7. Kết cấu của Luận văn
2.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng và đƣờng lối xử lý hình sự đối với tộ
2.1.2. Đường lối xử lý hình sự đối với tội vi phạm quy định về quản lý chất
chất thải nguy hại trong Luật Hình sự Việt Nam
Cấu thành của quy phạm pháp luật hình sự bao gồm: giả định, quy định và chế tài (hình phạt, trong đó chế tài – hình phạt là một bộ phận của quy phạm pháp luật hình sự nêu lên những biện pháp tác động mà Nhà nước dự định sẽ áp dụng đối với chủ thể nào không thực hiện đúng yêu cầu của Nhà nước đã nêu ở phần quy định của quy phạm pháp luật hình sự). Như vậy, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, được luật quy định, do tòa án áp dụng đối với người bị kết án và được thể hiện ở việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của họ nhằm giáo dục, cải tạo họ và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo cho luật hình sự thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
vào tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại.
* Về hình phạt chính
Theo quy định tại Điều 26 BLHS năm 1999, Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong BLHS và do Tòa án quyết định.
Điều 182a BLHS quy định ba loại hình phạt chính: phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm, tù có thời hạn từ 6 tháng đến 10 năm. Ngoài ra người phạm tôi còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng khi không áp dụng là hình phạt chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cầm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm. Cụ thể như sau:
Khung cơ bản, quy định hình phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm áp dụng đối với người phạm tội không có những tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều này.
Khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 182a. Quy định hình phạt từ 2 năm đến 7 năm đối với các trường hợp.
- Phạm tội có tổ chức: là trường hợp có từ hai người trở lên phạm tội, có sự cấu kết chặt chẽ, có sự phân công vai trò trách nhiệm của từng người trong quá trình phạm tội.
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng: Như trên đã nêu, đây là một vấn đề chưa được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể. Một số nhà nghiên
cứu có quan điểm cho rằng “gây hậu quả rất nghiêm trọng” có thể là làm
chết từ 2 người trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ
500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng... Như đã phân tích phần trên cần được nghiên cứu thêm.
- Tái phạm nguy hiểm: là phạm tội trong trường hợp người phạm tội trước đây đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội vi phạm quy định về quản lý CTNH hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội này.
Khung tăng nặng quy định tại khoản 3 Điều 182a: Quy định hình phạt tù từ 5 năm đến 10 năm đối với người phạm tội gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng. Vấn đề “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” như trên đã
nêu cũng chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
* Về hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung là biện pháp cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất được quy định trong Luật hình sự, do Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên kèm theo hình phạt chính trong bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật đối với chính người đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm, tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và lợi ích nhất định của người bị kết án nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội, củng cố, hỗ trợ, tăng cường tác dụng của hình phạt chính, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng [52].
Theo Điều 182a BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại là bị phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu về luật hình sự, đối với một số tội mang tính chất kinh tế, chức vụ, môi trường... thì hình phạt bổ sung có tác dụng rất cao trong đấu tranh phòng chống đặc biệt là phòng ngừa việc thực hiện tội phạm, nhất là tái phạm. Ví dụ như hình phạt cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm có tác dụng ngăn ngừa việc người phạm tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại có khả năng tái phạm thực hiện hành vi phạm tội này.