dung nguyên tắc
Theo luật biển quốc tế và thực tiễn phân định biển giữa các quốc gia, có những trường hợp phân định biển như sau: Phân định lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải; phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trong tất cả các trường hợp phân định biển, yếu tố thoả thuận và giải pháp công bằng luôn được đề cập đến và chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng, điều này thể hiện rõ nét tại Công −ớc Luật biển năm 1982 (Điều 15, Điều 59, Điều 74 và Điều 83).
* Nói về yếu tố thoả thuận, Điều 74, Công −ớc Luật biển năm 1982 có quy định: “Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các
quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diên nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng..”.
Rõ ràng trong mọi vấn đề tranh chấp, yếu tố thoả thuận luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu. Bởi vì đây là chất xúc tác không thể thiếu để các bên có thể tìm được tiếng nói chung, trước khi bàn tới việc lựa chọn các phương pháp giải quyết khác. Để có thể đi tới một giải pháp công bằng trong phân định biển, yếu tố thoả thuận phải luôn là xương sống trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp, có như vậy quyền lợi của các bên đương sự phải được tính đến một cách thoả đáng, công bằng. Ngay tại Công ước Giơ-ne-vơ về thềm lục địa năm 1958, thoả thuận đã được đặt ở vị trí tiên phong. Công ước quy định: việc phân định được giải quyết trước hết bằng sự thoả thuận và trừ khi
có những hoàn cảnh đặc biệt (như bờ biển lồi lõm, có đảo gần bờ, nguồn tài nguyên ở thềm lục địa…) đòi hỏi có một giải pháp khác, thì việc phân định được thực hiện theo đường trung tuyến (trường hợp 2 nước đối diện nhau) hay đường cách đều những điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải của một nước. Như vậy, trong trường hợp không có thoả
thuận, không có hoàn cảnh đặc biệt thì mới áp dụng đường trung tuyến cũng nhằm đi đến một giải pháp công bằng.
Đến Hội nghị luật biển lần thứ III, nhiều nước đã nhấn mạnh vai trò của thương lượng ngoại giao trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế: “Khi một vụ
tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia tham gia Công ước về việc giải thích hoặc áp dụng Công ước, những bên đương sự nhanh chóng tiến hành trao đổi ý kiến để giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hoặc bằng những biện pháp hoà bình khác” [ 08, Điều 2 khoản 1 ]. Điều 15, 74, 83 của Công ước luật biển 1982
đều đưa nguyên tắc thoả thuận lên hàng đầu. Như vậy là, khi có tranh chấp xảy ra, việc trao đổi ý kiến được coi là bước đầu dẫn đến thương lượng ngoại giao. Cũng theo điều khoản đó, thương lượng ngoại giao được coi là ưu tiên và được nói rõ hơn các biện pháp khác. Đây cũng là một kinh nghiệm của các nước, khi có tranh chấp xảy ra mà tiến hành thương lượng một cách chân thành thì có khả năng đi đến một giải pháp thoả đáng, công bằng cho các bên, không cần sử dụng những biện pháp khác.
