Những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 78 - 82)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3. Những hạn chế, bất cập trong xử lý tội vi phạm quy định về quản lý

2.3.1. Những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật

Mặc dù được bổ sung từ năm 2009 nhưng thực tế việc áp dụng Điều 182a BLHS về vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại vẫn chưa được áp dụng trên thực tiễn. Kể từ khi BLHS quy định tội danh này đến nay, chưa có trường hợp nào bị xử lý hình sự mặc dù số lượng phát hiện và điều tra là rất lớn. Điều này xuất phát từ các hạn chế bất cập trong quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn hướng dẫn thi hành cũng như các văn bản khác về bảo vệ môi trường và khó khăn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm này. Những vướng mắc, bất cập được thể hiện ở các vấn đề sau.

Thứ nhất, những hạn chế, bất cập trong quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009

Trong BLHS năm 1999 nhóm hành vi liên quan đến xâm hại môi trường đã được quy định với những chế tài xử phạt cụ thể và đến năm 2009, các điều luật này lại tiếp tục được sửa đổi cho phù hợp với thực tế hơn. Thế nhưng, theo nhận định của nhiều chuyên gia bảo vệ môi trường, dù vậy Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2009 (có hiệu lực từ 1/1/2010) cũng đã cho thấy nhiều vướng mắc cơ bản vẫn chưa giải quyết được. Ví dụ như, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009 quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm PLHS mà chưa quy định đối với pháp nhân. Đây là lỗ hổng lớn của pháp luật cần phải sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản BLHS, trong đó phải thiết lập chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân nhằm xử lý về mặt hình sự các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

Ngoài ra, qua hơn 10 năm thực hiện BLHS năm 1999 cũng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 đã có hiệu lực, nhưng

chúng ta vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về 3 mức độ là “gây hậu quả

nghiêm trọng” “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” của nhóm tội phạm môi trường. Và khi có vi phạm xảy ra cũng chưa có quy định rõ ràng để phân biệt giữa trách nhiệm khắc phục, phục hồi môi trường theo pháp luật về hành chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật về dân sự...

Trong đó, các khái niệm cơ bản như “gây hậu quả nghiêm trọng, rất

nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng…” chưa được quy định rõ trong luật. Các hành vi vi phạm môi trường muốn xác định hậu quả phải thông qua những biện pháp khoa học kỹ thuật, máy móc, phương tiện hiện đại nên rất khó xác định mức độ vị phạm. Mức độ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng để xác định cấu thành tội phạm rất khó để định lượng vì hậu quả do hành vi gây ra diễn biến rất phức tạp trên thực tế. Bên cạnh đó, BLHS quy định chỉ truy cứu TNHS đối với cá nhân vi phạm PLHS mà chưa quy định đối với pháp nhân. Hành vi vi phạm môi trường trên thực thế chủ yếu là do pháp nhân gây ra, trong khi đó, tại Chương 17 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định chỉ truy cứu TNHS về hành vi vi phạm luật môi trường đối với cá nhân. Mặt khác, hiện nay các mức hình phạt (hình phạt chính và hình phạt bổ sung) đã quy định tại Chương 17 - BLHS với mức hình phạt tù cao nhất là 15 năm tù và hình phạt tiền bổ sung là 500 triệu đồng chưa đủ tác dụng răn đe, phòng chống những người vì động cơ vụ lợi mà vi phạm.

Về vấn đề quan niệm chủ thể của tội phạm trong BLHS Việt Nam chỉ là cá nhân mà không bao gồm cả pháp nhân: như chúng ta đã biết, vấn đề quy định TNHS của pháp nhân là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn

hiện nay. Đặc biệt là vấn đề TNHS của pháp nhân đối với các tội phạm về môi trường, kinh tế... Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Pháp đã quy định pháp nhân cũng phải chịu TNHS. Trên thực tế, hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại chủ yếu do chủ thể có trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại thực hiện, các chủ thể này đa phần là các pháp nhân (doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, hộ kinh doanh...). Trong khi đó, chủ thể của tội phạm nói chung, trong đó có tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại lại chỉ có thể là cá nhân. Đành rằng quy định như vậy có nghĩa là người có thẩm quyền, trách nhiệm trong các pháp nhân có hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại sẽ là người chịu TNHS vì họ có đầy đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm, đồng thời lại có trách nhiệm trong việc quản lý chất thải nguy hại.

Tuy nhiên, nhiều quan điểm hiện nay cho rằng, cần truy cứu TNHS của pháp nhân trong các tội phạm về môi trường và kinh tế, bởi lẽ như vậy mới đảm bảo tính răn đe và trừng phạt đối với đúng đối tượng này. Bên cạnh đó việc áp dụng TNHS đối với pháp nhân còn ngăn chặn hành vi tái phạm của các pháp nhân phạm tội. Ví dụ như hình phạt tước giấy phép hoạt động, hoặc cấm hoạt động một thời gian... BLHS chưa quy định vấn đề này nên việc xử lý nhiều khi còn khó khăn, bởi nhiều đối tượng phạm tội cho rằng, để ra quyết định dẫn đến việc vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại họ đã đưa ra lấy ý kiên của tập thể lãnh đạo công ty và biểu quyết theo đa số nên trách nhiệm không thể chỉ là mình họ được.

Thứ hai, những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về BVMT liên quan đến quản lý chất thải nguy hại.

Chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhìn chung đã bám sát vào tình hình thực tế và đi vào cuộc sống. Những kết quả đạt được trong quá trình áp dụng đã góp phần hạn chế mức độ gia tăng ô

triển khai, một số văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ một số bất cập, chưa theo kịp với những thay đổi của thực tiễn; một số văn bản nội dung còn mang tính khái quát chung, thiếu tính đồng nhất, tính ổn định không cao (văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung) và chế tài xử lý chưa đủ mạnh đã gây không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương, cơ sở, như:

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 còn nhiều điểm chưa phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Về nội dung quản lý nhà nước, Luật Bảo vệ môi trường mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ các thành phần môi trường mà chưa bao quát được vấn đề quản lý, khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (Khoản 3 Điều 80) quy định chất thải rắn sinh hoạt phải được thu gom, phân loại tại nguồn. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy định hướng dẫn thực hiện đồng bộ về việc xử lý, phân loại rác thải tại nguồn, phương tiện thu gom chất thải rắn, công nghệ xử lý rác thải, đồng thời cũng chưa có biện pháp chế tài tương ứng nên việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở, hộ gia đình thực hiện các quy định về thu gom, phân loại rác sinh hoạt chưa hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, việc chất thải nguy hại như dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang, hộp mực in…còn bị thải lẫn với các loại chất thải rắn thông thường dễ gây ra ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (Điều 84 và Điều 93) quy định: việc xây dựng các khu mai táng, hỏa táng, các cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải có khoảng cách đảm bảo không ảnh hưởng xấu đối với môi trường và con người...Tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản nào có quy định hoặc nêu phương pháp xác định khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên…cho các trường hợp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 78 - 82)