Quy định trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu của Luận văn

1.3. Quy định về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong

1.3.3. Quy định trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc

Trung Quốc là một nước lớn với diện tích trên 10 triệu km2 và dân số

hơn 1,2 tỷ người, chiếm khoảng 1/5 dân số của cả thế giới. Đất nước rộng lớn có nhiều mỏ tự nhiên và có trữ lượng lớn và trải dài trên nhiều vùng khí hậu khác nhau, nên môi trường ở Trung Quốc rất đa dạng. Cùng với sự phát triển của lịch sử, Trung Quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại từ thời cổ đại. Trong những năm qua, nhất là khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa kinh tế, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế, và có nhiều khả năng sẽ trở thành một trong những siêu cường kinh tế trên thế giới trong thế kỷ 21.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, Trung Quốc đang đứng trước nhiều thách thức to lớn cần phải giải quyết trong đó có vấn đề môi trường. Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao cùng với dân số khổng lồ đã và đang là những nhân tố gây sức ép mạnh đối với môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Nạn ô nhiễm môi trường và nạn khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đang có chiều hướng gia tăng ở Trung Quốc. Cùng với sự suy thoái môi trường trên toàn cầu nói chung, sự xuống cấp về môi trường trong nước là những nguyên nhân chính gây ra các trận bão lụt lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của ở Trung Quốc trong thời gian vừa qua.

Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Trung Quốc đã coi bảo vệ môi trường sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mình. Đối với Trung Quốc, nhiệm vụ này mang một ý nghĩa sống còn xuất phát từ đặc điểm dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở đất nước này. Nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát và bảo vệ thiết thực, trong đó có các biện pháp pháp lý như quy

định và thi hành các chế tài dân sự, hành chính và đặc biệt là tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các VPPL về môi trường.

Quy định về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong

BLHS Trung Quốc nằm trong Điều 338, quy định: “Người nào thải, chôn

vùi hoặc xử lý các chất thải phóng xạ, các chất thải chứa các vi trùng gây bệnh và các vật liệu độc hại hoặc các chất thải nguy hiểm khác vào đất, nước, khí quyển vi phạm các quy định của Nhà nước, gây sự cố ô nhiễm môi trường lớn, thiệt hại nặng cho tài sản công hoặc tư, hoặc làm chết hay gây tổn hại cho sức khoẻ con người…”

Như vậy qua nghiên cứu Điều 338 BLHS Trung Quốc ta thấy một số nhận xét như sau.

Thứ nhất, BLHS Trung Quốc cũng có cách quy định tương tự như BLHS Việt Nam về việc dẫn chiếu các quy định trong pháp luật bảo vệ môi trường đến BLHS để xử lý hành vi phạm tội về môi trường. Tức là quy định thành tội những hành vi gây ô nhiễm hoặc gây thiệt hại cho tài nguyên thiên nhiên vi phạm các quy định của lĩnh vực pháp luật liên quan. Điều này cũng giống như BLHS Việt Nam khi quy định về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại đã dẫn chiếu đến các hành vi phạm tội cụ thể được quy định trong các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thứ hai, BLHS Trung Quốc cũng có cách quy định tương tự như BLHS Việt Nam về vấn đề quy định dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc phải có của tội này. Điều 338 quy định hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải chỉ bị xử lý nếu: “gây sự cố ô nhiễm môi trường lớn, thiệt hại nặng cho tài sản công hoặc tư, hoặc làm chết hay gây tổn hại cho sức khoẻ con người”. Điều này có nghĩa là ngoài hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải thì hành vi đó phải thực tế đã gây hậu quả là gây sự cố môi trường lớn, thiệt hại nặng cho tài sản công hoặc tư, làm chết hay gây tổn hại cho sức khỏe của con người thì

mới bị xử lý về tội này. Điều này cho thấy sự giống nhau tương đối giữa BLHS Việt Nam và BLHS Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng thể thì quy định như vậy gây khó khăn cho quá trình xử lý các tội phạm về môi trường, bởi lẽ xác định được hậu quả nhiều khi rất khó khăn và có nhiều hành vi vi phạm hậu quả phải rất lâu sau mới có thể phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 42 - 44)