Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội vi phạm quy định về quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 47 - 62)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng và đƣờng lối xử lý hình sự đối với tộ

2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội vi phạm quy định về quản lý

quản lý chất thải nguy hại trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam

Để nghiên cứu cụ thể hơn về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại ngoài việc đưa ra được khái niệm về tội phạm này còn cần phân tích được các dấu hiệu pháp lý (cấu thành tội phạm) của tội phạm này. Theo lý luận về luật hình sự hiện nay cho thấy một tội phạm phải có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý về khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Có đầy đủ các yếu tố này mới đủ cơ sở để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác, làm rõ cơ sở của TNHS đối với tội phạm này. Tương tự như các tội phạm khác, tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại có các dấu hiệu pháp lý sau.

2.1.1.1. Khách thể của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

Khách thể của tội phạm nói chung là những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định [15, tr.349].

Nghiên cứu về khách thể của bất kỳ tội phạm nào cần phải tìm hiểu một cách toàn diện và tổng thể về ba loại khách thể là khách thể chung của tội phạm, khách thể loại và khách thể trực tiếp.

Khách thể chung của tội phạm là là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được luật hình sự bảo vệ. Hiện nay hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận khách thể chung của tất cả các tội phạm trong đó có

tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại là những quan hệ xã hội được mô tả tại khoản 1 Điều 8 của BLHS năm 1999. Theo đó tội phạm là hành vi xâm phạm tới độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Như vậy, khách thể chung của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại là các quan hệ xã hội được mô tả tại khoản 1 Điều 8 của BLHS năm 1999. Việc nghiên cứu khách thể chung của tội phạm chúng ta có thể xác định được chính sách hình sự của một quốc gia và từ đó phân nhóm được các khách thể này để chỉ ra khách hể loại của tội phạm.

Khách thể loại của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại. Về mặt khái niệm khách thể loại của tội phạm được hiểu là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm PLHS bảo vệ và bị một nhóm các tội phạm xâm hại tới. Khách thể loại có vai trò quan trọng trong lĩnh vực lập pháp. Nó là cơ sở để BLHS xây dựng các chương trong phần các tội phạm. Tại phần các tội phạm, các tội phạm được phân chia thành từng chương khác nhau phụ thuộc vào nhóm quan hệ xã hội bị xâm hại (tức khách thể loại của tội phạm).

Nghiên cứu phần các tội phạm trong BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại được quy định tại Chương XVII: Các tội phạm về môi trường. Như vậy, khách thể loại của tội vi phạm quy định về quản lý CTNH cũng giống như các tội phạm khác được quy định tại Chương XVII là tổng thể những quan hệ xã hội được hình thanh trong lĩnh vực BVMT, về giữ gìn môi trường trong sạch, giữ gìn các điều kiện thiên nhiên thuận lợi đối với con người và các động vật sống khác,

sử dụng hợp lý những tài nguyên của nó và đảm bảo an toàn môi trường cho cộng đồng dân cư. Nội dung của quan hệ xã hội là khách thể của các tội phạm thuộc Chương VII không giới hạn trong một lĩnh vực cụ thể, như trong hoạt động kinh tế chẳng hạn.Hậu quả của những hành vi xâm hại môi trường gây ra không chỉ với hoạt động kinh tế mà đối với toàn bộ hoạt động cuộc sống trái đất. Như vậy, qua việc nghiên cứu khách thể loại của tội vi phạm quy định về quản lý lý chất thải nguy hại ta có thể xác định quan hệ xã hội bị tội phạm này xâm hại là các quan hệ trong lĩnh vực BVMT gìn giữ tài nguyên và đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp.

Về khách thể trực tiếp của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại. Ta có thể hiểu khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại. Thông qua việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với khách thể trực tiếp mà tội phạm đã gây phương hại đến khách thể chung và khách thể loại của tội phạm. Như vậy khách thể trực tiếp của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý (kể cả tái chế, thu hồi), tiêu huỷ chất thải nguy hại. Hành vi không tuân thủ đúng quy định về phòng ngừa, phân loại, thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chất thải nguy hại có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, đảm bảo sự xanh, sạch, đẹp của môi trường sống trên trái đất. Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người hoặc tới môi trường. Khách thể trực tiếp của tội phạm là một yếu tố quan trọng trong việc sử dụng để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác trong cùng một chương của BLHS.

Khi nghiên cứu khách thể của tội phạm không thể không tìm hiểu đối tượng tác động của tội phạm vì mỗi tội phạm đều xâm hại tới khách thể nhất định thông qua việc tác động đến một đối tượng cụ thể. Các bộ phận cấu

thành nên khách thể bị hành vi phạm tội tác động nhằm gây thiệt hại hoặc hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể bảo vệ của luật hình sự gọi là đối tượng tác động của tội phạm. Đối tượng bị tội phạm tác động theo tội danh này là các quy định về quản lý chất thải nguy hại. Theo quy định tại khoản 1

Điều 3 Thông tư số: 12/2011/TT-BTNMT thì "Quản lý chất thải nguy hại là

các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại " [7].

2.1.1.2. Chủ thể của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình cấm, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định [14, tr.357]. Như vậy, chủ thể của tội phạm là người đạt độ tuổi chịu TNHS, có năng lực TNHS và đã thực hiện một tội phạm. Cơ sở pháp lý để xác định chủ thể của vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại là Điều 12, Điều 13 BLHS năm 1999, Điều 182a BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Điều 12 BLHS năm 1999 quy định về tuổi chịu TNHS như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [39].