Điều 283 của Công ước Luật biển 1982 còn quy định các bên đương sự không những có nghĩa vụ trao đổi những ý kiến khi xảy ra tranh chấp, mà còn phải trao đổi ý kiến khi đã sử dụng một biện pháp khác nhưng không đi đến kết quả nào. Quy định này có ý nghĩa đưa các bên đương sự trong một cuộc tranh chấp nói chuyện, đối thoại một cách tương đối liên tục nhằm giải quyết tranh chấp bằng thương lượng. Và cuối cùng trong trường hợp đã có giải pháp để giải quyết tranh chấp nhưng khi thực hiện giải pháp đó có gặp trở ngại, khó khăn thì các bên đương sự cũng cần tiếp tục trao đổi ý kiến, hiệp thương để tìm cách thực hiện giải pháp đó. Như vậy, trong một vụ tranh chấp, các nước đương sự phải là những người trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề cho đến khi kết thúc. Những quy định nói về trao đổi ý kiến, thương lượng, ngoại giao trực tiếp nhằm đảm bảo chủ quyền tối đa cho các quốc gia đương sự, và làm như vậy là để tìm một phương cách giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả nhất, có tính đến những đặc điểm của từng vụ tranh chấp [ 31, tr. 182 ]. Các phán quyết của Toà án Công lý quốc tế cũng đã ghi nhận rất rõ yếu tố thoả thuận: "Sự phân định
này phải được mưu cầu và thực hiện qua một thoả thuận tiếp theo một cuộc đàm phán thiện chí với ý định thực tế đạt tới kết quả tích cực", "Các bên phải tiến hành đàm phán nhằm đi đến một thoả thuận chứ không phải đơn thuần tiến hành một cuộc đàm phán hình thức, [...]; các bên có nghĩa vụ xử sự sao cho đàm phán có ý nghĩa, đó không phải là trường hợp một khi một trong các bên khăng khăng giữ lập trường riêng của mình mà không trù liệu một sự điều chỉnh nào cả" [ 50, Vụ thềm lục địa Biển Bắc ngày 20/02/1969 ].
* Bên cạnh yếu tố thoả thuận, “cơ sở công bằng” cũng được coi là nền tảng của quá trình phân định biển. Tại Công ước luật biển 1982, cơ sở này đã hơn một lần được khẳng định trong các trường hợp phân định. Điều 59 Công ước quy định: “Trong những trường hợp Công ước không quy định rõ các
quyền hay quyền tài phán trong các vùng đặc quyền về kinh tế cho quốc gia ven biển hay cho các quốc gia khác và ở đó có xung đột giữa lợi ích của quốc gia ven biển với lợi ích của một hay nhiều quốc khác thì sự xung đột này phải được giải quyết trên cơ sở công bằng và có chú ý đến tất cả mọi hoàn cảnh thích đáng, có tính đến tầm quan trọng của các lợi ích có liên quan đó đối với các bên tranh chấp và đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế”.
Mặc dù luôn coi công bằng là cơ sở của việc phân định các vùng biển nhưng Công ước Luật Biển 1982 lại không có được sự giải thích hay định nghĩa thế nào là công bằng. Việc để ngỏ khái niệm công bằng trong Công ước có lẽ xuất phát từ lý do các quốc gia không thể tìm được tiếng nói chung trong việc xác định các tiêu chí thống nhất của công bằng khi thực hiện các hoạt động phân định biển. Vấn đề này chỉ được đưa ra trong các phán quyết của Toà án pháp lý quốc tế khi giải quyết các vụ tranh chấp trong phân định biển và sau đó trở thành các án lệ quốc tế. Trong vụ phân định biên giới biển trong vịnh Maine năm 1984, Toà án pháp lý quốc tế đưa ra 5 tiêu chuẩn công bằng như sau:
- Phân chia đồng đều, trong trường hợp không có các hoàn cảnh đặc biệt, các vùng chồng lấn cả vùng biển và vùng đáy biển một cách tương ứng với bờ biển của các quốc gia láng giềng;
- Không ngăn trở việc bờ biển của một quốc gia chiếu ra biển trên phần biển nằm gần với bờ biển của một trong các quốc gia hữu quan;
- Cần thiết phải tránh hiệu lực cắt cụt sự chiếu ra biển của bờ biển hoặc một phần bờ biển cuả một trong các quốc gia hữu quan;
- Tính hữu ích rút ra, trong một số điều kiện, những hậu quả thích đáng của việc không công bằng có thể xảy ra trong việc mở rộng các bờ biển của 2 quốc gia trong cùng một khu vực phân định [ 51, tr. 293, 294 ].
