- Mặt hạn chế
2.4. SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
LĨNH VỰC GIÁO DỤC
- Mặt tích cực
Giáo dục là một lĩnh vực nhạy cảm và thu hút được sự quan tâm của xã hội. Những sản phẩm của một nền giáo dục nhiều lúc không thể tự đo đếm ngay được nhưng ảnh hưởng của nó đến xã hội, dân tộc là rất to lớn và kéo dài. Xét về mặt tích cực ta thấy:
Thứ nhất, trong xã hội Việt Nam từ nhà cầm quyền cho đến người dân
đều chịu ảnh hưởng sâu đậm của truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng việc học… Nghề giáo là một nghề đặc biệt có lẽ trong số các nghề thì không có nghề nào coi trọng đạo đức như nghề này. Vì vậy, các văn bản pháp luật cũng phản ánh rõ nét quan niệm này. Đối với nhà giáo Luật giáo dục 2005 quy định một số nhiệm vụ cơ bản là:
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền lợi ích chính đáng của người học;
- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức…, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học [44, Điều 72].
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
- Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học… [44, Điều 75].
Đối với người học, Luật Giáo dục cũng có những quy định cụ thể: - Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường;
- Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, thực hiện nội quy, điều lệ của nhà trường, chấp hành pháp luật của Nhà nước;
- Bảo vệ môi trường, giữ gìn bảo vệ tài sản của nhà trường… [44, Điều 85].
Luật cũng quy định người học không được thực hiện một số hành vi sau: - Xúc phạm danh dự nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác;
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh:
- Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học, gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng [44, Điều 88].
- Trên cơ sở Luật giáo dục các cơ quan đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác tạo tiền đề đẩy lùi những hành vi xấu trong nhà trường, tạo cơ sở để các giá trị đạo đức phát huy tác dụng.
Thứ hai, về công tác thực hiện pháp luật thì những giá trị đạo đức tốt
đẹp của dân tộc cũng như giá trị mới hiện nay đã có tác dụng tích cực trong quá trình dạy và học. Ví dụ như về quan hệ giữa nhà giáo và người học mà trước đây cha ông ta gọi là quan hệ thầy - trò. Cha ông ta vốn quan niệm:
Học trò học nghề hay học chữ, đều có nghĩa là thầy trò. Học trò phải kính trọng thầy, phải quý mến thầy, mà nhất là thầy dạy học
chữ thì phải kính trọng hơn nữa… Người ta ở đời nhờ có cha mẹ sinh ra mình, lại có thầy dạy cho mình mới khôn, biết việc này việc nọ mới nên con người, cho nên học trò ở với thầy cũng như con ở với cha mẹ, ấy cũng là một mối luân thường của Á Đông ta [4, tr. 210] Cho dù hiện nay trong xã hội không phải ai cũng nghĩ được như trên nhưng truyền thống đó đã góp phần tạo dựng những nét đẹp trong quan hệ giữ người học và nhà giáo. Bên cạnh đó quá trình cải cách mở cửa đã đem lại cho nền giáo dục Việt Nam nhiều nét mới, dần dần hình thành những cách nghĩ cách nhìn tiến bộ hơn về giáo dục nói chung, quan hệ thầy trò nói riêng. Về phía các thầy cô giáo đã có thay đổi rất nhiều trong tư duy. Giờ đây các thầy cô không còn quan niệm xa cách với học sinh, không còn coi học sinh ngoan tức là "gọi dạ, bảo vâng"… mà đã nhìn nhận người học ở mức độ bình đẳng hơn, tôn trọng hơn, sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc của người học, cùng trao đổi tranh luận với người học, những người không nhất trí với quan điểm của thầy cô không còn bị coi là "ngang ngạnh, hỗn xược" nữa… Về người học, cũng không còn thụ động, phụ thuộc ỷ lại thầy, nghe theo thầy cô một cách máy móc mà đã chủ động tìm tòi, nghiên cứu, dám phát biểu ý kiến và có chính kiến… Đây thực sự là những luồng gió mới thổi vào đời sống nhà trường và cơ sở để chúng xây dựng một nền giáo dục tiên tiến.
- Mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực, lĩnh vực giáo dục nước ta trong thời gian qua, thực sự còn nhiều tồn tại, gây lo lắng lớn trong đời sống xã hội. Qua tìm hiểu chúng ta thấy có một số vấn đề chính sau:
Thứ nhất, thời gian qua, quan điểm xã hội hóa giáo dục đã được cụ thể
hóa bằng những văn bản pháp luật, nhưng các văn bản này chưa tạo một cơ chế chặt chẽ trong giáo dục, đây chính những kẽ hở pháp luật này là môi trường thuận lợi cho những toan tính không tốt của một số người có dịp phát
triển. Thực tế cho thấy, chủ trương xã hội hóa giáo dục là rất đúng đắn để tạo ra sự thi đua giữa các trường, đồng thời giảm gánh nặng cho nhà nước. Nhưng có một số cá nhân không đặt mục tiêu đào tạo lên hàng đầu mà lại coi trọng vấn đề lợi nhuận. Khi gặp được cơ chế lỏng lẻo họ liền lợi dụng để tuyển sinh tràn lan (thậm chí có trường cố tình nâng điểm trong các bài thi để tuyển được nhiều sinh viên…), đặt ra mức học phí cao trong khi không đảm bảo chất lượng của giảng viên, giáo trình… Bên cạnh đó, nhiều quy định của nhà nước về nội dung, phương pháp hỏi thi, việc quản lý văn bằng chứng chỉ… còn chưa thực sự chặt chẽ gây nên nhiều bức xúc trong nhân dân. Đồng thời chúng ta cũng phải thấy, trong những thập kỷ gần đây, chúng ta đã tiến hành nhiều lần cải cách giáo dục. Điều đó nói lên một điều là chúng ta chưa thực sự có một đường lối giáo dục nhất quán, và những thay đổi thường xuyên của khâu tổ chức, chương trình sách giáo khoa… cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục ở nước ta chưa được như ý muốn.
Thứ hai, quan niệm truyền thống của người Việt Nam, và cả hiện nay
"chủ nghĩa bằng cấp" vẫn còn là một rào cản lớn cho giáo dục. Lẽ thường, khi xã hội trọng bằng cấp thì đó chính là sự kích thích cho giáo dục. Nhưng cái gì đi quá đà đều không tốt, mà thực sự ở nước ta hiện nay vấn đề này đã đi quá đà. Tư duy bằng cấp lan tràn khắp xã hội, đặc biệt trong công quyền, đã tạo ra áp lực rất lớn cho người học, dẫn đến suy nghĩ bằng mọi cách đặt được bằng cấp, từ đó nhiều người sẵn sàng làm những việc xấu, thậm chí vi phạm pháp luật (sử dụng văn bằng chứng chỉ giả…). Người xưa cho rằng người đi học chân chính là người "chỉ cầu học vấn, bất cầu học vị", tức là người đi học phải lấy việc thu nạp kiến thức là điều quan trọng nhất, thứ mới đến là bằng cấp. Nhưng hiện nay thực tế có vẻ diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Đây thực sự là điều chúng ta phải trăn trở! Cùng với "chủ nghĩa bằng cấp" thì căn bệnh thành tích cũng diễn ra khá trầm trọng trong lĩnh vực giáo dục. Thực tế của vấn đề này, thời gian qua các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu khá nhiều. Bên cạnh đó, những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường cũng đã tác
động mạnh làm cho nhiều giá trị đạo đức, trong đó có đạo đức giáo dục bị xuống cấp, nhiều hiện tượng không hay đã xảy ra làm chúng ta thực sự lo lắng (giáo viên sỉ nhục học sinh, ngược lại có hiện tượng học trò đánh thầy…). Những hiện tượng này không chỉ là sự tổn hại về đạo đức mà còn là sự vi phạm pháp luật. Thực tế đang đặt ra những bài học hóc búa trong lĩnh vực giáo dục, đòi hỏi sớm có lời giải đáp.