ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THEO HƢỚNG XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN ĐẠO ĐỨC GIA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 129 - 135)

- Mặt hạn chế

3.3. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THEO HƢỚNG XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN ĐẠO ĐỨC GIA

DỰNG VÀ CỦNG CỐ CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN - ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH - ĐẠO ĐỨC CỘNG ĐỒNG

Thứ nhất, đối với đạo đức cá nhân, trong điều kiện hiện nay nó chịu

tác động có tính hai mặt của cơ chế hiện trường. Ở khía cạnh tích cực chúng ta thấy cơ chế mới với quan niệm giải phóng phát huy, mọi năng lực của cá nhân, các cá nhân có điều kiện tham gia vào nhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội hết sức đa dạng và chấp nhận cạnh tranh để xác lập chỗ đứng trong xã hội. Do đó, trong chuẩn mực đạo đức cá nhân hiện nay, những biểu hiện nhạy bén, linh hoạt,… xuất hiện ngày càng nhiều và bước đầu được xã hội hoan nghênh. Nhưng ở khía cạnh tiêu cực những gì mà cơ chế thị trường mang lại cho sự phát triển nhân cách cá nhân cũng rất đáng lo ngại. Lối sống vị kỷ, coi trọng vật chất một cách thái quá đã làm nhân cách của không ít người bị méo mó, những thói hư tật xấu có dịp phát tác, mà biểu hiện của chúng là những hành vi vi phạm pháp luật, xuống cấp về tư tưởng, lối sống vốn ngày càng có chiều hướng gia tăng. Để khắc phục tình trạng này, nhà nước ta, thông qua Hiến pháp đã xác định giáo dục, đào tạo, trong đó có giáo dục đạo đức, là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng con người Việt Nam.

Những nội dung và yêu cầu giáo dục này sẽ góp phần không nhỏ vào việc đánh thức lương tâm, tạo ra một hành lang trách nhiệm đạo đức cho hoạt động năng động của mỗi con người, biến ý chí và sự khôn ngoan của họ thành sức mạnh sáng tạo, xây dựng chứ

không phải là sức mạnh phá hoại, trái với bản chất con người [37,

Trong công tác giáo dục đạo đức theo hướng xây dựng và củng cố các chuẩn mực đạo đức cá nhân, chúng tôi nhất trí với quan điểm của tác giả Đoàn Đức Hiếu trong cuốn "Sự phát triển của cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Đó là:

+ Xác định sống có lý tưởng.

Đây là những yếu tố mang tính xu hướng, khát vọng đảm bảo cho suy nghĩ và hành động cá nhân có được sự định hướng đúng đắn, phòng ngừa sự mất phương hướng, mất cân bằng trong đời sống. Ở nước ta việc tuyên truyền giáo dục để hình thành lý tưởng sống của con người vốn đã có những bài học sâu sắc. Trong thời kỳ bao cấp, chúng ta đã xây dựng nhiều chuẩn mực lý tưởng nặng về giáo điều, áp đặt, xa rời thực tế không tạo được động lực cho sự phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân. Bởi vì, lý tưởng được đẩy lên đến mức xa vời, dễ sa vào ảo tưởng, điều đó không làm cho lý tưởng trở nên hấp dẫn trái lại ngày càng thiếu tính thuyết phục. Trong bối cảnh mới hiện nay ở nước ta, nội dung của lý tưởng có nhiều nét mới, nhưng nổi bật là tính hiện thực lành mạnh của lý tưởng, được phản ánh ở khát vọng chung của đông đảo mọi người là ai cũng được hưởng an toàn, thịnh vượng, xã hội dân chủ, văn minh. Từ đây lý tưởng sẽ được mỗi cá nhân cụ thể hóa tùy theo công việc, hoàn cảnh mà mình đang theo đuổi để trở thành những lý tưởng gần gũi với đời sống, có khả năng định hướng và động viên suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân.

+ Xác định cá nhân là một chủ thể mang tính sáng tạo.

Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, do điều kiện văn hóa nông nghiệp sản xuất nhỏ, lễ giáo phong kiến, vai trò cá nhân bị cộng đồng lấn át… đã làm cho mỗi cá nhân sự cần cù chịu khó lấn át sự tìm tòi cải tiến; chủ nghĩa kinh nghiệm thay cho lý luận khoa học, tính chất truyền miệng theo thói quen lấn át chất duy lý … đã hạn chế rất nhiều sự sáng tạo của cá nhân. Trong giai

đoạn cơ chế tập trung quan liêu bao cấp như trước đây, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan mà chúng ta cũng chưa tạo lập được cơ chế khuyến khích vai trò chủ thể sáng tạo của cá nhân… tạo môi trường cho những thói ỷ lại, trông chờ thụ động… tồn tại dai dẳng. Hiện nay ở nước ta, cơ chế thị trường đã mở ra những cơ hội to lớn để các cá nhân vươn lên khẳng định mình, đồng thời cơ chế thị trường hàm chứa sự cạnh tranh quyết liệt thì việc cá nhân thể hiện được phẩm chất năng động, sáng tạo là nhân tố quan trọng bảo đảm cho thành công. Không những thế, hiện nay khoa học công nghệ đang có bước phát triển vũ bão, các quốc gia, các công ty… đều chạy đua rất quyết liệt, vì vậy, nếu không có sức sáng tạo thì mãi mãi chúng ta chỉ là những người tụt hậu và bị động.

+ Xác định thái độ tôn trọng pháp luật.

Đây là thái độ có ý nghĩa đặc biệt trong việc liệu chúng ta có thể xây dựng được nhà nước pháp quyền hay không. Chúng ta đã nhiều lần đề cập là bản thân các quan hệ trong cơ chế thị trường hàm chứa sự phức tạp. Các chủ thể phải chịu nhiều áp lực, không chỉ riêng vấn đề lợi nhuận mà còn nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Do đó, việc xác định thái độ luôn luôn tôn trọng pháp luật là điều không hề dễ dàng nhưng lại đặc biệt quan trọng. Hoạt động giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cần phải chỉ ra những lợi ích có thể là trước mắt hay là lâu dài từ sự tuân thủ pháp luật cũng như cho chủ thể thấy được những thiệt hại mà họ phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật. Cần phải tạo dựng được tâm lý xã hội rộng rãi là những sự hỗn loạn, thiếu minh bạch, bất công… trong buổi giao thời sớm muộn rồi sẽ qua đi và những việc làm phi pháp trước sau cũng sẽ phải trả giá. Phải làm cho mọi người nhận thức được sống và làm việc theo pháp luật là phong cách sống đúng đắn của con người trong xã hội hiện đại.

Nhân cách cá nhân là sự biểu hiện của các mối quan hệ giữa cá nhân với đời sống, tác động đến đời sống và bị đời sống tác động. Do đó sự hài hòa trong quan điểm, lối sống sẽ dẫn đến sự hài hòa trong cuộc đời. Trong các cấu trúc kiểu mình - người, vật chất - tinh thần, hiện đại - truyền thống… thì chỉ một yếu tố nào đó bị phá vỡ, sẽ dẫn đến con người tới sự cực đoan trong suy nghĩ và hành động. Hiện nay, ở nước ta, cơ chế thị trường tiềm tàng nguy cơ phá vỡ sự hài hòa trong nhân cách của mỗi người. Thực tế hiện nay cho thấy có không ít người có xu hướng vật chất hóa các nhu cầu, lấy việc có nhiều phương tiện tiêu dùng sang trọng làm chuẩn mực của đời sống, thậm chí còn sùng bái đồ vật, biến con người trở thành nô lệ của hàng hóa… là hậu quả là một đời sống bị làm xơ cứng, trở nên cằn cỗi khô cằn, vô cảm (!). Nhưng thực tế cho thấy, công việc định hướng cho sự xây dựng nhân cách hài hòa, phong phú không hề đơn giản. Có lẽ một khâu quan trọng hiện nay là xây dựng được tâm lý xã hội khoan dung, nhìn nhận những cá tính riêng tư, những khát vọng cá nhân, sự đa vẻ trong xử sự của xã hội… một cách không định kiến. Đây chính là tiền đề để các thành viên xã hội chấp nhận nhau, chịu ảnh hưởng từ những cá tính tốt đẹp của nhau, dần dần chuyển hóa để tạo nên một nhân cách hài hòa, phong phú.