Một năm sau khi các tiêu chuẩn trên được công bố, trong vụ thềm lục địa Libi-Malta năm 1985, Toà án lại đưa ra 5 nguyên tắc khác về công bằng:
- Nguyên tắc không làm lại toàn bộ địa lý cũng như nắn lại các sự không bình đẳng của thiên nhiên;
- Nguyên tắc không làm cản trở một bên trên sự kéo dài tự nhiên của bên khác mà sự kéo dài tự nhiên này chỉ là sự thể hiện tiêu cực quy tắc theo đó quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền trên thềm lục địa tiếp giáp với bờ biển của nó trong tất cả mức độ mà luật quốc tế cho phép theo các hoàn cảnh hữu quan;
- Nguyên tắc tôn trọng tất cả các hoàn cảnh hữu quan;
- Nguyên tắc theo đó mặc dù các quốc gia đều bình đẳng về quyền và có thể yêu cầu có một sự đối xử ngang bằng, “công bằng không hàm ý nhất thiết phải ngang bằng” [ 50, khoản 49, tr. 91 ] cũng như không chia đều cái mà tự nhiên đã làm cho không ngang bằng;
- Nguyên tắc không có vấn đề phân bổ pháp lý [ 52, tr 289].
Và có lẽ các tiêu chí công bằng trên cũng chưa phải là các tiêu chí cuối cùng. Rõ ràng, Toà án cũng không thể đưa ra được các tiêu chí chung về công bằng trong phân định biển. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý, bởi vì trong mỗi vụ phân định biển đều có những đặc thù riêng, các tiêu chí công bằng trong mỗi trường hợp sẽ là khác nhau. Sẽ là khiên cưỡng nếu cứ kiên quyết theo đuổi một công thức chung cho vấn đề này.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, “công bằng” là một khái niệm không định hình. Nó không phải và không bao giờ là một khuôn mẫu có sẵn để chúng ta có thể tính toán, đo đạc và khớp nối. Công bằng, về bản chất nguyên thuỷ, nó đã không phải là một khái niệm định lượng mà là một khái niệm định tính. Công bằng là mục đích mà các bên hướng tới khi giải quyết vấn đề chứ không phải là cách thức khi giải quyết vấn đề đó. Một cách đơn giản chúng ta có thể nói, công bằng trong phân định là xem xét và đặt lên bàn cân tất cả các hoàn cảnh hữu quan để tìm ra được một giải pháp mà các bên có thể chấp nhận, các bên có thể coi kết quả mà nó mang lại là công bằng, chứ không phải sự áp dụng máy móc, khắt khe một loạt các quy tắc, nguyên tắc hình thức [ 44, tr. 277 ].
Nói tóm lại, sự công bằng pháp lý không phải là một sự ngang bằng toán học. Muốn đạt được kết quả công bằng cần phải áp dụng, điều chỉnh các quy tắc và nguyên tắc công bằng của luật phân định biển phù hợp với thực tế và các hoàn cảnh hữu quan của khu vực phân định. Toà án pháp lý quốc tế trong vụ phân định biển khu vực nằm giữa Groenland và Jan Mayen ngày 14/6/1993 đã nhận xét: “Luật không quy định một sự phân định dựa trên việc
tìm kiếm sự phân chia một vùng chồng lấn theo sự so sánh các chiều dài bề mặt bờ biển và các diện tích mà các chiều dài đó tạo nên. Toà án chỉ có nhiệm vụ xác định ranh giới phân định giữa các vùng thuộc thẩm quyền tài phán của 2 quốc gia; như vậy chính sự phân chia khu vực là kết quả của việc phân định chứ không phải ngược lại”.
Công ước Luật biển 1982, khi đề cập tới các phương thức để hướng tới giải pháp công bằng trong phân định các vùng biển, có nhắc tới thuật ngữ “các hoàn cảnh đặc biệt” hay “các hoàn cảnh hữu quan”. Cụ thể, đối với việc phân định lãnh hải, Điều 15, Công ước Luật biển năm 1982 có nói như sau: “Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào
được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại. Tuy
nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác”.