Theo quy định của PLHS hiện hành, chủ thể của tội phạm ở nước ta là "người", nghĩa là chỉ cá nhân cụ thể chứ không bao gồm là pháp nhân. Cá nhân này muốn trở thành chủ thể của tội phạm nói chung hay tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại nói riêng thì phải có năng lực TNHS. PLHS nước ta không quy định cụ thể thế nào là có năng lực TNHS. Qua quy định tại khoản 1 Điều 13 BLHS năm 1999, chúng ta có thể hiểu những người

có năng lực TNHS là những người không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Người có hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại chỉ khi họ có khả năng nhận thức được tính chất thực tế (tính nguy hiểm cho xã hội) và tính pháp lý (tính trái PLHS) của hành vi do mình thực hiện hoặc điều khiển được hành vi của mình [14, tr.358].

Theo quy định tại khoản 1 Điều 182a thì:

“Người nào vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 182 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” [45].

Căn cứ vào phân loại tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS thì tội ít nghiêm trọng là tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù. Như vậy, theo khoản 1 của Điều 182a thì mức hình phạt áp dụng với người phạm tội là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm là thuộc trường hợp tội ít nghiêm trọng. Đối chiếu với Điều 12 BLHS về năng lực TNHS thì chủ thể của tội phạm trong trường hợp phạm tội tại khoản 1 Điều 182a là cá nhân có năng lực TNHS từ đủ 16 tuổi trở lên. Khoản 2 Điều 182a quy định:

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng; c) Tái phạm nguy hiểm” [45].

Như vậy, đối chiếu với quy định tại Điều 8 BLHS thì khoản 2 Điều 182a là trường hợp tội phạm nghiêm trọng. Căn cứ vào Điều 12 BLHS thì chủ thể của tội phạm trong trường phạm tội tại khoản 2 Điều 182a là cá nhân có năng lực TNHS từ đủ 16 tuổi trở lên.

Khoản 3 Điều 182a quy định: “Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm

trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm”. Như vậy, đây là trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng. Đối chiếu với quy định tại Điều 12 BLHS thì chủ thể của tội phạm trong trường hợp phạm tội theo khoản 3 Điều 182a BLHS là cá nhân có năng lực TNHS từ đủ 14 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định về quản lý chất thải nguy hại thì đòi hỏi các chủ thể này phải là người có nghĩa vụ trong việc quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về BVMT do đó chủ thể của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại ngoài đáp ứng được điều kiện về năng lực TNHS và độ tuổi còn phải đáp ứng được điều kiện là chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt vì ngoài các các yếu tố bắt buộc đối với các chủ thể của tội phạm thông thường thì họ phải là những người có trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý chất thải nguy hại hoặc là người chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, giám sát các công việc đó [30, tr.409].

2.1.1.3. Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

Mặt khách quan của tội phạm là sự tổng hợp các dấu hiệu do luật hình sự quy định và các tình tiết phản ánh hành vi bên ngoài của sự xâm hại cụ thể nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng PLHS. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả. Không có mặt khách quan thì không có tội phạm, trong mặt khách quan thì yếu tố hành

vi khách quan là căn cứ cơ bản nhất để phân biệt tội phạm này với tội phạm khác trong Phần các tội phạm của BLHS.

Về hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội: Là cách xử sự trái PLHS và nguy hiểm cho xã hội [14, tr.366]. Căn cứ vào khoản 1 Điều 182a

thì: “Người nào vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm

môi trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 182 của Bộ luật này, thì...” [45]. Như vậy, hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại được thể hiện ở việc người phạm tội đã có cách xử sự trái PLHS. Tuy nhiên, Điều 182a không mô tả thế nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà dẫn chiếu đến các quy định về quản lý chất thải nguy hại, do cách mô tả

“người nào vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại” do đó, xử sự trái pháp luật ở đây được hiểu người phạm tội đã có hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại được thể hiện trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, cụ thể là văn bản pháp luật về BVMT. Về việc quy định theo kỹ thuật viện dẫn (dẫn chiếu) tại điều luật này tương tự như Điều 165 (Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng) của Bộ Luật Hình sự năm 1999 có nhiều hạn chế vì khó xác định được hành vi vi phạm vì các quy định về quản lý chất thải nguy hại rất phức tạp.

Các hành vi vi phạm này được xác định theo luật chuyên ngành, chúng được quy định chung tại các điều từ Điều 90 đến Điều 94 của Luật BVMT năm 2014; Điều 25, Điều 26 và Điều 29 của Thông tư 12/2011/TT-BTNMT. Cụ thể hơn nữa là các hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại bị pháp luật nghiêm cấm được quy định tại các điều từ Điều 21 đến Điều 24 Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT, cụ thể như sau:

* Các hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải chất thải nguy hại có thể gây ô nhiễm môi trường gồm:

- Không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại theo chủng loại trong các bao bì chuyên dụng hoặc thiết bị lưu chứa tạm thời chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;

- Không bố trí hoặc bố trí khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;

- Không thu gom triệt để chất thải nguy hại vào khu vực lưu giữ tạm thời theo quy định; để chất thải nguy hại ngoài trời mà chất thải nguy hại đó có thể tràn, đổ, phát tán ra ngoài môi trường.

- Để lẫn chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc để lẫn chất thải nguy hại với chất thải khác.

- Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có Giấy phép quản lý chất thải nguy hại.

- Làm rò rỉ, tràn đổ chất thải nguy hại hoặc để xảy ra sự cố tràn đổ chất thải nguy hại ra môi trường đất, nước ngầm, nước mặt;

- Tự xử lý chất thải nguy hại khi không có công trình xử lý phù hợp và không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

- Chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại không đúng quy định về BVMT. - Chuyển giao, cho, bán không đúng quy định, chôn lấp, đổ, thải chất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 47 - 62)