7. Kết cấu của Luận văn
1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các tội phạm về mô
trƣờng và tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật Hình sự Việt Nam
Trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, VPPL về bảo vệ môi trường trong đó có tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại cũng như nhóm tội phạm về môi trường là loại tội phạm vẫn còn mới mẻ so với các loại tội phạm khác như: các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, các tội xâm phạm quyền sở hữu…
- Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất - BLHS năm 1985
Trước khi BLHS năm 1985 ra đời, đây là giai đoạn lịch sử đặc biệt của Việt Nam khi đất nước ta vừa trải qua một thời gian dài của chiến tranh giành độc lập, điều kiện kinh tế xã hội còn rất khó khăn chính là những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những quy định của pháp luật về BVMT chưa được quan tâm, chú trọng. Thực tế, từ năm 1964, khi đất nước còn chiến tranh, vấn đề bảo vệ môi trường đã được Nhà nước ta quan tâm thông qua việc ban hành Chỉ thị số 07/TTg ngày 16/01/1964 về việc thu tiền bán khoáng lâm sản và chi tiền nuôi rừng; Pháp lệnh quy định bảo vệ rừng
ngày 11/9/1972... Đến Hiến pháp 1980 đã dành Điều 36 để quy định: “Các cơ
quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống”. Có thể thấy, Hiến
pháp 1980 mới chỉ quy định “nghĩa vụ” đối với mọi công dân, các cơ quan, đơn vị trong công tác BVMT. Trong pháp luật hình sự giai đoạn 1945 đến trước năm 1985, do yếu tố lịch sử, kinh tế, xã hội, các tội phạm về môi trường và tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại chưa được quy định cụ thể.
- Giai đoạn từ khi pháp đến hóa lần thứ nhất – Bộ luật Hình sự 1985 đến BLHS 1999.
Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta được phục hồi, đặc biệt sau Đại hội Đảng lần thứ VI, quá trình xây dựng các khu đô thị phát triển, sự phát triển kinh tế dẫn đến các phát sinh gây ảnh hưởng đến môi trường. Hiến pháp 1992 ra đời đã khẳng định sự quyết liệt, nghiêm khắc đối với công tác bảo vệ tài nguyên
và môi trường: “Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ
hoại môi trường” - Điều 29 Hiến pháp 1992. Quy định này hoàn toàn phù hợp và kịp thời trong bối cảnh vấn đề BVMT ngày càng được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm.
BLHS năm 1999, lần đầu tiên các tội phạm về môi trường được ghi nhận tại một chương riêng - Chương XVII: Các tội phạm về môi trường, với 10 điều luật quy định khá cụ thể và chi tiết các hành vi xâm hại đến môi trường, cụ thể: Tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182); Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183); Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184); Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn BVMT (Điều 185); Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186); Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187); Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188); Tội hủy hoại rừng (Điều 189); Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190). Trong giai đoạn này, hành vi vi phạm quy định về QLCTNH chưa được quy định trong BLHS mà chỉ được quy định tại các Nghị định của Chính phủ.
- Giai đoạn từ sau khi sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 cho đến nay
Sau gần mười năm áp dụng thực tiễn cho thấy một số quy định của BLHS năm 1999 về tội phạm môi trường nói chung, các loại tội phạm gây ô nhiễm môi trường nói riêng đã phát sinh một số hạn chế, vướng mắc và bất cập, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong bối cảnh nước ta tăng cường hội nhập quốc tế và quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong giai đoạn này trở nên một vấn đề rất nghiêm trọng. Trước yêu cầu thực tiễn, BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 đã sửa đổi, bổ sung 11 tội danh ta ̣i Chương XVII: Các tội phạm về môi trường gồm các điều: Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182); Tội vi phạm các quy định về QLCTNH (Điều 182a); Tội vi phạm các quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b); Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185); Tội lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người (Điều 186); Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187); Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188); Tội hủy hoại rừng (Điều 189); Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 190); Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191); Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a).
Như vậy, BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã bổ sung một số tội
mới nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn trong đó có tội Vi phạm quy định về
quản lý chất thải nguy hại. Đây là lần đầu tiên, hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại được quy định trong BLHS.