Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 88)

7. Kết cấu của Luận văn

2.4. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Từ việc phân tích tình hình tội phạm về môi trường và kết quả điều tra, xử lý cho ta thấy, tội phạm về môi trường nói chung trong đó có tội phạm vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại hiện nay đã và đang là một vấn đề yếu kém trong điều tra, truy tố và xét xử; số lượng tội phạm đã bị xử lý không đánh giá đúng với tình hình tội phạm diễn ra trên thực tế. Điều đó, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó những nguyên nhân chủ yếu tác động trực tiếp tới vấn đề nêu trên là:

Thứ nhất, chưa có sự hướng dẫn kịp thời về Chương các tội phạm môi trường trong Luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2009. Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn việc áp dụng các điều luật về tội phạm môi trường, mặc dù đây là quy định đã phôi thai từ một số quy định trước đây của BLHS năm 1999, cấu thành cơ bản của các tội quy định trong Chương cũng có những nét đặc thù, nhiều tình tiết định lượng, định tính chưa được cụ thể hoá đòi hỏi phải được nghiên cứu, hướng dẫn để áp dụng thống nhất trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này (như dấu hiệu hiệu quả). Về dấu hiệu “hậu quả” (nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) cũng là dấu hiệu khó xác định nhất. Dấu hiệu “hậu quả” ở đây rất đa dạng có thể là hậu quả về môi trường, sinh thái, những thiệt hại về vật chất… và đối với mỗi thành phần môi trường bị xâm hại lại có tiêu chí khác nhau để đánh giá mức độ thiệt hại khác nhau. Ví dụ: cùng gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hậu quả nghiêm trọng ở tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182 BLHS) hoàn toàn khác với hậu quả nghiêm trọng ở tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188 BLHS); hậu quả gây ô nhiễm môi trường thường khó xác định được ngay sau khi hành vi vi phạm được thực hiện; thiệt hại môi trường khó định lượng, không thể cân đo, đong đếm được; có loại thiệt hại gián tiếp, tiềm ẩn thường phải ước lượng, dự đoán, không có những tiêu chí đánh giá thiệt hại chính xác… Chính vì những lý do

trên nên trong pháp luật hình sự một số nước như Nga, Đức… chỉ quy định tội phạm môi trường là loại tội phạm có cấu thành hình thức và hậu quả (nếu có) chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, chưa xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng cơ quan trong việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về môi trường, việc phân công, phân cấp điều tra về tội phạm môi trường chưa thống nhất, thiếu tính hiệu quả. Lực lượng cán bộ bảo vệ môi trường, cán bộ phòng chống tội phạm về môi trường của ta hiện nay còn mỏng, lại chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về môi trường cũng như các phương tiện, công cụ hỗ trợ, vũ khí để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm về môi trường. Công tác điều tra xử lý các hành vi phạm tội về môi trường ở một số nơi chưa được coi trọng, thiếu nghiêm khắc và cương quyết trong xử lý. Tình trạng này góp phần làm cho tội phạm về môi trường có chiều hướng tăng lên cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng. Gần đây, tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại ở nhiều địa phương có xu hướng gia tăng và các hình thức vi phạm ngày một tinh vi hơn. Việc tìm ra được giải pháp hữu hiệu để hạn chế hành vi vi phạm này đang cần tìm được một câu trả lời hiệu quả.

Việc nhận diện được một hành vi vi phạm môi trường là rất khó, đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các phương tiện khoa học kỹ thuật, phải có sự đánh giá của các cơ quan chuyên ngành, có sự định tình, định lượng cụ thể mới có thể xác định đó là một hành vi VPPL về môi trường. Vì vậy, để ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc đối với các một hành vi VPPL về môi trường là một việc rất kỳ công và tốn kém.

Bên cạnh đó, việc xác định chứng cứ trong các tội phạm này rất khó khăn, đặc biệt đối với tội gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp gây ô nhiễm không khí, mặc dù biết rõ có rất nhiều chất độc hại trong không khí của một khu vực nào đó, nhưng chúng lan toả rất nhanh trong không khí nên việc

chứng minh sự xấu đi của không khí là rất khó khăn. Hoặc đối với trường hợp gây ô nhiễm nguồn nước: chất thải công nghiệp, y tế, xác động, thực vật, thải các chất dầu, mỡ, nước thải sinh hoạt, vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây dịch bệnh chỉ trong một thời gian ngắn nó đã lan toả sang những khu vực khác nên rất khó xác định (sau một thời gian thì sự suy giảm chất lượng nguồn nước không còn rõ rệt).

