- Rửa tiền thông qua việc lập các quỹ từ thiện: Mục đích của hình thức
2.1.1. Pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế
Cho đến thời điểm hiện tại, ngoài các quy định tại 03 Công ƣớc của Liên Hợp Quốc là Công ƣớc viên 1988, Công ƣớc Palecmo 2000, Công ƣớc về chống tham nhũng năm 2003 thì các khuyến nghị của FATF đƣợc công nhận rộng rãi là “tiêu chuẩn quốc tế” về PCRT và chống TTKB. Các khuyến nghị này cũng là những cơ sở quan trọng để các quốc gia xây dựng hệ thống pháp luật và các kế hoạch, biện pháp PCRT. Các khuyến nghị của FATF đƣa ra yêu cầu về các biện pháp cơ bản mà các quốc gia phải thực hiện nhằm xác định các rủi ro rửa tiền và phát triển các chính sách trong nƣớc và hợp tác quốc tế phù hợp để giảm thiểu các rủi ro đó; thực hiện các biện pháp theo dõi nhằm phát hiện, đấu tranh chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và chống tài trợ phổ biến vũ khí; áp dụng các biện pháp phịng ngừa đối với khu vực tài chính và các khu vực đƣợc chỉ định khác; thiết lập quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan giám sát, thực thi pháp luật) và các biện pháp tổ chức khác; tăng cƣờng tính minh bạch và sự sẵn có của các thơng tin về quyền sở hữu hƣởng lợi của các pháp nhân và thỏa thuận pháp lý; hỗ trợ hợp tác quốc tế.
Phù hợp với những thay đổi và yêu cầu mới trong hoạt động chống rửa tiền trong mỗi thời kỳ, FATF đã không ngừng sửa đổi các khuyến nghị của mình theo hƣớng ngày càng hồn thiện hơn. Có thể thấy sự thay đổi của các khuyến nghị theo các mốc thời gian và nội dung thay đổi nhƣ sau [47]:
+ Năm 1990, FATF ban hành 40 khuyến nghị ban đầu nhằm chống lại sự lạm dụng hệ thống tài chính bởi những kẻ rửa các khoản tiền có đƣợc từ bn bán ma túy.
+ Năm 1996, FATF sửa đổi các khuyến nghị nhằm phản ánh diễn biến về xu hƣớng rửa tiền và mở rộng phạm vi vƣợt ra ngồi hành vi rửa tiền có đƣợc từ ma túy.
+ Năm 2001, FATF mở rộng vai trị quyền hạn của mình nhằm xử lý vấn đề tài trợ khủng bố và phát triển 9 khuyến nghị đặc biệt về tài trợ khủng bố.
+ Năm 2003, 40 khuyến nghị ban đầu, cùng 9 khuyến nghị đặc biệt, đã đƣợc FATF chỉnh sửa lần thứ hai.
+ Năm 2012, tiếp theo theo vòng 3 đánh giá đa phƣơng, FATF đã rà soát và sửa đổi, cập nhật lại các khuyến nghị. Theo đó khuyến nghị sửa đổi năm 2012 giới thiệu cách tiếp cận trên cơ sở rủi ro và yêu cầu các quốc gia và các tổ chức phải xác minh nhận dạng, đánh giá và hiểu rõ về những rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố mà các quốc gia phải đối mặt và sau đó chấp nhận một cách tiếp cận linh hoạt hơn trong quản lý các rủi ro này.
Ngoài các tiêu chuẩn chung về phòng chống rửa tiền nêu trên thì mỗi ngành, mỗi lĩnh lực, thông qua hiệp hội nghề nghiệp của mình, các tổ chức quốc tế đã xây dựng những quy định, tiêu chuẩn đặc thù riêng về PCRT.
- Đối với ngành ngân hàng: Các tiêu chuẩn và hƣớng dẫn quan trọng của Ủy ban Basle về giám sát ngân hàng liên quan đến rửa tiền đó là (1) Bản tuyên bố các nguyên tắc về chống rửa tiền; (2) Các nguyên tắc cốt lõi dành cho ngành ngân hàng; (3) Chú ý xác đáng tới khách hàng.
Bên cạnh đó các Ngân hàng khu vực nhƣ ngân hang ADB cũng ban hành các hƣớng dẫn về PCRT và chống TTKB cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong khu vực [38].
- Đối với ngành bảo hiểm: Hiệp hội quốc tế các giám sát viên bảo hiểm (IAIS) đã phát hành “Tài liệu hƣớng dẫn số 5 năm 2002 những điểm hƣớng dẫn về chống rửa tiền dành cho các giám sát viên và các tổ chức bảo hiểm” (sau đó đƣợc sửa đổi, bổ sung vào năm 2004). Những điểm hƣớng dẫn PCRT này bao gồm 4 nguyên tắc dành cho các tổ chức bảo hiểm [39]:
+ Thực thi các luật về chống rửa tiền,
+ Có các thủ tục về “nhận biết khách hàng của mình”, + Hợp tác với tất cả các cơ quan thi hành pháp luật, và
+ Có các chính sách, thủ tục nội bộ và chƣơng trình tập huấn cho cán bộ, nhân viên về PCRT.
Bốn nguyên tắc này tƣơng đƣơng với 4 nguyên tắc trong bản “Tuyên bố
về ngăn ngừa” của Ủy ban Basle. Những điểm hƣớng dẫn PCRT hoàn toàn phù hợp với 40 khuyến nghị của FATF, kể cả việc báo cáo hoạt động đáng ngờ và những yêu cầu khác. Thực tế, Bốn mƣơi khuyến nghị của FATF đã đƣợc đƣa vào một phụ lục trong bản những điểm hƣớng dẫn PCRT của IAIS.
Ngoài 04 nguyên tắc trong “Tài liệu hƣớng dẫn số 5 - Những điểm hƣớng dẫn PCRT”, mới đây tháng 11 năm 2015, IAIS cũng đã ban hành Các nguyên tắc bảo hiểm cốt lõi (Insurance Core Principles - ICP), trong đó có nguyên tắc ICP 22 - Chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố [40]. Theo đó:
+ ICP 22: Cơ quan giám sát yêu cầu các công ty bảo hiểm và các bên trung gian thực hiện các biện pháp hữu hiệu để chống lại rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Ngồi ra, ngƣời giám sát có các biện pháp hữu hiệu để chống lại rửa tiền và tài trợ khủng bố.
+ ICP 22.2: Cơ quan giám sát ban hành cho các công ty bảo hiểm và các bên trung gian các quy tắc có thể thực thi đƣợc về các nghĩa vụ PCRT và chống TTKB phù hợp với các Khuyến nghị FATF đối với những vấn đề khơng có luật; thiết lập hƣớng dẫn giúp các công ty bảo hiểm và các bên trung gian thực hiện và tuân thủ các yêu cầu PCRT và chống TTKB tƣơng ứng; và cung cấp cho các công ty bảo hiểm và các bên trung gian đầy đủ và thích hợp các phản hồi để thúc đẩy tuân thủ PCRT và chống TTKB.