Những khó khăn và hạn chế trong hoạt động PCRT của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về phòng chống rửa tiền qua hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm (Trang 78 - 83)

- Theo thực tiễn hoạt động, các doanh nghiệp thƣờng áp dụng thêm các

3.1. Những khó khăn và hạn chế trong hoạt động PCRT của các doanh nghiệp bảo hiểm.

3.1. Những khó khăn và hạn chế trong hoạt động PCRT của các doanh nghiệp bảo hiểm. doanh nghiệp bảo hiểm.

Đã có rất nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm trong công tác PCRT, tuy nhiên, thực tế cho thấy vì những lý do chủ quan và khách quan khác nhau mà hoạt động phòng, chống rửa tiền của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn cịn có một khó khăn và hạn chế nhƣ sau:

Thứ nhất, mặc dù nhà nƣớc đã đƣa ra các kế hoạch và giải pháp để hạn chế

việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế nhƣ Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thanh tốn không dung tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 [19] nhƣng trên thực tế việc sử dụng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến. Việc sử dụng tiền mặt phổ biến dẫn đến rủi ro rửa tiền thông qua các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính nói chung là hiện hữu. Để chủ động phịng ngừa rủi ro rửa tiền, các doanh nghiệp bảo hiểm đã lựa chọn giải pháp tự xây dựng hạn mức cho mình để giảm thiểu các rủi ro.

Ví dụ 1: Công ty TNHH BHNT Aviva Việt Nam chỉ nhận, thu tiền

mặt trực tiếp tại các quầy thu phí, chăm sóc khách hàng dƣới mức 300.000.000 đồng (ba trăm triệu) trong một lần giao dịch, các giao dịch lớn hơn đều phải thực hiện qua chuyển khoản và đƣợc ghi nhận để báo cáo Cục PCRT.

Ví dụ 2: Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam chỉ tiếp nhận,

thu tiền mặt trực tiếp qua các đại lý, chăm sóc khách hàng dƣới mức 30.000.000 đồng (ba mƣơi triệu) cho khách hàng đóng phí lần đầu và

150.000.000 đồng (một trăm năm mƣơi triệu) cho khách hàng đóng phí định kỳ từ lần thứ hai trở đi.

Thứ hai, hiện cơ quản lý nhà nƣớc chuyên ngành chƣa xây dựng đƣợc hệ

thống dữ liệu thơng tin chung quản lý các khách hàng có rủi ro rửa tiền cao trong lĩnh vực bảo hiểm. Do vậy, việc kiểm tra, phối hợp giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau trong việc chia sẻ thơng tin, kiểm sốt hoạt động rửa tiền và trục lợi bảo hiểm vẫn cịn hạn chế.

Ví dụ: Một khách hàng có thể đồng thời nộp đơn yêu cầu mua bảo

hiểm tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, do khơng có thơng tin kiểm tra chéo nên từng doanh nghiệp chỉ thẩm định dựa trên thông tin kê khai từ bên mua bảo hiểm. Thực tế đã có nhiều trƣờng hợp khách hàng mua bảo hiểm của 4 hoặc 5 doanh nghiệp bảo hiểm cùng một lúc với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng nhƣng khách hàng không khai báo, chỉ đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc có tranh chấp tại Tịa án các doanh nghiệp mới biết thông tin.

Thứ ba, các quy định pháp luật về việc chia sẻ, cung cấp thông tin giữa

các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các tổ chức khác cho mục đích PCRT chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể dẫn đến việc các doanh nghiệp BHNT còn lúng túng hoặc lo lắng khi thực hiện. Cụ thể:

Theo quy định tại Luật PCRT, “Đối tƣợng báo cáo có thể thuê các tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng..”[14, Điều 11, khoản 3]. Tức là doanh nghiệp bảo hiểm có thể cung cấp thơng tin của khách hàng cho tổ chức khác để xác minh thông tin nhận biết khách hàng.

Tuy nhiên, theo Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng số 59/2010/QH12 thì các doanh nghiệp phải bảo đảm an tồn, bí mật thơng tin cho khách hàng [28, Điều 6]. Trƣờng hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của

ngƣời tiêu dùng thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng nhƣ các tổ chức cá nhân kinh doanh khác có trách nhiệm: i) Thơng báo rõ ràng, cơng khai trƣớc khi thực hiện với ngƣời tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của ngƣời tiêu dùng; ii) Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thơng báo với ngƣời tiêu dùng và phải đƣợc ngƣời tiêu dùng đồng ý; iii) Chỉ đƣợc chuyển giao thông tin của ngƣời tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của ngƣời tiêu dùng, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác.

Quy định phải thông báo rõ ràng, công khai trƣớc với khách hàng về mục đích sử dụng thơng tin và chỉ đƣợc chuyển giao thông tin của khách hàng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của khách hàng đang làm cho các doanh nghiệp thực sự bối rối khi thực hiện các biện pháp nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba (tập đồn/cơng ty mẹ hoặc các tổ chức tra soát khách hàng khác).

Thứ tư, nhƣ đã trình bày ở trên, hiện các doanh nghiệp bảo hiểm nhân

thọ chƣa đƣợc cập nhật “Danh sách đen” và “Danh sách cảnh báo” thƣờng xuyên, trực tiếp từ Bộ Công An và NHNN do vậy việc kiểm tra chủ yếu thực hiện theo danh sách của tập đồn/cơng ty mẹ hoặc th, mua từ các tổ chức cung cấp dịch vụ tra sốt hoặc tìm kiếm thủ cơng trên trang web của Bộ Cơng An. Do chi phí để tích hợp hệ thống và chi phí để trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ tra soát định kỳ cũng khá lớn khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm phải cân nhắc và thƣờng có xu hƣớng lựa chọn phƣơng án đơn giản nhất, tiết kiệm nhất hoặc chấp nhận rủi ro có thể bỏ sót hoạt động tra sốt này.

Thứ năm, quy định của pháp luật về PCRT liên quan đến việc áp dụng

công nghệ mới chƣa sát với thực tiễn kinh doanh bảo hiểm. Theo Nghị định số 116/2013/NĐ- CP, hƣớng dẫn một số quy định về PCRT thì các tổ chức, cá nhân cung cấp giao dịch liên quan đến công nghệ mới phải gặp mặt trực tiếp

khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin theo quy định [15, Điều 8, khoản 1 - 2]:

“1. Giao dịch liên quan tới công nghệ mới là giao dịch sử dụng công nghệ cho phép khách hàng thực hiện giao dịch mà không cần gặp mặt trực tiếp nhân viên của đối tƣợng báo cáo.

2. Đối tƣợng báo cáo khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải thực hiện các yêu cầu sau:

a) Gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.”

Khi công nghệ phát triển thì việc khách hàng và doanh nghiệp kinh doanh không cần trực tiếp gặp mặt để thực hiện giao dịch đang ngày càng phổ biến, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thông qua dịch vụ điện thoại, internet để yêu cầu dịch vụ, thanh tốn dịch vụ (chuyển tiền qua internet banking, ví điện tử,..) mà khơng nhất thiết phải gặp đơn vị cung cấp dịch vụ. Do vậy, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về PCRT cần có các quy định thích hợp yêu cầu những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ cao quản lý, nhận biết thông tin khách hàng từ nguồn (khi mua Sim điện thoại, khi lắp đặt trƣờng truyền internet, đăng ký sử dụng các dịch vụ thanh tốn trực tuyến). Nếu việc quản lý thơng tin, nhận biết khách hàng tốt từ nguồn khởi tạo thì sẽ thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tiếp nối (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế,..) triển khai hoạt động kinh doanh, điều này không chỉ tốt cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp nối, ngƣời tiêu dùng và cịn mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế.

