Thực tiễn vi phạm quy định quản lý chất thải nguy hại và công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 68 - 78)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của tội vi phạm quy định về quản lý

2.2.2. Thực tiễn vi phạm quy định quản lý chất thải nguy hại và công tác

tác phát hiện, xử lý hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật Hình sự Việt Nam

2.2.2.1. Thực tiễn vi phạm trong quản lý chất thải nguy hại theo Luật Hình sự Việt Nam

Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an thì hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải, chất thải nguy hại chủ yếu diễn ra trên các lĩnh vực sau:

- Vi phạm các quy định về xử lý chất thải, nước thải: kết quả khảo sát cho thấy, hành vi vi phạm các quy định về xử lý chất thải, nước thải xảy ra chủ yếu trong các khu công nghiệp và các làng nghề.

Tại các khu công nghiệp: theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2009, tính đến tháng 10/2009, cả nước có 223 KCN, trong đó có 171 KCN đã đi vào hoạt động, 52 KCN đang trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, được phân bổ trong 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong những năm gần đây, lợi dụng chủ trương mở cửa, chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước cùng với những sơ hở của pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh, nhưng không chú trọng việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là các nhà máy, cơ sở sản xuất trong các KCN đang trong giai đoạn hoàn thiện và các cơ sở nằm trên lưu vực sông. Một số doanh nghiệp, mặc dù có hệ thống xử lý chất thải, nhưng không sử dụng mà cố tình vi phạm với thủ đoạn tinh vi và bằng nhiều hình thức khác nhau. Một số doanh nghiệp còn xây dựng hệ thống nước xả bí mật, phức tạp, được ngụy trang bằng hệ thống đạt tiêu chuẩn.

Kết quả kiểm tra đối với 92 KCN cho thấy, có 26/92 KCN đang hoạt động (28,26%) đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó có 13/26 KCN (50%) xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu và vượt quy chuẩn Việt Nam. 37/92 KCN đang hoạt động (40,21%) xả nước thải vượt quy chuẩn Việt Nam. Trong đó có 14/37 KCN vượt từ 10 lần trở lên; 8/37 KCN vượt từ 5 lần đến dưới 10 lần; 10/37 KCN vượt từ 2 lần đến dưới 5 lần; 5/37 KCN vượt dưới 2 lần. 26/92 KCN đang hoạt động (28,26%) không thực hiện giám sát chất thải, giám sát môi trường xung quanh theo quy định. Hầu hết các KCN chưa có bãi trung chuyển chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại tập trung theo quy định (hiện chỉ có 03/92 KCN đang hoạt động có bãi trung chuyển chất thải rắn thông thường).

Tại các làng nghề: theo Báo cáo của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49 - Bộ Công an), hiện nay cả nước ta có trên 2790 làng có nghề. Hầu hết các làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ lẻ dưới hình thức hộ gia đình; phương thức và trình độ sản xuất thủ công theo kinh nghiệm truyền thống hoặc tự phát; công nghệ sản xuất rất thô sơ, lạc hậu; loại hình sản xuất đa dạng và phân tán trong khu dân cư. Ở hầu hết các làng nghề, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm và đầu tư thích đáng; cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường, các công trình xử lý chất thải, khí thải quy mô tập trung và riêng lẻ hầu như không có; ý thức của người dân rất kém, nặng về hiệu quả kinh tế và trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước. VPPL về môi trường xảy ra rất phổ biến tại các làng nghề đã làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chất thải từ hoạt động sản xuất của nhiều làng nghề hầu hết không được xử lý theo quy định mà xả trực tiếp ra mương, ao, hồ, ruộng,… Các làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng thuộc về nhóm các làng nghề sản xuất giấy, thuộc da, dệt nhuộm và tái chế kim loại. Chất thải độc hại khó phân huỷ tại các làng

nghề đều có các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ của nhân dân.

- Vi phạm các quy định về quản lý, xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế:

Hiện nay cả nước có trên 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp công nghệ xử lý còn lạc hậu, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Việc xử lý chất thải nguy hại của một số doanh nghiệp không đúng quy trình, quy định, một số trường hợp doanh nghiệp đã chôn hàng ngàn tấn chất thải nguy hại xuống dưới lòng đất nhằm giảm chi phí xử lý, điển hình như vụ việc Công ty cổ phần Vietsta, thành phố Hồ Chí Minh. Tại nhiều địa phương chưa có cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung hoặc đã có nhưng không xử lý được toàn bộ các loại chất thải nguy hại mà phải thu gom và vận chuyển sang địa phương khác. Đây cũng là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình vận chuyển, phân loại, lưu giữ và xử lý.

