SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 87 - 92)

- Mặt hạn chế

2.2. SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ

HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ

Thực chất đây là mối quan hệ qua lại giữa hai yếu tố cơ chế - con người. Pháp luật là biểu hiện của cơ chế đạo đức được phản ánh qua xử sự của những con người cụ thể. Trong hoạt động công vụ truyền thống ở nước ta đã có sự tranh cãi về đường lối cai trị: Đức trị hay Pháp trị, tức dựa trên phẩm chất cá nhân hay các quy tắc, hình phạt. Mặc dù trên thực tế, các triều đại phong kiến Việt Nam đã có sự hòa trộn giữa hai đường lối này, cha ông ta cũng đã để lại một số bộ luật đặc sắc… nhưng Đức trị vẫn giữ vai trò chủ đạo (giáo trình cơ bản để học và thi để ra làm quan vẫn là Tứ thư, Ngũ kinh, các trước tác của Nho giáo…). Bước vào thế kỷ XX, cùng với sự suy tàn của chế độ phong kiến, những tư tưởng chính trị pháp lý hiện đại cũng du nhập vào nước ta và pháp luật ngày càng giữ vai trò lớn hơn trong đời sống xã hội, nhưng cũng không làm mất đi vai trò của của đạo đức. Hai hệ thống quy phạm pháp luật và đạo đức cùng tác động mạnh đến đời sống xã hội. Vai trò của chúng là rất nổi bật trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong hoạt động công vụ. Trong lĩnh vực này, thời gian qua ở nước ta, sự tác động qua lại giữa chúng ta là rất đa dạng và thể hiện ở cả hai chiều hướng.

- Mặt tích cực

So với các hoạt động khác của đời sống xã hội, hoạt động công vụ gắn liền với quyền lực nhà nước, các cán bộ, công chức, tùy theo cương vị công

tác mà được trao một phạm vi quyền lực nhiều hay ít. Vì vậy, hoạt động công vụ sẽ có tác dụng to lớn đối với đời sống xã hội nếu nó được thực hiện đúng đắn, ngược lại, nó sẽ đưa đến những hậu quả vô cùng tai hại nếu công vụ được thực hiện bởi các cá nhân không có lương tâm, sẵn sàng chà đạp lên pháp luật để trục lợi… Xuất phát từ nhận thức nói trên, nhà nước ta, thông qua các chính sách, pháp luật đã chú trọng việc xây dựng, bồi dưỡng đạo đức trong công vụ, biểu hiện tập trung ở đạo đức công chức, hướng đến mục đích cao nhất của nền công vụ là phục vụ nhân dân. Vì vậy, Điều 8, Hiến pháp 1992 đã xác định: "các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng". Trên cơ sở đó, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến đạo đức trong công vụ, trong đó phải kể đến các văn bản chính yếu là: Pháp lệnh cán bộ công chức 1998 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2003), Luật phòng chống tham nhũng 2005, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm 1998, Quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan (ban hành kèm theo Nghị định 71/CP của Chính phủ năm 1998), Luật cán bộ công chức 2008… Trong đó, Luật cán bộ công chức đã đề cập đến vấn đề đạo đức trong công chức tương đối toàn diện như đặt ra chuẩn mực đạo đức chung của người cán bộ, công chức: "cán bộ công chức là công bộc của nhân dân, chiụ sự giám sát bộa nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao"; hay đặt ra các chuẩn mực đạo đức về nhiệm vụ cần có của người cán bộ, công chức như: Trung thành với nhà nước, thi hành công vụ theo đúng quy định của pháp luật, tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác, chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác, chấp hành sự điều động, phân công

công tác của cơ quan…; Luật này cũng đề ra những chuẩn mực đạo đức liên quan đến cán bộ, công chức không làm được như:

Cán bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khi giải quyết công việc. Trong số những chuẩn mực chung này, thì nhóm những giá trị đạo đức mà người công chức cần thường xuyên trau dồi là "cần, kiệm, liêm, chính" mà pháp lệnh đã đề cập.

"Cần": thể hiện sự chuyên cần, nhiệt tình, chịu khó trong công tác, không ngừng học tập, tu dưỡng;

"Kiệm":sử dụng đúng, hợp lý tiền và cơ sở vật chất khác mà nhà nước cung cấp, lối sống giản dị, không xa hoa, lãng phí;

"Liêm": trong sạch, liêm khiết, không bị cám dỗ bởi vật chất;

"Chính": công bằng, chính trực, minh bạch trong công tác, nhất là trong việc đánh giá người khác.

Trên cơ sở những chuẩn mực chung này, tùy từng ngành, lĩnh vực, mà các cơ quan sẽ ban hành các tiêu chuẩn đạo đức khác nhau phù hợp với yêu cầu của ngành, lĩnh vực đó. Ví dụ như trong lĩnh vực y tế thì Bộ Y tế đã xác định tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ y tế (Y đức) là: "phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn" (tiêu chuẩn của người làm công tác y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2088/BYT-QP ngày 06/11/1996 của Bộ Y tế). Đối với thẩm phán của Tòa án nhân dân thì phải có: "phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết …" (Điều 5, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002)

Cùng với những quy định trên, pháp luật còn thể hiện sự nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ. Điển

hình là Bộ luật Hình sự đã quy định nhiều tội danh nhằm trừng trị những hành vi liên quan đến lĩnh vực này như: "Tội tham ô tài sản", "Tội nhận hối lộ", "Tội lợi dụng chức vụ,quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi", "Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", "Tội đào nhiệm", "Tội dùng nhục hình", "Tội bức cung"…

