Trong Bộ luật Hình sự Liên bang Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 39 - 42)

7. Kết cấu của Luận văn

1.3. Quy định về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong

1.3.2. Trong Bộ luật Hình sự Liên bang Đức

Các quy định hiện hành về tội phạm môi trường chủ yếu được xây dựng thông qua việc sửa đổi lần thứ 18 BLHS ngày 28/03/1980 và có hiệu lực từ ngày 01/07/1980, bao gồm các điều từ Điều 324 đến Điều 330d. Cấu thành cơ bản của các tội này là những hành vi gây nhiễm bẩn nguồn nước, không khí cũng như các hành vi nguy hiểm trong xử lý chất thải, vận hành một số thiết bị, các hoạt động có liên quan đến chất phóng xạ, bảo vệ động thực vật và lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Quy định về tội tương tự như tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại tương tự như BLHS trong BLHS được thể hiện ở hai điều luật. Theo Điều X326 của BLHS Cộng hòa Liên bang Đức thì tội Xử lý chất thải gây nguy hại tới môi trường được quy định như sau: Xử lý chất thải bất hợp pháp chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi xử lý chất thải đặc biệt nguy hiểm và vi phạm nghĩa vụ giao nộp chất thải phóng xạ. Đối với chất thải thông thường, trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng trong trường hợp số lượng chất thải lớn.

Những hành vi vi phạm này có thể bị phạt tù tới 5 năm hoặc phạt tiền (Điều 326 BLHS). Điều 326 BLHS Liên bang Đức quy định:

“Điều 326 Việc làm không được phép với các chất thải nguy hiểm

(1) Người nào không được phép mà xử lý, cất giữ, tích trữ, làm thoát ra hoặc tiêu hủy khác các chất thải mà các chất này

1. Có thể chứa hoặc tạo ra chất độc hoặc vi trùng của những bệnh nguy hiểm chung có thể lây từ người sang động vật hoặc ngược lại,

2. Gây ung thư, phá hoại bào thai hoặc gây đột biến gen cho con người, 3. Là dễ nổ, dễ tự cháy hoặc có tính phóng xạ chỉ không phải là ít, hoặc 4. Theo loại, đặc tính hoặc số lượng là thích hợp

a) Gây ô nhiễm hoặc làm thay đổi lâu dài cho một nguồn nước, cho không khí hoặc đất đai, hoặc

b) Gây nguy hại cho sự ổn định lượng động vật hoặc thực vật

bên ngoài một nơi cho phép thực hiện điều đó hoặc làm sai khác về cơ bản một quy trình đã được quy định hoặc được phép thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến năm năm hoặc với hình phạt tiền.

(2) Cũng bị xử phạt như vậy người nào vi phạm một điều cấm hoặc không có sự cấp phép cần thiết mà chuyển các chất thải theo nghĩa của khoản 1 đến, từ hoặc qua vùng phạm vi có hiệu lực của Bộ luật này.

(3) Người nào vi phạm nghĩa vụ theo pháp luật hành chính mà không chuyển giao các chất thải phóng xạ thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến ba năm hoặc với hình phạt tiền.

(4) Trong những trường hợp của khoản 1 và 2 thì phạm tội chưa đạt bị xử phạt.

(5) Nếu người thực hiện tội phạm vô ý thực hiện một trong những trường hợp các khoản 1 và 2 thì hình phạt là hình phạt tự do đến ba năm hoặc hình phạt tiền.

(6) Hành vi không bị xử phạt nếu những tác động độc hại cho môi trường, đặc biệt là cho con người, nguồn nước, không khí, đất đai, động vật hoặc thực vật có ích được loại trừ một cách rõ ràng do chất thải có số lượng nhỏ” [56].

Tội thứ hai là tội liên quan đến các hoạt động trái phép với chất phóng xạ, các chất nguy hiểm khác phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu có hành vi vi phạm các quy định về hoạt động với chất phóng xạ, ví dụ: như không được phép hoặc theo quy định không được thực hiện một hành vi nào đó, cụ thể là không thực hiện theo chu trình làm việc đã được quy định hoặc thay đổi thiết bị, bố trí thiết bị không xin phép hoặc không giao nộp theo quy định các chất thải phóng xạ. Trách nhiệm hình sự được quy định là 5 năm tù (nếu cố ý); 2 năm tù hoặc phạt tiền (nếu vô ý).

Như vậy ta thấy, trong BLHS Cộng hòa Liên bang Đức cũng có quy định về vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên được tách ra thành hai điều luật để xử lý mang tính chất cụ thể hơn. Theo quy định tại Điều X326 thì hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải bất hợp pháp chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi xử lý chất thải đặc biệt nguy hiểm và vi phạm nghĩa vụ giao nộp chất thải phóng xạ. Đối với chất thải thông thường, trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng trong trường hợp số lượng chất thải lớn. Như vậy ta thấy dấu hiệu số lượng chất thải lớn được nhà làm luật Đức sử dụng để xử lý hình sự đối với những hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải. Điều này cũng tương đối khác biệt so với quy định trong BLHS Việt Nam khi không sử dụng dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng để quy định về tội phạm này. Điều này đảm bảo chỉ cần xác định được người có nghĩa vụ có hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại có số lượng lớn thì đã bị xử lý về tội này mà không cần phải có hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)