Thứ sáu, các tập đồn, cơng ty mẹ quan ngại về các yêu cầu, quy định pháp luật về PCRT tại các quốc gia có các chi nhánh, cơng ty con ít nghiêm ngặt hơn so với các u cầu của quốc gia tập đồn, cơng ty mẹ hoặc có sự

khác biệt. Nếu cơng ty con khơng thực hiện theo yêu cầu của tập đồn, cơng ty mẹ thì lo ngại tập đồn, cơng ty mẹ bị xử phạt tại chính quốc, nếu thực hiện theo yêu cầu từ nƣớc ngồi thì lo ngại các chi nhánh, cơng ty con bị xử phạt tại nƣớc sở tại có hoạt động kinh doanh của chi nhánh, công ty con. Vấn đề bảo mật thông tin của ngƣời tiêu dùng, bảo vệ ngƣời tiêu dùng tránh các tình huống có thể bị hiểu là phân biệt đối xử vẫn là một quan ngại lớn. Cụ thể: Luật PCRT quy định: Khách hàng nƣớc ngoài là cá nhân có ảnh hƣởng chính trị là ngƣời giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức hữu quan của nƣớc ngồi. Đối tƣợng báo cáo phải có hệ thống quản lý rủi ro để xác định khách hàng nƣớc ngồi là cá nhân có ảnh hƣởng chính trị và áp dụng các biện pháp sau: i) Xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ đối với việc mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch khi khách hàng hoặc chủ sở hữu hƣởng lợi đƣợc xác định là cá nhân có ảnh hƣởng chính trị; ii) Thực hiện các biện pháp nhằm nhận biết nguồn gốc tài sản của khách hàng; iii) Tăng cƣờng giám sát khách hàng và quan hệ kinh doanh với khách hàng. Các biện pháp này phải áp dụng đối với khách hàng là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của những khách hàng nƣớc ngồi đó [14, Điều 13].

Nhƣ vậy, đối với doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động tại Việt Nam thì những khách hàng nƣớc ngồi (ngƣời có quốc tịch nƣớc ngồi) mới thuộc đối tƣợng PEP và phải “tăng tƣờng giám sát”, tức là ngƣời giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức của Việt Nam không thuộc đối tƣợng. Tuy nhiên đối với các tập đồn tài chính nƣớc ngồi thì ngƣời giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức của Việt Nam lại thuộc đối tƣợng PEP và cần “tăng tƣờng giám sát”. Nhƣ vậy doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các biện pháp tăng cƣờng giám sát với ngƣời giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức của Việt Nam là chƣa áp

dụng đúng đối tƣợng. Nhƣng nếu khơng áp dụng thì tập đồn mẹ lại có những rủi ro bị xử phạt tại chính quốc.

Thứ bảy, quan ngại trong trƣờng hợp việc báo cáo, trao đổi thơng tin có

yếu tố nƣớc ngồi, vƣợt qua biên giới lãnh thổ quốc gia. Một ví dụ điển hình là việc áp dụng Đạo Luật FATCA của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp đã có những quan ngại một thời gian khá dài. Với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý của nhà nƣớc, ngày 16/10/2016, Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết thỏa thuận chung để triển khai thực hiện FATCA tại Việt Nam theo quy định tại Thỏa thuận liên chính phủ (IGA) Mơ hình 1B giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vẫn cịn đó các quy định khắt khe của các nƣớc khác nhƣ Anh, Canada, Singapore về PCRT mà bản thân các tập đồn cũng xem rằng đó là những rủi ro pháp lý mà họ chƣa nhận diện đƣợc.

Trên cơ sở phân tích những khó khăn và hạn chế nếu trên, để đóng góp cho việc thực hiện các mục tiêu và kế hoạch hành động chung của quốc gia về PCRT, riêng trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tác giả xin kiến nghị những giải pháp nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về phòng chống rửa tiền qua hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)