Thứ hai, về đạo đức gia đình. Gia đình Việt Nam hiện nay đang vận

động từ mô hình gia đình truyền thống sang mô hình gia đình hiện đại, giữa nông thôn và đô thị cũng như có nhiều khác biệt trong quá trình chuyển đổi này… do đó, đạo đức gia đình là phạm trù mở, chứ không phải nhất thành bất biến. Tuy nhiên, xét trên bình diện tổng thể, chúng ta cần có phương hướng cho việc giáo dục đạo đức gia đình, một vấn đề rất nhạy cảm trong xã hội hiện nay. Thực tế những năm qua ở nước ta, việc thực hiện cơ chế thị trường và giao lưu hợp tác quốc tế đã đưa lại cho nền văn hóa Việt Nam, gia đình Việt Nam những kiến thức mới, thực sự tiến bộ, bổ ích. Nhưng quá trình này cũng mở ra cơ hội cho những lối sống xa lạ xâm nhập vào xã hội ta và đã tấn công quyết liệt vào nếp sống gia đình truyền thống. Thực tế này đã gây nên sự chia

rẽ trong tâm lý của các nhóm dân cư trong xã hội. Có những người đứng trước sự hoành hành của những tiêu cực trong đời sống gia đình đã đi đến chỗ phủ định hoàn toàn các giá trị ngoại lai, bầy tỏ sự luyến tiếc quá khứ, muốn dùng nếp sống gia đình truyền thống để duy trì, níu kéo các quan hệ gia đình hôm nay. Ngược lại, có những người, với tâm lý sùng ngoại vô điều kiện, không xem xét là các giá trị ngoại đó có phù hợp với xã hội Việt Nam hay không đã vội vã đi đến kết luận những giá trị của truyền thống trở nên lỗi thời, phải "tân tiến", "thức thời" thì mới theo kịp thời đại. Sự chia rẽ này đã phản ánh vào trong mỗi gia đình, không hiếm những gia đình Việt Nam hiện nay mà sự xung đột về quan niệm sống, cách cư xử giữa các thế hệ là rất gay gắt. Rõ ràng là cả hai thái độ trên đều phản ánh sự cực đoan và không thể thuyết phục. Để gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách con người Việt Nam, chúng ta phải đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức gia đình theo hướng kế thừa những truyền thống tốt đẹp như thủy chung, coi trọng tu dưỡng bản thân, sống có trách nhiệm với các thế hệ trong gia đình… Đồng thời cũng cần tiếp thu những giá trị đạo đức tiến bộ như công bằng, tôn trọng phụ nữ, hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng cùng nhau chia sẻ công việc gia đình, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, đồng cảm chia sẻ những tâm sự cùng con cái… Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu nghiêm túc để đổi mới phương pháp truyền đạt nội dung đạo đức trong trường học, trong mỗi gia đình, ông bà cha me, cần phải thật sự nghiêm túc trong việc làm gương cho con cháu, hết sức tránh việc dạy bảo con làm điều tốt nhưng chính mình lại làm điều không hay. Xây dựng một hệ thống các chuẩn mực đạo đức gia đình tốt đẹp, tiến bộ là chúng ta đã tạo tiền đề quan trọng để mỗi gia đình có đủ sức đề kháng trước sức tấn công của các quan niệm tiêu cực.

Thứ ba, về việc xây dựng đạo đức cộng đồng. Đây là phạm trù để chỉ

những chuẩn mực đạo đức được hình thành và có giá trị điều chỉnh hành vi con người khi họ ở trong những cộng đồng có quy mô khác nhau của xã hội. Đây có thể là cộng đồng lớn nhất là toàn thể xã hội hay là các cộng đồng hẹp

hơn được tổ chức theo các tiêu chí khác nhau (nghề nghiệp, giới tính…). Trong ý này chúng tôi muốn nói rõ hơn về hai vấn đề đang thu hút sự quan tâm của xã hội là đạo đức nghề nghiệp và đạo đức trong ứng xử với môi trường tự nhiên.

