Một số đặc điểm kinh tế, xã hội có liên quan đến thực tiễn áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 65 - 68)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của tội vi phạm quy định về quản lý

2.2.1. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội có liên quan đến thực tiễn áp dụng

quản lý chất thải nguy hại trong Luật Hình sự Việt Nam

2.2.1. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội có liên quan đến thực tiễn áp dụng các quy định của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại dụng các quy định của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật Hình sự Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia, phía Đông và Nam giáp Biển Đông. Hiện nay, dân số nước ta có hơn 90 triệu người thuộc 54 nhóm dân tộc khác nhau, cùng chung sống trên mảnh đất hình “chữ S” với diện tích 331.000 km2 trải dài trên 3.000 km bờ biển từ Bắc vào Nam. Ba phần tư đất đai của Việt Nam là đồi núi và đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất [59]. Với vị trí địa lý đắc địa với nhiều tuyến đường biển, đường bộ kết nối với các khu vực trên thế giới một cách dễ dàng. Việt Nam là điểm trung chuyển, là nơi có nhiều cảng biển đạt chuẩn quốc tế.

Sau thời kì đổi mới, nền kinh tế của nước ta đã tăng trưởng nhanh chóng, tốc độ phát triển nhanh khoảng 7-8%/năm do đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã tăng cao lên đáng kể. Tuy nhiên, gắn liền với sự phát triển kinh tế là sự tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường. Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh chóng và sự bùng nổ dân số thế giới đã khiến lá phổi xanh của nhân loại ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Hàng loạt sự cố môi trường như: động đất, núi lửa, sóng thần… đã và đang đe dọa đến chất

lượng môi trường và đời sống cộng đồng từng ngày, từng giờ. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn chất thải nguy hại được thải bỏ vào môi trường. Đây là vấn đề gây rất nhiều bức xúc đối với xã hội, các nhà quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài vấn đề chung đó của nhân loại.

Việt Nam đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nhịp độ ngày càng cao, nhằm đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ ngày càng cao, qui mô ngày càng lớn cũng đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác triệt để đưa vào sản xuất. Song song với quá trình đó, một khối lượng không nhỏ chất thải nguy hại cũng được thải vào môi trường. Khi đó, môi trường vừa là nguồn cung cấp tài nguyên duy trì sự tồn tại và phát triển cuộc sống của con người, vừa là nơi tiếp nhận và chứa đựng chất thải do chính con người loại bỏ ra trong quá trình từ khai thác, sản xuất đến tiêu dùng.

Hoạt động kinh tế ngày càng phát triển thì vấn đề chất thải nguy hại càng thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các nhà kinh tế học, môi trường học. Vì vậy, trong những năm gần đây vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng được Đảng và Nhà nước ngày càng chú trọng. Theo đó, hệ thống pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đã

và đang được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, vấn đề quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Điều đó làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải nguy hại ngày càng trở nên cấp bách và gây sức ép nặng nề lên mục tiêu phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2015 của hầu hết

các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm. Ở trong nước, sản

xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị

trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa

cao;sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng

lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp...

Chính vì những đặc trưng cơ bản về địa lý kinh tế xã hội như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là việc các VPPL về gây ô nhiễm môi trường trong đó có vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại đang rất phức tạp ở Việt Nam hiện nay. Nhiều vi phạm diễn ra tại một số khu công nghiệp, khu chế xuất các cơ sở kinh tế gây ra bất bình trong dư luận nhưng hiện nay chế tài xử lý lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó nghiên cứu thực tiễn áp dụng

tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn toàn quốc hiện nay là một nhu cầu cấp thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 65 - 68)