SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG LĨNH VỰC CHÍNH SÁCH XÃ HỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 116 - 122)

- Mặt hạn chế

2.8. SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG LĨNH VỰC CHÍNH SÁCH XÃ HỘ

LĨNH VỰC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Ở nước ta hiện nay, có một số mảng vấn đề xã hội lớn đang tồn tại đòi hỏi sự giải quyết kịp thời và thỏa đáng của nhà nước và xã hội. Thứ nhất là những vấn đề xã hội do chiến tranh để lại. Đó là những việc quan tâm, giải quyết như thế nào các vấn đề đời sống tinh thần và vật chất cho các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh… cũng như hàng triệu người bị tàn tật do bom, đạn, mìn… trong đó có nhiều người bị tàn tật rất nặng, bản thân họ và gia đình không thể tự chăm sóc, sinh sống được cần có sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội. Thứ hai là những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường. Đó là sự phân hóa giầu nghèo, nạn thất nghiệp, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm sức khỏe nhân dân, các tệ nạn xã hội…

Thứ ba là những người già không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, những người

khuyết tật, nhưng gia đình gặp phải thiên tai… Việc giải quyết thỏa đáng các vấn đề này sẽ góp phần xoa dịu nỗi đau, mang lại hạnh phúc cho một bộ phận không nhỏ dân cư xã hội, tạo ra sự công bằng và ổn định của xã hội. Trong lĩnh vực này, sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức được phản ánh ở những khía cạnh sau:

- Mặt tích cực

Về phía pháp luật, nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về chính sách xã hội ở nhiều lĩnh vực nhằm xác định quyền lợi của các đối tượng được hưởng cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với họ, góp phần củng cố, phát huy những đạo lý tốt đẹp của dân tộc trong vấn đề chính sách xã hội. Cụ thể là:

Thứ nhất, về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, đã có các quy định trong các

động, ngay từ năm 1991, nhà nước đã ban hành Pháp lệnh bảo hộ lao động. Trong đó có nhiều quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động như: "Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động phải được trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để tổ chức cấp cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động" (Điều 14), người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ ưu đãi trong khám chữa bệnh, hưởng lương, phụ cấp và công việc. Không được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi ở nhưng nơi độc hại, làm công việc ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ, nuôi con, đến sự phát triển thể lực, trí lực của họ.

Hiện nay, Bộ Luật lao động 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007) đã thể chế hóa một cách đầy đủ, toàn diện các vấn đề bảo hiểm xã hội trong lĩnh vực lao động như:

Người lao động được trả lương trên cơ sở thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định…; được bảo hộ lao động, làm việc trong những điều kiện đảm bảo về an toàn lao động, vệ sinh lao động, nghỉ chế độ, nghỉ hàng năm có lương và được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật… [45, Điều 7].

Nội dung của hợp đồng lao động bao giờ cũng phải có: "… điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động" (Điều 29).

Bên cạnh đó, Bộ Luật lao động cũng có những quy định cụ thể về "thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi" (chương 7), "an toàn lao động, vệ sinh lao động" (chương IX), "những quy định riêng đối với lao động nữ" (chương X), "lao động là người chưa thành niên, là người cao tuổi, là người tàn tật" (chương XI)…

Trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, pháp luật đã có nhiều quy định nhằm quan tâm đến các đối tượng chính sách xã hội, bảo đảm mọi người đều được

hưởng sự chăm sóc y tế. Từ năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 58 về Điều lệ bảo hiểm y tế, trong đó xác định bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi ốm đau. Trên cơ sở Nghị định 58, các Bộ đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa vấn đề bảo hiểm y tế đối với các đối tượng như Thông tư liên tịch số 40/1999/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn bảo hiểm y tế bắt buộc, Thông tư liên tịch số 40/1998/TTLT- BGĐT-BYT hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, Thông tư liên tịch số 22/2003/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BYT- BTC quy định về khám chữa bệnh cho thân nhân sĩ quan tại ngũ…

Hiện nay, Luật bảo hiểm y tế 2008 do Quốc hội ban hành đã bắt đầu phát huy tác dụng, đảm cho các đối tượng khám, chữa bệnh được hưởng sự chăm sóc tốt hơn.

Thứ hai, trong lĩnh vực cứu trợ xã hội, nhà nước ta đã có nhiều quy

định nhằm giúp đỡ những người gặp rủi ro, bất hạnh (như trẻ mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật, bị thiên tai…) để cuộc sống của họ bớt khó khăn. "Khác với bảo hiểm xã hội, người được hưởng cứu trợ xã hội không phải trực tiếp đóng góp. Các khoản trợ cấp đều do nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm đóng góp" [21, tr. 190].

Hiến pháp 1992 đã xác định phương châm cần phải quan tâm đến những người có những thiệt thòi so với cộng đồng: "người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được nhà nước và xã hội giúp đỡ" (Điều 67). Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng đã cụ thể hóa vào từng lĩnh vực: Đối với những hậu quả do chiến tranh để lại như người tàn tật, nạn nhân chất độc màu da cam … nhà nước đã có nhiều văn bản quan trọng. Các văn bản này đã quy định tương đối đầy đủ về các biện pháp giúp đỡ người tàn tật: chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng, giúp họ học tập, sinh hoạt văn hóa, chơi thể thao, đào

tạo nghề… Bên cạnh đó, năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 26/2000/QĐ-TTg về một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Tháng 6 năm 2010, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật người khuyết tật

để xác lập khung pháp lý cho việc chăm sóc, bảo vệ các đối tượng đặc biệt này. Đối với người cao tuổi, năm 1996, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 117/TTg về chăm sóc người cao tuổi và hỗ trợ hoạt động của Hội người cao tuổi. Năm 2000, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua pháp lệnh người cao tuổi nhằm thể chế hóa vấn đề chăm sóc người cao tuổi, thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta và gần đây nhất, Quốc hội cũng đã ban hành Luật người cao tuổi 2009.

