Đạo đức cần đến pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 29 - 31)

Thứ nhất, trong xã hội có nhà nước, các quan hệ xã hội trở nên vô

cùng đa dạng, phong phú, sự mâu thuẫn trong quá trình tìm kiếm lợi ích của các cá nhân, các tập đoàn là nguyên nhân làm nảy sinh những xung đột xã hội, đặt các giá trị đạo đức trước những thách thức to lớn. Bản thân các quy tắc đạo đức có cơ chế đảm bảo thực hiện dựa trên sự day dứt lương tâm, ý

thức về danh dự, bổn phận và áp lực của dư luận xã hội. Nhưng trong thực tế, có vô vàn các tình huống mà con người phải đứng trước sự lựa chọn: đạo đức hay lợi ích? Khi con người không tự chiến thắng được bản thân thì cơ chế bảo đảm vào lương tâm hay dư luận … như trên đã phơi bày sự bất lực của nó. Lúc này, pháp luật, với thuộc tính được đảm bảo bởi tính cưỡng chế của nhà nước, là cơ chế hữu hiệu để ngăn chặn những hành vi xâm hại lợi ích chính đáng của người khác, thiết lập trật tự và công bằng xã hội. Bởi vì, khi một cá nhân đã không tự giác thực hiện những chuẩn mực được xã hội thừa nhận, đã bất chấp dư luận xã hội để chà đạp lên xã hội thì xã hội phải chặn đứng họ lại bằng những biện pháp thích đáng nhất kể cả cưỡng chế! Sự cưỡng chế sẽ buộc một bộ phận thành viên xã hội phải chịu những thiệt hại nhất định. Nhưng nếu đó là sự bảo đảm cho lợi ích chính đáng của cá nhân khác, của xã hội thì đó là sự cần thiết. Thực ra, ẩn giấu đằng sau những hình thức chế tài mang dáng vẻ "cứng rắn", "vô tình"… đó chính là khát vọng về lẽ phải, sự công bằng, công lý. Lịch sử pháp luật cho thấy tư tưởng này đã được phản ánh trong các nền pháp luật của loài người từ rất sớm. Trong khi nền pháp luật Trung Quốc thời cổ đại đã có quan niệm "đặt hình phạt để khỏi phải trừng phạt" (Dĩ tịch chỉ tịch) [35, tr. 154] thì người La Mã cổ có câu: "ubi societas, ibi jus" tức là: "ở đâu có xã hội, ở đó có pháp luật" [35, tr. 13].

Thứ hai, nếu đặt ra câu hỏi: vì sao không dùng đạo đức để hóa giải

những hành vi xấu trong xã hội? thì câu trả lời là: đúng là nhiều trường hợp đạo đức phát huy tác dụng giải quyết được xung đột, tranh chấp trong xã hội (nhường nhịn, các bên tự hòa giải…). Nhưng xét trên bình diện toàn diện toàn xã hội thì giải pháp này là không khả thi. Nó không những không đảm bảo cho những người bị thiệt hại một sự bù đắp chính đáng và thiết thực, mà còn là môi trường cho những kẻ không biết xấu hổ lạm dụng. Bản thân Khổng Tử, triết gia Trung Quốc vĩ đại, người suốt đời trung thành với chủ trương Đức trị, khi được hỏi có nên "lấy đức báo oán không?", ông đáp rằng "thế thì lấy gì báo đức? cứ lấy sự chính trực mà báo oán, lấy đức mà báo đức". (hoặc viết:

"dĩ đức báo oán, hà như?", Tử viết: "hà dĩ báo đức? dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức" Luận ngữ, chương Hiến vấn). Về cuộc đối thoại này, học giả Nguyến Hiến Lê đã có những bình luận rất hay như sau:

Sự minh triết của ông ở đó, lấy đức báo oán thì độ lượng thật, nhưng luôn theo quy tắc đó thì xã hội sẽ loạn mất. Một tư tưởng mới mẻ nhưng phải hợp tình hợp lý, thiết thực, có ích cho nhân dân quần chúng thì mới đáng quý; còn nói cho sướng miệng mình, sướng tai người nghe mà không dùng được thì có khi chỉ là

ngụy biện [32, tr. 138-139].

Rõ ràng, trong trường hợp này, một sự áp dụng pháp luật cứng rắn nhưng thiết thực sẽ tốt hơn nhiều một sự kiêu gọi đạo đức cao cả nhưng viển vông. Vladimir Soloviev đã quan niệm về tình huống này một cách rất hợp lý là: "thật bất kính khi phó mặc cho thánh thần đạo đức cái mà một nền pháp lý

tốt có thể làm được một cách thắng lợi " [46, tr. 253]. Đồng thời chúng ta thấy

rằng pháp luật với các thuộc tính: quy phạm phổ biến, tính được đảm bảo bởi nhà nước… chính là phương tiện hữu hiệu để ghi nhận, bảo vệ những giá trị đạo đức tốt đẹp, tiến bộ và đưa chúng thành thói quen suy nghĩ và hành động của mọi người. Đây chính là sự tác động có hiệu quả nhất đến đạo đức của pháp luật. Về cơ bản, pháp luật tác động đến đạo đức ở một số hướng sau:

Một là, nhà nước sẽ thể chế hóa những giá trị đạo đức tiến bộ thành

các quy định của pháp luật.

Hai là, cổ vũ và tạo cơ chế để bảo vệ những giá trị đạo đức tốt đẹp,

đồng thời loại bỏ hoặc hạn chế những cái lỗi thời, lạc hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)