Thứ ba, công tác phối hợp giữa các lực lượng liên quan đến điều tra các vụ án về môi trường chưa được chặt chẽ và ít có hiệu quả. Đặc biệt là sự phối hợp giữa cơ quan điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân và thanh tra chuyên ngành về điều tra tội phạm về môi trường chưa được thường xuyên.

Công tác tổ chức phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm về môi trường chưa tiến hành một cách đồng bộ. Giữa các cơ quan có chức năng chưa có có sự phối hợp hiệu quả trong việc xây dựng, lập kế hoạch hợp lý, cụ thể nhằm đẩy mạnh các hoạt động của các bộ, ngành có liên quan để thực hiện chiến lược về bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước, một số trường hợp các cơ quan còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Trước thực trạng tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại có xu hướng gia tăng và ngày một tinh vi, khó phát hiện, gây ra mức độ ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người thì việc phối kết hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử là việc làm rất cần thiết.

Thứ tư, trong một thời gian dài, quan niệm của chúng ta về vấn đề bảo vệ môi trường còn bị xem nhẹ, chưa coi vấn đề môi trường là cấp thiết cần ưu tiên giải quyết. Ý thức pháp luật, ý thức bảo vệ môi trường của đại bộ phận nhân dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh và bộ phận dân cư miền núi, vùng sâu vùng xa… nhiều người còn chưa hiểu được thế nào là môi trường trong lành; như thế nào là gây ô nhiễm môi

trường; tội phạm về môi trường…vì vậy quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại càng xa lạ đối với hầu hết doanh nghiệp và người dân.

Công tác giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tầng lớp dân cư trong xã hội còn nhiều hạn chế. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung còn mang tính hình thức, khuếch trương phong trào mà chưa tiến hành một cách thường xuyên, sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Thứ năm, chưa chú trọng công tác ký kết Điều ước quốc tế và hợp tác quốc tế. Trong giai đoạn vừa qua, chúng ta đã tích cực tham gia các điều ước quốc tế về kinh tế, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, vấn đề gia nhập các điều ước quốc tế về môi trường lại chưa được quan tâm. Hiện nay, theo danh mục các công ước quốc tế về môi trường Việt Nam đã gia nhập một số công ước cơ bản như Công ước về bảo vệ tầng ô zôn năm 1985, Công ước chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc năm 1992, Công ước về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và tiêu hủy chúng (Công ước BASEL) năm 1989, Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) năm 2001. Ngoài ra, còn rất nhiều các điều ước song phương, đa phương, ở cấp độ khu vực, châu lục về chống biến đổi khí hậu và quản lý chất thải nguy hại hiện nay Việt Nam chưa gia nhập. Hiện nay, thế giới đã ký kết hơn 300 điều ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhưng Việt Nam mới chỉ gia nhập khoảng hơn 20 công ước. Điều này cho thấy còn rất nhiều điều ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường mà chúng ta chưa gia nhập, do đó thực tế bảo vệ môi trường còn nhiều vấn đề cần được hoàn thiện.

Hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường còn chưa có sự chủ động, chưa tranh thủ được tối đa, nắm bắt kịp thời các cơ hội huy động hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ về bảo vệ môi trường. Khai thác nguồn hỗ

trợ kỹ thuật, chuyên gia và kinh nghiệm quốc tế chưa hiệu quả; đôi lúc còn thiếu tính chủ động trong việc tìm nguồn tài trợ quốc tế, trông chờ nhiều vào đối tác và sự ưu tiên của các chính phủ nước ngoài hoặc Ban Điều hành của các tổ chức quốc tế; đồng thời với việc chờ đón cơ hội một cách thụ động. Năng lực đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế về môi trường của các doanh nghiệp còn thấp và hạn chế.

