7. Kết cấu của Luận văn
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng đối với tội vi phạm quy định về
3.2.1. Kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực áp dụng pháp luật của các cơ
các cơ quan quản lý về môi trường và các cơ quan tư pháp
Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XI đã thông qua việc sắp xếp lại hệ thống cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường với việc thiết lập Bộ Tài nguyên và môi trường. Các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đã được bố trí, sắp xếp lại từ trung ương đến địa phương.
Trong thời gian qua các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã được kiện toàn một bước. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không ngừng được củng cố. Năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tiếp tục được nâng cao. Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ, ngành trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường được điều chỉnh đã tăng cường trách nhiệm và tạo cơ chế phối hợp hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: tổ chức quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương còn quá mỏng, thiếu sự đầu tư nguồn nhân lực và vật lực cần thiết cho các tổ chức cần thiết ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Đội ngũ cán bộ vẫn còn nhiều còn hạn chế về chuyên môn…
Đồng thời, trong thời gian tới chúng ta cũng cải cách tổ chức của cơ quan tiến hành tố tụng với trọng tâm là sắp xếp lại toà án theo nguyên tắc hai cấp xét xử, mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp huyện đối với các tội phạm về môi trường; bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên kiến thức pháp luật về môi trường và tội phạm môi trường cho cán bộ quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ pháp chế bộ, ngành.
Tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường theo quy định của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn về lĩnh vực môi trường cho cán bộ chiến sỹ Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường toàn quốc.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách cụ thể hơn đối với đội ngũ cán bộ tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về môi trường. Cụ thể như sau:
Một là, thường xuyên đào tạo, nâng cao kiến thức về môi trường cho những cán bộ công tác liên quan đến lĩnh vực này.
Hai là, thành lập và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường ở từng xã, thôn cho đến huyện, tỉnh, thành phố.
Ba là, nâng cao kiến thức về môi trường cho các cán bộ điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về môi trường.
Bốn là, tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức bộ máy thanh tra môi trường; thành lập các bộ phận thanh tra môi trường tương ứng tại các
quận, huyện, phường, xã, khu công nghiệp tập trung, tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ, tăng cường năng lực kỹ thuật và kinh phí phục vụ cho các hoạt động thanh tra môi trường.
Năm là, cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và công cụ hỗ trợ cho những cán bộ trực tiếp bảo vệ môi trường.
Sáu là, có chế độ ưu đãi, khuyến khích những cán bộ làm việc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa…