Hạn chế, bất cập trong công tác phối hợp xử lý vi phạm về quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 83 - 86)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3. Những hạn chế, bất cập trong xử lý tội vi phạm quy định về quản lý

2.3.3. Hạn chế, bất cập trong công tác phối hợp xử lý vi phạm về quy định

định quản lý chất thải nguy hại

Việc phối hợp xử lý vi phạm quy định về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng là rất quan trọng vì tính phức tạp, tinh vi của hành vi vi phạm cũng như việc xác định hậu quả gây ra của hành vi vi phạm. Tuy nhiên, công tác phối kết hợp này giữa các cơ quan chức năng thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập. Thực tế các cơ quan chức năng chưa chú

trọng việc xây dựng kế hoạch, chương trình chung trong đấu tranh, phòng chống và xử lý hành vi vi phạm về quy định quản lý chất thải nguy hại. Sự phối hợp này cần thực hiện giữa nhiều cơ quan chức năng có liên quan trong từng lĩnh vực hoạt động khác nhau như: Thực hiện các quy định về kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương chưa phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Hải quan, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố theo dõi, cập nhật thường xuyên tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, phát hiện và xử lý đối với các trường hợp vi phạm dẫn đến tình trạng nhập khẩu phế liệu lẫn rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại (ắc quy chì, cao su, nhựa phế thải, thiết bị điện tử; nội tạng động vật đông lạnh) tại các cảng biển vẫn diễn ra hết sức phức tạp; việc xử lý gặp nhiều khó khăn; trong công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và về quản lý chất thải nguy hại nói riêng vẫn còn bị chồng lấn gây phiền toái cho doanh nghiệp, bên cạnh đó nhiều vụ việc phức tạp vi phạm về bảo vệ môi trường nghiêm trọng trong đó có vi phạm về quản lý chất thải nguy hại chưa kịp thời được phát hiện và xử lý, nhiều vụ việc khi phát hiện đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe nhân dân. Bộ Công an và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Thông tư liên tịch 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT giữa hai Bộ về phối hợp trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đến nay tất cả các địa phương đều đã có Quy chế hoặc Kế hoạch phối hợp liên ngành giữa lực lượng cảnh sát môi trường và cơ quan quản lý về môi trường nhưng hiệu quả triển khai trên thực tế cần được các bên quan tâm hơn nữa và thúc đẩy hơn nữa sự phối hợp, gắn kết giữa các cơ quan chức năng.

2.3.4. Hạn chế trong công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

Việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hai cho người dân và cụ thể về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại hiện còn nhiều hạn chế, bất cập. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa rộng khắp, chưa đi sâu vào từng đối tượng cụ thể nên nhiều người dân chưa hiểu rõ về các quy định của pháp luật về chất thải nguy hại và chưa thấy được quy định pháp luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại nên họ chưa hiểu được trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ quy định của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại hiện nay, nhận thức của đa số người dân về mức độ nguy hiểm của chất thải nguy hại còn rất thấp, phần lớn vì lợi ích trước mắt mà không chú ý đến hậu quả để lại cho môi trường.

Hành vi xả thải bừa bãi, để lẫn lộn chất thải nguy hại với chất thải thông thường đã trở thành một thói quen cố hữu của người dân từ xưa đến nay trong khi chất thải nguy hại trong chất thải sinh hoạt hàng ngày của người dân chiếm một khối lượng khá lớn. Vì vậy, nếu người dân vẫn tiếp tục duy trì những thói quen trên thì quá trình xử lý chất thải nguy hại sẽ gặp rất nhiều khó khăn do tốn kém chi phí và thời gian để phân loại chất thải nguy hại ra khỏi chất thải thông thường.

Ý thức đối với việc quản lý chất thải nguy hại hạn chế cộng với động cơ tìm kiếm lợi nhuận nên đã có nhiều chủ thể bất chấp rào cản pháp luật, tiến hành những hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhằm đạt được lợi ích trước mắt. Thời gian gần đây, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện ra gần 200 tấn chất thải nguy hại của công ty Thiên Quan

ở KCN Phố Nối B (Hưng Yên), Công ty này đã nhập khẩu 100% các vỏ nhựa có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc danh mục chất thải nguy hại đều không được làm sạch trước khi đưa vào nước ta; hoặc việc Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phát hiện và bắt quả tang nhân viên Bệnh viện Việt Đức bán chất thải y tế nguy hại cho tư nhân bên ngoài tiêu thụ. Theo xác minh của cơ quan điều tra, Bệnh viện Việt Đức giao khoa chống nhiễm làm đầu mối thu gom, xử lý rác thải. Bệnh viện cũng ký hợp đồng với xí nghiệp xử lý chất thải công nghiệp - y tế để thu gom, vận chuyển và xử lý. Tuy nhiên, một số nhân viên của bệnh viện khi được giao nhiệm vụ đã vì lợi ích trước mắt, tự ý bán rác ra ngoài. Số rác này khi chuyển ra ngoài sẽ chuyển tiếp đến cơ sở nhỏ lẻ để tái chế hoặc tận dụng sản xuất đồ dùng sinh hoạt. Người tiêu dùng khi sử dụng những sản phẩm này sẽ rất nguy hiểm do nhựa từ chất thải y

tế chỉ được nấu qua ở nhiệt độ 3000C, trong khi muốn tiệt trùng vi khuẩn gây

bệnh phải cần 1000-15000C. Như vậy, chỉ vì lợi ích trước mắt mà rất nhiều cá

nhân, tổ chức đã tiến hành những hành vi VPPL quản lý chất thải nguy hại nói riêng và pháp luật bảo vệ môi trường nói chung, khiến môi trường và sức khỏe con người ngày càng bị đe dọa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)