Bên cạnh đó, tình hình vi phạm các quy định về quản lý, xử lý rác thải y tế tại hầu hết các bệnh viện, cơ sở y tế trong cả nước cũng xảy ra tương đối phổ biến. Hiện nay chỉ có khoảng trên 20% bệnh viện, cơ sở y tế có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, hầu hết rác thải chưa được quản lý và xử lý theo

quy chế xử lý chất thải y tế. Nhiều loại rác thải y tế nguy hại như bệnh phẩm,

vỏ chai, dây truyền dịch, bơm kim tiêm đã qua sử dụng để lẫn lộn với rác thải thông thường. Thậm chí, ở một số bệnh viện còn cho phép thu gom để bán cho cơ sở tái chế để tận thu. Một mặt vì các cơ quan chức năng chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình, mặt khác hiện nay điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc của các cơ sở thực hiện chức năng xử lý rác thải y tế chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động này.

- Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong nhập khẩu trái phép chất thải trong đó có chất thải nguy hại đang có dấu hiệu gia tăng. “Số

liệu thống kê của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường cho thấy, chỉ tính riêng cảng Hải Phòng từ năm 2003 – 2006 đã có gần 2.300 container chứa khoảng 37.000 tấn ắc quy chì phế thải; năm 2008-2009 có 340 container rác phế liệu và hàng chục container ắc quy chì phế thải, vi mạch điện tử được nhập khẩu…Chỉ tính riêng từ tháng 5/2009 đến tháng 5/2011, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện 37 vụ việc vi phạm trong đó có 3.278 container chứa 56.618 tấn ắc quy chì phế thải và hàng hóa khác thuộc diện chất thải nguy hại đã nhập khẩu qua cảng biển Việt Nam” [21]. Một trong những lý do các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu nhiều phế liệu trong đó có chất thải nguy hại là vì lợi nhuận khổng lồ và với thủ đoạn tinh vi như “tạm nhập, tái xuất”, khi bị phát hiện thì khai là “gửi nhầm hàng” và xin được chuyển trả lại… Một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế kiểm hoá xác suất, thậm chí móc nối với một số tổ chức kiểm định, giám định để có kết luận hàng hoá đạt tiêu chuẩn về môi trường, câu kết với nhân viên hải quan để lấy mẫu trong các lô hàng đảm bảo yêu cầu chất lượng đã được chuẩn bị sẵn, từ đó dễ dàng được thông quan nhập rác thải trong đó có lẫn chất thải nguy hại vào nước ta dưới hình thức nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Thời gian gần đây, nhiều hành vi VPPL về môi trường trong đó có vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại đã được phát hiện trong thời gian qua, điển hình như:

- Vụ việc chôn lấp chất thải nguy hại tại công ty Cổ phần NICOTEX Thanh Thái.

Công ty Cổ phần NICOTEX Thanh Thái có địa chỉ xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thuỷ và xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa hoạt động từ năm 1999, chuyên sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Theo phản ánh

của người dân phát hiện, Công ty đã chôn lấp một khối lượng lớn chất thải được cho là bao bì và thuốc trừ sâu quá hạn sử dụng trong khuôn viên Công ty. Bộ TN&MT đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường tiến hành các công tác xác minh, điều tra, xử lý vụ việc; thành lập 02 Đoàn công tác làm việc với Sở TN&MT, UBND tỉnh Thanh Hóa và khảo sát thực tế tại Công ty. Ngày 18/9/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3253/QĐ- XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thanh Thái với số tiền 421.150.000 đồng. Sau đó, Công ty Nicotex đã thực hiện việc nộp phạt hành chính này. Đồng thời Công ty Nicotex phải tiến hành xử lý toàn bộ số chất thải nguy hại là thuốc bảo vệ thực vật đã chôn lấp. Tuy nhiên sự việc của Công ty Nicotex chỉ dừng lại ở xử lý hành chính mà không xử lý hình sự được vì sự việc của Nicotex Thanh Thái chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 182a BLHS năm 1999 bởi lẽ chưa đủ dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng.

- Sự việc công ty TNHH Tân Phát Tài vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại năm 2011 – 2012

Công ty Tân Phát Tài hoạt động trong lĩnh vực tái chế phế liệu, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải thông thường và chất thải nguy hại. Công ty đã không thực hiện đúng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại do Tổng cục Môi trường cấp; không báo cáo Tổng cục Môi trường và Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai về việc lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại tại 03 Kho J250 thuộc Cục Xe máy, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng (địa điểm không có trong Giấy phép); không thực hiện đúng các quy định về quản lý chất thải nguy hại. Khối lượng chất thải lưu giữ tại các kho của Công ty và 03 Kho J250 lớn (Kho J250 có trên 1.270 tấn bùn thải, 423 thùng phuy đựng hóa chất đã qua sử dụng, cặn keo và cặn sơn, bao bì nilon dính hóa chất, một số CTNH khác không có trong Giấy phép…; tại Nhà

kén bê tông, nhiều loại chất thải thông thường, phế liệu và chất thải nguy hại khác được thu gom từ các cơ sở dệt nhuộm, giầy da, hóa chất,...).