Một là, về đạo đức nghề nghiệp. Tuyệt đại bộ phận các cá nhân trong

cuộc sống của mình, đều theo đuổi một công việc nhất định và có thể là chủ động hay tự nhiên mà họ nằm trong một ngành nghề nào đó. Ở nước ta hiện nay, có nhiều ngành nghề đã tổ chức thành các hội nghề nghiệp, một số thì chưa, nhưng trong nghề nghiệp nào cũng có những chuẩn mực đạo đức đặc thù. Chúng ta có thể liệt kê một vài nghề nhạy cảm và có sự đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp rất cao như nghề giáo, nghề y, luật sư… Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, trong nhiều ngành nghề, những việc sai trái vẫn diễn ra rất nhiều, gây nhiều hậu quả cho xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng một trong số đó là những chủ thể sai trái này không nhận thức một cách đầy đủ về trách nhiệm, danh dự, lương tâm trong công việc mà mình đang làm, họ có những phân tích đánh giá thiển cận, họ nghĩ rằng bằng những thủ đoạn mánh khóe để đạt được lợi lộc nhanh chóng mới là khôn ngoan… nhưng thực tế những cái mà họ mất còn lớn hơn nhiều. Bởi vì đơn cử trong lĩnh vực kinh doanh, nếu có hai đối tác có tiềm lực kinh tế như nhau, thì bao giờ người ta cũng mong muốn làm ăn với những người có tiếng là đứng đắn, trọng chữ tín chứ không ai muốn mạo hiểm với một kẻ có tiếng tráo trở (thậm chí khi kẻ này có ưu thế về kinh tế đi nữa…) Do đó, ở một góc độ nào đấy, đạo đức là một lợi thế (dù vô hình nhưng rất mạnh) trong cạnh tranh. Trải qua hàng trăm năm kinh nghiệm, nhận thức được điều này, ở phương Tây "đã hình thành môn học đạo đức học kinh doanh (Business Ethics), nhiều công ty trên thế giới đã xây dựng bộ luật đạo đức để giáo dục nhân viên (một phần ba các hãng ở Anh, ba phần tư các hãng ở Hoa Kỳ…)" [48, tr. 10]. Ở nước ta, theo GS.TS Nguyễn Đăng Dung, điều này có vẻ còn mới mẻ, nhưng xu thế tất yếu là mỗi ngành nghề phải xây dựng cho được những chuẩn mực đạo đức

nghề nghiệp với những chế tài cụ thể, có khả năng điều chỉnh hành vi của các hội viên, giúp cho họ nhận thức nếu có việc sai trái thì không những bị pháp luật xử lý mà còn bị xã hội tẩy chay.

Hai là, về đạo đức trong ứng xử với môi trường tự nhiên. Đây là phạm

trù đạo đức phản ánh mối quan hệ trực tiếp của các cá nhân với môi trường sinh thái và gián tiếp là với các cá nhân khác, với xã hội. Trong đạo đức cộng đồng thì phạm trù đạo đức môi trường sinh thái là nhân tố mới, ngày càng thu hút được sự quan tâm của xã hội. Người dân giờ đây đã có ý thức phải được sống, làm việc trong môi trường đảm bảo vệ sinh an toàn, không độc hại tiến tới là được sống trong môi trường trong lành, giúp cho con người khỏe mạnh về thể chất, thanh thản về tinh thần. Nhưng trong những năm qua, cơ chế thị trường, do những đòi hỏi gay gắt về cạnh tranh, lợi nhuận… đã có những tác động tiêu cực đến môi trường, suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, người dân ở nhiều nơi nhất là các đô thị phải sống trong môi trường rất nặng nề về độ ồn, khói bụi, rác thải… Chi phí để khám chữa bệnh cũng như khắc phục các hậu quả về môi trường gây ra tổn thất vật chất không nhỏ cho xã hội. Vì vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sẽ góp phần cùng với các biện pháp xử lý của pháp luật để bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 129 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)