Và trên thực tế phân định, yếu tố này cũng giữ một vai trò rất quan trọng để có được một giải pháp công bằng. Nhưng cũng như thuật ngữ “công bằng” trước đó, cả Công ước Giơnevơ năm 1958 về Thềm lục địa và Công ước năm 1982 về Luật biển của Liên hợp quốc, đều chưa đưa ra được định nghĩa về các hoàn cảnh đặc biệt cũng như sự tác động của hoàn cảnh đặc biệt đó tới hoạt động phân định. Tuy nhiên, người ta cũng có thể sáng tỏ ít nhiều vấn đề này nếu như đã tham khảo tài liệu của Uỷ ban pháp luật quốc tế về việc chuẩn bị các Công ước năm 1958, cụ thể là cuốn Niêm giám Uỷ ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc, năm 1956. Theo tài liệu này thì hoàn cảnh đặc biệt chỉ hình dáng của bờ biển, sự hiện diện của các đảo, hoặc những đường qua lại của tàu thuyền, và khi đã xuất hiện các yếu tố này thì không thể áp dụng đường cách đều.
Các án lệ của Toà án và Trọng tài quốc tế cũng không đưa ra được một khái niệm riêng cho thuật ngữ này mà chỉ liệt kê ra các hoàn cảnh hữu quan. Ví dụ như: Yếu tố hiện diện một vùng mỏ duy nhất nằm trong khu vực được phân định; các yếu tố địa lý, địa mạo; yếu tố hình dạng bờ biển nhất là sự lồi lõm của bờ biển; yếu tố về địa lý vĩ mô; yếu tố tính tỷ lệ bờ biển trong khu vực phân định; yếu tố các đảo; yếu tố tỷ lệ chiều dài bờ biển - diện tích vùng biển; sự thay đổi xu thế của bờ biển; điểm mút của biên giới đất liền; sự hiện diện của các đường facto tồn tại trên thực tế, các đường đặc nhượng hay đường cấp phép; thái độ của các bên hữu quan; yếu tố định vị các nguồn tài nguyên hay cấu trúc; yếu tố quốc gia bất lợi về mặt địa lý; yếu tố kinh tế; yếu tố truyền thống đánh cá; sự phân định hiện tại hay trong tương lai trong khu vực hoặc quyền lợi của các quốc gia láng giềng; yếu tố chính trị; yếu tố an ninh; giao thông hàng hải; yếu tố văn hoá; các quyền lợi hợp thức... Và tất nhiên, hạn chế bản chất của phương pháp liệt kê bao giờ cũng là sự thiếu đầy đủ. Người ta không bao giờ có thể liệt kê hết ra được các hoàn cảnh hữu quan
để phục vụ cho việc phân định nói chung. Bởi vì, như đã nói từ trước đó, mỗi vụ phân định đều có những đặc thù riêng, rất đa dạng. Có những yếu tố trong vụ việc phân định này được coi là hoàn cảnh đặc biệt nhưng trong vụ việc phân định khác lại không được đánh giá là hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, tất cả các phán quyết, các bản án đều đi đến một kết luận: “Các đặc trưng địa lý là trọng điểm của quá trình phân định” [ 46, tr. 689 ]. Trong số các hoàn cảnh
đặc biệt đã liệt kê ta có thể thấy, các yếu tố: hình dạng bờ biển, sự hiện diện
của đảo, tính tỷ lệ là ba yếu tố địa lý xuất hiện trong hầu hết các tr−ờng hợp
phân định. Từ các hoàn cảnh đặc biệt đã được Toà án liệt kê, có thể rút ra được bản chất chung của chúng là: Chúng đều mang những yếu tố đặc thù, riêng có, ảnh hưởng tới sự phân định các vùng biển và đặc biệt chúng luôn gắn liền với giải pháp công bằng. Thực ra ngay bản thân việc coi hoàn cảnh đó là đặc biệt đã thể hiện sự quan tâm, lưu ý của các quốc gia trong vụ việc phân định tới hoàn cảnh ấy, trong quá trình tìm kiếm một phương thức phân định hợp lý, hướng tới giải pháp công bằng.
Như trên đã nói, để đi đến được một giải pháp công bằng trong phân định các vùng biển giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau, pháp luật quốc tế và thực tiễn phân định mang đến hai phương pháp cơ bản là: phương pháp đường cách đều (hay trung tuyến) và phương pháp phân định dựa trên nguyên tắc công bằng. Phương pháp đường trung tuyến (cách đều) là