- Thơng qua tập đồn, cơng ty mẹ, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ
KẾT LUẬN CHUNG
Trong xu hƣớng tồn cầu hóa hiện nay, việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc ra đã trở thành điều kiện tiên quyết để phát triển. Chỉ trong hai thập kỷ gần đây, chúng ta đã chứng kiến những thay đổi nhanh chóng của thế giới dựa trên sự phát triển về công nghệ và khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra sự gần gũi hơn bao giờ hết giữa các quốc gia về giao thông, thƣơng mại, thông tin văn hóa, kinh tế và xã hội. Đi cùng với sự phát triển đó, thế giới cũng đã và đang phải chứng kiến, phải đối diện với những rủi ro cao từ các tội phạm liên quan đến rửa tiền, khủng bố, tài trợ khủng bố, buôn bán trái phép chất ma túy, hối lộ, tham nhũng... những rủi ro đó khơng cịn tiềm ẩn nữa mà nó đã trở thành những rủi ro hiện hữu mỗi ngày bởi quy mô, tần suất, mức độ nghiêm trọng của hoạt động tội phạm. Cơng tác phịng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố hiệu quả sẽ tạo ra ít cơ hội hoạt động tội phạm, giúp ngăn cản sự dính líu của tội phạm vào hệ thống kinh tế, chính trị, đảm bảo sự an tồn cho mỗi ngƣời dân của từng quốc gia và cũng nhƣ cơng dân trên tồn thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện tiên quyết để phát triển thì hợp tác quốc tế cũng là điều kiện tiên quyết để phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Để phòng, chống rửa tiền hiệu quả mỗi quốc gia trƣớc hết cần xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ để điều tra, xét xử nghiêm khắc một phạm vi rộng các tội phạm nguồn của tội rửa tiền; thêm vào đó quyết tâm của mỗi quốc gia phải đƣợc thể hiện thông qua các kế hoạch hành động cụ thể bao gồm cả việc thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam vẫn còn khá mới so với các quốc gia phát triển nhƣ Anh, Mỹ, Châu âu nơi mà hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã có từ hàng trăm năm trƣớc, tuy nhiên, với xu thế hội nhập và tồn cầu hóa nhƣ hiện nay, Việt Nam cũng đã nhanh chóng nắm bắt đƣợc các
cơ hội, nguồn vốn đầu tƣ và kinh nghiệm để phát triển ngành bảo hiểm. Cũng nhƣ các ngành dịch vụ tài chính khác, ngành bảo hiểm cũng phải đối mặt với những rủi ro, thách thức rất lớn từ hoạt động rửa tiền.
Nghiên cứu hệ thống pháp luật của Việt Nam thì có thể thấy các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền đã có từ rất sớm; cơng tác phịng, chống rửa tiền của Việt Nam cũng đã đƣợc các tổ chức quốc tế đánh giá là đang có những tiến bộ đáng khích lệ trong những năm gần đây, nhƣng qua thực tiễn, có thể thấy đƣợc những rủi ro rửa tiền qua hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm vẫn là hiện hữu. Do vậy, với mong muốn có những nghiên cứu sâu hơn và đóng góp kết quả nghiên cứu đó cho thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài
“Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về phòng chống rửa tiền qua hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm”. Tại luận văn này, tác giả đã hệ thống
các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền của Việt Nam, phân tích so sánh với các quy định, tiêu chuẩn của quốc tế và của các quốc gia có hệ thống pháp luật về phịng, chống rửa tiền đƣợc đánh giá là hiệu quả. Tác giả cũng đã nghiên cứu thực tiễn, phân tích những mặt tích cực, những điểm cịn hạn chế và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền qua các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam.
Với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cơ hƣớng dẫn và sự chia sẻ, hỗ trợ của đồng nghiệp, tác giả đã hoàn thành đƣợc đề tài nghiên cứu của mình theo đúng mục tiêu, kế hoạch ban đầu đề ra. Tuy nhiên, do phạm vi, điều kiện và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, đề tài nghiên cứu khơng thể tránh đƣợc những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong tiếp tục nhận đƣợc những chia sẻ, đóng góp ý kiến để tiếp tục có những nghiên cứu sâu sắc hơn và đóng góp đƣợc nhiều hơn cho thực tiễn hoạt động phòng chống rửa tiền của Việt Nam và Quốc tế.