Tất nhiên chúng ta thấy việc ban hành được hệ thống các quy định pháp luật làm cơ sở cho các chuẩn mực đạo đức là thắng lợi bước đầu, nhưng để cho những quy định đó trở thành hiện thực thì cần có cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu. Trong những năm qua, từng bước, chúng ta đã xây dựng được nhiều cơ chế tốt như: giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, giám sát của nhân dân thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, quy chế dân chủ ở cơ sở… Nhưng ấn tượng và thiết thực hơn cả là những văn bản về sự cho phép người dân được khiếu kiện các quyết định hành chính thông qua hệ thống tòa hành chính trong hệ thống tòa án nhân dân; việc dân chủ hóa thủ tục tranh tụng, đổi mới mối tương quan giữa luật sư và đại diện viện kiểm sát; Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường cho những trường hợp bị oan sai, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009… Chính thông qua những cơ chế này, không những người dân có cơ sở pháp lý để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, mà còn tạo ra cơ chế hiệu quả buộc các cán bộ, công chức không được vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động công vụ.

Mặt tích cực trong sự tác động qua lại giữa đạo đức và pháp luật còn thể hiện ở chỗ: những giá trị đạo đức tiến bộ, những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp trong truyền thống dân tộc là tiền đề thuận lợi thúc đẩy để việc xây dựng được những văn bản pháp luật phù hợp với đời sống xã hội cũng như thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời sống công vụ.

Ở nước ta hiện nay, những giá trị đạo đức mới tiến bộ như dân chủ hóa, lợi ích chính đáng của cá nhân, công bằng, công khai, minh bạch… đã

được xã hội nhiệt liệt hưởng ứng. Nhiều văn bản mới ra đời đã phản ánh được những chuẩn mực này như: quy định về cải cách lương đối với công bằng, công chức, quy chế dân chủ trong cơ quan; quyền khiếu nại tố cáo trong cơ quan; quyền khiếu nạo tố cáo trong vấn đề buộc thôi việc trái pháp luật với cán bộ, công chức…

Còn những giá trị tốt đẹp trong truyền thống dân tộc đã tạo nên dư luận xã hội mạnh mẽ kích thích tính tự giác của quần chúng nhân dân tạo đà cho việc xử lý về mặt pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật vốn khá phổ biến hiện nay như: tham nhũng, hối lộ, rút ruột công trình…

- Mặt hạn chế

Cơ chế thị trường và sự du nhập vô lối một số nét văn hóa phương Tây đã làm méo mó nhiều chuẩn mực đạo đức trong xã hội ta hiện nay là nguyên nhân sâu xa của nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện ra được nhiều vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở không ít Bộ, ngành…,trong đó, một số cán bộ, công chức do không đứng vững được trước những cám dỗ vật chất đã tiếp tay cho những kẻ vi phạm pháp luật.

Xuất phát từ sự thiết kế các văn bản pháp luật chưa thực sự phù hợp với đời sống xã hội, hoặc do ảnh hưởng của những quan niệm đạo đức lạc hậu mà nhiều tình huống đã xảy ra sự mâu thuẫn giữa bổn phận đạo đức và nghĩa vụ pháp lý, gây ra sự lúng túng dễ dẫn đến vi phạm pháp luật ở cán bộ, công chức. Ví dụ như, đã có những bệnh nhân không đủ khả năng tài chính nên bác sĩ đã dứt khoát không mổ cho bệnh nhân, mặc dù họ đang rất cần được mổ. Hoặc ngược lại, nhiều quan niệm đạo đức đã tác động làm méo mó các quan hệ pháp luật như; ảnh hưởng của dòng họ, thân quen đến hoạt động bầu cử hoặc bổ nhiệm cán bộ, công chức…

Công tác xây dựng và thực thi pháp luật, dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, là nguyên nhân dẫn đến những nhận thức không đúng

đắn dẫn đến sự coi thường, sẵn sàng vi phạm các chuẩn mực đạo đức tròn công vụ. Chẳng hạn, khi chúng ta thực hiện chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, cộng với việc kiểm soát giá thị trường chưa thực sự hiệu quả làm giá cả tăng nhanh, đời sống của phần đông cán bộ, công chức còn khó khăn… chính là môi trường thuận lợi cho các tư tưởng bất mãn, chán nản, sẵn sàng trục lợi khi có cơ hội… Rõ ràng, để đảm bảo pháp luật cũng như các giá trị đạo đức được tôn trọng, cần phải có cách nhìn thực tế, rất "con người", chứ không nên ảo tưởng về mối tương quan giữa cống hiến - đãi ngộ.

Về phía người dân, việc một số cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức vi phạm pháp luật, hạch sách, vòi vĩnh… đã làm xói mòn niềm tin của họ vào nhà nước, pháp luật. Thực trạng này đã làm nảy sinh tròn một bộ phận không nhỏ người dân có tâm lý "nén bạc đâm toạc tờ giấy", "cái gì cũng có giá" nên nhiều người đã chủ động hối lộ, đưa quà… nhằm "bôi trơn" cán bộ, công chức để nhanh xong việc. Điều này lại càng làm cho các hiện tượng tiêu cực như sách nhiễu, cửa quyền, nhận hối lộ… có cơ hội phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)