- Vụ việc vi phạm của Công ty TNHH Phát triển bền vững An Điền

Công ty TNHH Phát triển bền vững An Điền (Công ty An Điền) có nhà máy xử lý chất thải nguy hại tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, ấp 1B, xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương được Tổng cục Môi trường cấp Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại (lần đầu) mã số 7-8.038.VX ngày 17 tháng 5 năm 2013.

Theo Báo cáo số 1133/BC-STNMT ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, nội dung vụ việc được tóm tắt như sau: Vào hồi 10 giờ ngày 22 tháng 4 năm 2014, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh Bình Dương (PC49), Công an thị xã Thuận An và Ủy ban nhân dân phường Thuận Giao bắt được xe ô tô biển kiểm soát 61L-1031 của Công ty An Điền đổ chất thải xuống khu đất tại khu phố Hòa Lân II, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An. Chất thải đổ xuống là chất thải được thu gom từ Công ty TNHH Box Pak tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II với thành phần chủ yếu là giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt và hóa chất. Ngoài ra, trên xe còn có các thùng chứa dung môi thải, cặn sơn, bùn thải.

Trên đây là những VPPL về quản lý chất thải nguy hại mang tính chất điển hình và rất nghiêm trọng, được dư luận và báo chí đăng tải rất nhiều trong thời gian vừa qua. Nhưng một thực tế chung là tất cả các chủ thể vi phạm này hiện nay đều chỉ bị xử lý hành chính vì họ lý do hành vi họ thực hiện là do và vì pháp nhân nên chưa có cá nhân nào phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.

Nhìn chung các vi phạm về môi trường trong đó có vi phạm về quản lý chất thải nguy hại trong thời gian vừa qua có chung những đặc điểm chủ yếu như sau:

Một là, chủ thể của hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại chủ yếu là do pháp nhân gây ra. Kết quả phân tích 1.741 vụ VPPL về quản lý chất thải nguy hại cho thấy các chủ thể thực hiện các hành vi này bao gồm: các nhà máy, các xí nghiệp trong ngành công nghiệp chiếm 898/ 1741 trường hợp vi phạm - chiếm tỉ lệ 51 %; các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xây dựng 101/1741 trường hợp - chiếm tỷ lệ 5 %; các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp 452/1741 - chiếm tỷ lệ 26%; ngành khác 380/1741 trường hợp - chiếm tỷ lệ 22%. Như vậy, công tác đấu tranh phòng chống những hành vi VPPL quy định về quản lý chất thải nguy hại ở nước ta hiện nay phải nghiên cứu áp dụng xử lý chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các khu công nghiệp tập trung.

Hai là, hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại mang dấu hiệu tội phạm về môi trường xuyên quốc gia, đặc biệt là nhập khẩu trái phép chất thải trong đó có chất thải nguy hại đang có dấu hiệu gia tăng, mà một trong những lý do là vì lợi nhuận khổng lồ cùng với những khó khăn về kĩ thuật giám định của các cơ quan chức năng còn nhiều khó khăn. Vì vậy, trong tình hình hiện nay cần tập trung dùng các biện pháp áp dụng quy định của pháp luật hình sự để đấu tranh với các hành vi như trên.

Ba là, phương thức thực hiện hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại được thực hiện một cách tính toán kỹ lưỡng bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, chẳng hạn: xuất nhập khẩu phế thải, xuất nhập khẩu hoặc đưa vào sử dụng công nghệ, thiết bị hóa chất độc hại, chế phẩm vi sinh vật có liên quan đến bảo vệ môi trường, thải các chất thải dưới dạng rắn, lỏng, khí, chất phóng xạ gây ô nhiễm môi trường…

2.2.2.2. Thực tiễn công tác phát hiện, xử lý hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật Hình sự Việt Nam

phát triển kinh tế cao, nhiều nhà máy, khu công nghiệp mọc lên kéo theo đó là những hậu quả nghiêm trọng về môi trường do vấn đề này chưa được thực sự quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp vì tiết kiệm chi phí đã không quan tâm đến vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường do đó, thường xuyên xả thải trái phép, chôn lấp chất thải nguy hại trong lòng đất, gây những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại theo Luật Hình sự Việt Nam diễn biến khá phổ biến, số vụ vi phạm năm sau luôn cao hơn năm trước.

Theo thống kê của Bộ Công an, thời điểm năm 2010, trên toàn quốc phát hiện xử lý 193 vụ vi phạm liên quan đến quản lý chất thải nguy hại, đã xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)