Kết luận Chƣơng 2

Tại Chương 2 của Luận văn tác giả phân tích về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật Hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng quy định của tội này trong thời gian vừa qua. Phân tích tại Chương 2 đã làm rõ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng và đường lối xử lý hình sự đối với tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam. Tác giả cũng nêu rõ một số đặc điểm kinh tế, xã hội có liên quan đến thực tiễn áp dụng tội danh này. Qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng để nêu rõ thực tiễn quá trình điều tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật Hình sự Việt Nam. Qua nghiên cứu cho thấy nhiều VPPL về môi trường nói chung trong đó có vi phạm về quản lý chất thải nguy hại nói riêng bị phát hiện, tuy nhiên hiện nay chưa xử lý hình sự được một trường hợp nào về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại. Ngoài ra, Chương 2 của luận văn còn phân tích về những hạn chế, bất cập trong việc xử lý hành vi vi phạm về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại và nguyên nhân của nó. Các khó khăn, bất cập chủ yếu xuất phát từ năm nguyên nhân như sau: Nguyên nhân về các quy định của pháp luật trong đó có cả quy định về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại và các quy định khác về quản lý chất thải nguy hại có liên quan; các nguyên nhân về hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực áp dụng pháp luật, điều tra, xử lý đối với các hành vi VPPL về quản lý chất thải nguy nguy hại; hạn chế trong cơ cấu tổ chức và năng lực xử lý vi phạm tôi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại; hạn chế trong công tác phối kết hợp xử lý hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại; hạn chế trong tuyên truyền, phổ biến và giáo dục ý thức pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và hạn chế trong công tác ký kết điều ước quốc tế và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Những hạn chế, bất cập được nêu rõ trong Chương II và có những nguyên nhân nhất định. Để giải quyết những nguyên nhân trên sẽ là những giải pháp được đề cập tại Chương 3 của Luận văn.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật đối với tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

Như trên đã phân tích, một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc các VPPL về môi trường nói chung trong đó có vi phạm về quản lý chất thải nguy hại đang không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đó là nguyên nhân hạn chế bất cập từ hệ thống pháp luật trong đó trực tiếp nhất là những quy định trong BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 còn có nhiều bất cập, vướng mắc. Để khắc phục những bất cập trên theo chúng tôi BLHS cần sửa đổi, bổ sung một số vấn đề sau.

Thứ nhất, hoàn thiện cấu thành tội phạm của tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Theo quy định của BLHS hiện hành thì tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại có cấu thành vật chất. Tuy nhiên, do những bất cập, khó

khăn trong việc xác định hậu quả của hành vi phạm tội là “gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả nghiêm trọng trọng khác”. Như phân tích ở trên, theo quan điểm của chúng tôi cần sửa đổi cấu thành tội phạm của tội này theo hướng quy định tội phạm có cấu thành hình thức.

Như vậy, để xử lý hình sự hành vi vi phạm quy định về quản lý CTNH chúng ta cần chia làm hai trường hợp có đủ các yếu tố dưới đây sẽ bị xem xét xử lý hình sự:

- Một là: Khi có hành vi vi phạm quy định về quản lý CTNH, để thoát ra môi trường CTNH vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành một số lượng hoặc một số lần nhất định. Đối với các chỉ số cụ thể về số lần hoặc số

lượng vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ do cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất vì mức độ gây thiệt hại cho sức khỏe con người và môi trường của chất thải nguy hại rất cao.

- Hai là: Khi có hành vi vi phạm quy định về quản lý CTNH, đã bị xử lý hành chính hoặc nhắc nhở nhiều lần mà còn vi phạm.

Nếu pháp luật quy định như trên sẽ tạo ra được sự nhận thức thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo được tính răn đe và phòng ngừa tội phạm môi trường của BLHS nói riêng và bảo vệ được sự xâm hại môi trường nói chung.

Mặt khác, việc quy định tình tiết “nếu không thuộc trường hợp quy

định tại Điều 182 của Bộ luật này” trong Điều 182a theo chúng tôi là không hợp lý vì chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, họ là những người có trách nhiệm trong việc quản lý chất thải nguy hại vì vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả nghiêm trọng khác mà bị truy cứu TNHS. Vì vậy, nếu những người không có trách nhiệm trong việc quản lý chất thải nguy hại mà vi phạm quy định này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác thì sẽ bị truy cứu TNHS theo Điều 182 tội Gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, đối tượng tác động của hai tội này khác nhau. Vì các lý do trên, theo chúng tôi việc quy định tình tiết này trong Điều 182a BLHS là thừa, cần sửa đổi bỏ tình tiết này là cần thiết, tránh được sự rườm rà trong cách diễn đạt và sự nhận thức không đúng về điều luật dẫn đến việc áp dụng không đúng.

Thứ hai, cần xác định pháp nhân là tội phạm của các tội phạm môi trường nói chung trong đó có tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Trong các văn bản pháp luật về xử lý hành chính đã quy định các cơ quan, tổ chức khi các cơ quan, tổ chức đó vì lợi ích của cơ quan, tổ chức mình có hành vi vi phạm các quy định về môi trường đều bị xử lý hành chính.

Theo nguyên tắc chung, việc phân biệt tội phạm và các hành VPPL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)