Đối với vấn đề khắc phục hậu quả thiên tai, pháp luật cũng đã có một số văn bản, tiêu biểu là pháp lệnh phòng chống bão lụt 1993…

Thứ ba, về ưu đãi xã hội, Hiến pháp 1992 đã quy định: "Thương binh,

bệnh binh, gia đình liệt sĩ, được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước … những người và giai đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc…" (Điều 67) thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta. Pháp luật ưu đãi xã hội thể hiện ở một số văn bản chủ yếu sau:

Pháp lệnh ưu đãi có công với cách mạng 2005 đã xác định chế độ ưu đãi đối với một số loại đối tượng:

+ Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ;

+ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh; + Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc… Trên cơ sở đó, một số văn bản liên quan đã được quy định như: Nghị định 176/CP năm 1994 quy định danh hiệu vinh dự "Bà mẹ Việt Nam anh

hùng", Nghị định 91/CP của Chính phủ năm 1998 ban hành điều lệ xây dựng và quản lý để hướng các hoạt động của cộng đồng vào các chương trình phù hợp với đạo lý truyền thống của dân tộc.

Về phía các giá trị đạo đức, dân tộc Việt Nam vốn có nhiều truyền thống tốt đẹp là tiền đề thuận lợi để thực hiện các chính sách xã hội.

Thứ nhất, lòng nhân ái, tình yêu thương con người ăn sâu vào suy

nghĩ của nhiều người. Đứng trước những cảnh ngộ éo le, thua thiệt nhân dân ta thường tỏ thái độ quan tâm, đồng cảm và cố gắng giúp đỡ họ một cách thực chất, đây chính là cơ sở đạo lý để chúng ta xây dựng và thực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội.

Thứ hai, đạo lý "uống nước nhớ nguồn" là cơ sở trực tiếp để chúng ta

xây dựng những chính sách đền ơn đáp nghĩa, thực hiện ưu đãi xã hội với các đối tượng có công với xã hội, với đất nước như thương binh, gia đình liệt sĩ…

Thứ ba, dân tộc ta còn có những truyền thống tốt đẹp, độc đáo như

truyền thống kính trọng người cao tuổi, yêu quý trẻ em… cũng là những tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách về xã hội.

- Mặt hạn chế

Việc thực hiện các quy định pháp luật đối với lĩnh vực chính sách xã hội, bên cạnh những thuận lợi xuất phát từ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cũng có nhiều khó khăn do số lượng người được hưởng chế độ ưu đãi là rất lớn so với khả năng chi trả của nhà nước (khoảng 6,5 triệu người), nhiều vụ việc do thời gian xảy ra đã lâu, hồ sơ bị thất lạc, người làm chứng đã mất… nên việc chứng thực giải quyết là rất khó khăn, các cơ chế chính sách pháp luật chưa thực sự hoàn thiện… chính là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng vi phạm pháp luật về chính sách xã hội, không đảm bảo công bằng xã hội, vi phạm đạo lý của dân tộc. Sai phạm tập trung vào một số mảng chính như sau:

Thứ nhất, làm giả hồ sơ để được công nhận là thương binh. Qua công tác thanh tra của Bộ lao động thương binh và xã hội về tính chính xác của hồ sơ thương binh "tại 50 tỉnh trong cả nước đã phát hiện ra hàng ngàn trường hợp làm hồ sơ giả" [21, tr. 251]. Đây thực sự là những việc làm rất xấu, vì vấn đề thương binh liên quan đến các chính sách đãi ngộ ưu tiên cho thương binh và gia đình họ, chỉ xứng đáng đối với những người đã hy sinh một phần xương máu cho đất nước.

Thứ hai, xác định tỷ lệ thương tật không đúng là một sai phạm khá

phổ biến. Trong tổng số 25 tỉnh được thanh tra bước đầu đã có 192 trường hợp thuộc diện sai phạm này.

Thứ ba, trường hợp đối tượng chính sách đã chết nhưng không báo cắt

mà vẫn tiếp tục chi trả, "cá biệt có trường hợp đối tượng chết đã 10 năm mà vẫn chi trả" [21, tr. 257].

Ngoài ra, theo tác giả Hồ Sĩ Đơn còn phải kể đến nhiều sai phạm khác như khai tăng tuổi đời để được hưởng trợ cấp trước thời gian, khai tăng thời gian công tác để được hưởng huân chương, huy chương. Qua kiểm tra đã phát hiện 5019 trường hợp khai tăng tuổi đời để được hưởng trợ cấp, cá biệt có trường hợp khai tăng đến 14 tuổi… Nhiều trường hợp vi phạm rất trắng trợn, gây phẫn nộ trong nhân dân như: chiếm đoạt tiền tuất của liệt sĩ, giả mạo chữ ký của đối tượng chính sách để lấy tiền, nâng đơn giá bia mộ để lấy tiền chênh lệch…

Bên cạnh sự lỏng lẻo trong quản lý dẫn đến sai phạm thì tâm lý "nể nang" của cán bộ quản lý hoặc người làm chứng đối với người cùng làng, cùng họ… có quan niệm: đằng nào người ta cũng bị thương trong chiến đấu, đã có cống hiến với đất nước, ghi tăng tỷ lệ thương tật cho họ vài % thì cũng chẳng sao, cũng là "làm phúc". Gây ra nhiều trường hợp chứng thực không đúng, giám định tỷ lệ thương tật sai… cũng là nguyên nhân của nhiều vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chính sách xã hội.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 116 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)