- Rửa tiền thông qua việc lập các quỹ từ thiện: Mục đích của hình thức
2.2. Quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt nam
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đƣợc đƣợc ghi nhận hình thành và phát triển từ cuối những năm 1950 và tập trung ở miền Nam Việt nam. Trƣớc giải phóng (năm 1975) tại miền Nam có khoảng trên dƣới 50 công ty, hãng bảo hiểm hoạt động. Có thể kể đến các cơng ty bảo hiểm lớn nhƣ Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt nam (Vietnam Assurance & Reassurance), Công ty bảo hiểm Lap Preservatrice (Lap Preservatrice Insurance Co.), Cơng ty bảo hiểm Sài Gịn (Sai Gon Insurance Co.). Tại miền Bắc, năm 1965 Nhà nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cơng Hịa chính thức thành lập cơng ty bảo hiểm đầu tiên có tên là Cơng ty bảo hiểm Việt Nam (hiện nay là Tập đoàn Bảo Việt). Tại thời điểm này các công ty bảo hiểm chỉ tập trung khai thác các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ nhƣ bảo hiểm hàng hóa, xuất nhập khẩu, bảo hiểm tầu biển, cháy nổ... bảo hiểm nhân thọ chƣa đƣợc triển khai. Năm 1993, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm (Nghị định 100/CP) thì thị trƣờng bảo hiểm bắt đầu từng bƣớc hình thành và phát triển. [31].
Ngày 22/06/1996, Cơng ty Bảo hiểm Nhân thọ thuộc Tập Đồn Bảo Việt đƣợc thành lập, đây doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên đƣợc cấp phép hoạt động tại Việt Nam [74]. Sự kiện này đánh dấu một bƣớc tiến mới trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và đƣợc xem nhƣ là dấu mốc của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Tiếp sau đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có 100% vốn nƣớc ngồi cũng đã đƣợc cấp phép và hoạt động tại Việt Nam nhƣ Công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam năm 1999, Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam năm 1999, Công ty bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam đƣợc thành lập năm 2000...
Để quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm các quy định pháp luật về bảo hiểm cũng đƣợc ban hành từ rất sớm nhƣ Nghị định 100/CP năm 1993; Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 có
hiệu lực ngày 01 tháng 4 năm 2001 (Luật KDBH 2001). Tuy chƣa có quy định trực tiếp về rửa tiền, tuy nhiên để phòng chống trục lợi bảo hiểm, chống lại việc sử dụng các loại tiền và tài sản bất hợp pháp, Luật KDBH 2001 đã quy định về quyền lợi có thể đƣợc bảo hiểm. Theo đó tại Khoản 9 Điều 3 Luật KDBH 2001 có quy định “Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở
hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”. Trong kinh doanh bảo
hiểm, việc quy định “quyền lợi có thể đƣợc bảo hiểm” giữa bên mua bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm, xét về khía cạnh đạo đức đây là quy định ƣu việt để tránh việc bên mua bảo hiểm trục lợi bảo hiểm bằng cách giết, gây thƣơng tích cho ngƣời đƣợc bảo hiểm, hoặc hủy hoại tài sản đƣợc bảo hiểm; xét về khía cạnh quản lý và PCRT thì phải chứng minh một mối quan hệ rõ ràng cũng là một rào cản đối với tội phạm rửa tiền.
Căn cứ Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phịng, chống rửa tiền, ngày 21/11/2010, Bộ Tài chính đã ban hàng Thơng tƣ số 148/2010/TT-BTC (Thông tƣ 148) hƣớng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khốn và trị chơi giải trí có thƣởng [9].
Thơng tƣ 148 có hiệu lực thi hành đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý hƣớng dẫn các công ty bảo hiểm thực hiện công tác PCRT. Các nguyên tắc, quy định của Nghị định 74/2005 đã đƣợc Thông tƣ 148 hƣớng dẫn áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể nhƣ giao dịch đáng ngờ; ngƣời đƣợc hƣởng lợi, báo cáo giao dịch đáng ngờ; giao dịch có giá trị lớn; cập nhật thơng tin khách hàng, ngƣời đƣợc hƣởng lợi. Ngồi các quy định về nguyên tắc thì các biện pháp PCRT đối với doanh nghiệp bảo hiểm cũng đƣợc hƣớng dẫn chi tiết nhƣ: i) Nội dung của quy chế nội bộ về phòng chống rửa tiền; ii) Chức năng nhiệm vụ của cán bộ hoặc bộ phận chịu
trách nhiệm về PCRT; iii) Quy trình xử lý giao dịch đáng ngờ, áp dụng các biện pháp xử lý tạm thời; iv) Lƣu giữ hồ sơ, đào tạo và xử lý vi phạm...
Sau khi Luật PCRT và các văn bản hƣớng dẫn (Nghị định số 116/2013/NĐ- CP và Thông tƣ 35/2013/TT-NHNN hƣớng dẫn một số quy định về phòng, chống rửa tiền) đƣợc ban hành thì u cầu phịng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bảo hiểm đã đƣợc bổ sung thêm một số quy định mới và theo đó, tồn bộ Thơng tƣ 148/2010/TT-BTC đƣợc bãi bỏ kể từ ngày 7/7/2015, do khơng cịn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Theo Luật PCRT [14, Điều 2, Điều 4] thì “tổ chức tài chính cung ứng dịch vụ bảo hiểm; hoạt động đầu tƣ có liên quan đến bảo hiểm nhân thọ” là đối tƣợng áp dụng của Luật PCRT. Do vậy, kể từ khi Luật PCRT có hiệu lực, hoạt động PCRT của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện theo Luật PCRT và văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật PCRT.