Trong Bộ luật Hình sự Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 36 - 39)

7. Kết cấu của Luận văn

1.3. Quy định về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong

1.3.1. Trong Bộ luật Hình sự Liên bang Nga

BLHS mới (ban hành năm 1996) của Nga cũng dành một chương riêng

để quy định các tội phạm về môi trường. Đó là Chương 26 “Các tội phạm về

sinh thái” với 17 điều quy định về các tội phạm môi trường khác nhau từ Điều 242 đến Điều 262. Cụ thể là:

- Điều 242. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường xung quanh trong khi tiến hành sản xuất;

- Điều 243. Tội vi phạm các quy định về sử dụng các chất và phế thải nguy hiểm;

- Điều 244. Tội vi phạm các quy định về an toàn khi tiếp xúc với các độc tố vi sinh hoặc độc tố sinh học khác;

- Điều 245. Tội vi phạm các quy định về thú y và các quy định về chống bệnh tật phá hại cây cối;

- Điều 246. Tội gây ô nhiễm nước - Điều 247. Tội gây ô nhiễm không khí

- Điều 248. Tội gây ô nhiễm môi trường biển;

- Điều 249. Tội vi phạm pháp luật Liên bang Nga về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Liên bang Nga;

- Điều 250. Tội làm hư hại đất

- Điều 251. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng lòng đất. - Điều 252. Tội khai thác trái phép động, thực vật sống dưới nước; - Điều 253. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn cá dự trữ; - Điều 254. Tội săn bắn trái phép;

- Điều 255. Tội phá huỷ nơi trú ngụ của các sinh vật được ghi trong sách đỏ của Liên bang Nga đang ở trong tình trạng nguy hiểm;

- Điều 256. Tội chặt trái phép cây gỗ và cây bụi; - Điều 257. Tội hủy hoại hay làm hư hại rừng;

- Điều 258. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu thiên nhiên và các công trình thiên nhiên.

Nghiên cứu về các tội phạm về môi trường trong BLHS Liên bang Nga chúng ta thấy nổi lên một số điều luật có liên quan trực tiếp đến vấn đề vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại là Điều 247. Theo Điều 247

BLHS Liên bang Nga quy định:

“Người nào sản xuất các chế phẩm độc hại đã bị cấm, vận chuyển, tàng trữ, cất giấu, sử dụng hoặc lưu thông các chất phóng xạ, chất chứa vi trùng, chất hóa học các chế phẩm độc hại khác vi phạm quy tắc đã

được pháp luật quy định, nếu như hành vi đó đe dọa hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường xung quanh thì bị phạt tiền...” [57].

Như vậy có thể thấy quy định này cũng liên quan đến việc các chủ thể có nghĩa vụ vi phạm quy định về vấn đề vận chuyển, tàng trữ, cất giấu, sử dụng hoặc lưu thông các chất phóng xạ, chất chứa vi trùng, chất hóa học hoặc chế phẩm độc hại khác. Đây cũng gần tương tự như phạm vi các chất thải nguy hại được thể hiện trong pháp luật Việt Nam.

Qua nghiên cứu Điều 247 BLHS Liên bang Nga cho thấy điều luật đã mô tả trực tiếp hành vi phạm tội về vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, theo đó:

“Người nào sản xuất các chế phẩm độc hại đã bị cấm, vận chuyển, tàng trữ, cất giấu, sử dụng hoặc lưu thông các chất phóng xạ, chất chứa vi trùng, chất hóa học các chế phẩm độc hại khác vi phạm quy tắc đã được pháp luật quy định” [57].

Với việc mô tả như vậy, điều luật đã làm rõ ràng hơn khái niệm và hành vi khách quan của tội phạm. Không giống như quy định trong BLHS Việt Nam về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại thì lại dẫn chiếu đến các quy định trong văn bản pháp luật về môi trường khác. Đảm bảo vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại và gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý.

Thứ hai là Điều 247 BLHS Liên bang Nga không sử dụng dấu hiệu hậu quả là cơ sở để xử lý hình sự đối với người có hành vi vi phạm quy định về

quản lý chất thải nguy hại. Theo Điều 247 thì “nếu như hành vi đó đe dọa hoặc

có nguy cơ gây thiệt hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường xung quanh”

Việt Nam về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại. Điểm khác biệt là hành vi đó đe họa hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường thì đã bị xử lý về hình sự. Điều này đảm bảo xử lý sớm hơn hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại mà không cần chờ đến khi có thiệt hại nghiêm trọng xảy ra như quy định trong BLHS Việt Nam. Điều này cũng tương tự như PLHS một số quốc gia khi quy định về các tội phạm môi trường, để nhằm xử lý hình sự về hành vi phạm tội môi trường được nhanh chóng thì chưa cần gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường đã có thể xử lý hình sự. Nếu quy định như BLHS thì đợi hậu quả đã xảy ra rồi mới xử lý sẽ rất khó khăn, bởi nhiều hành vi vi phạm như chôn lấp chất thải nguy hại thì hậu quả phải rất lâu sau mới có thể phát sinh và phát hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)