Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 38 - 39)

Năm 2001, trong sự điều chỉnh chung của Hiến pháp 1992, thì tại Điều 2, Chương: chế độ chính trị, đã có một thay đổi quan trọng, Hiến pháp sửa đổi đã xác định việc xây dựng: "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân

dân, do nhân dân, vì nhân dân". Việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt

lớn của đời sống là quản lý thế nào với nền kinh tế thị trường, sự phù hợp thế nào với xu thế chung của thế giới, làm thế nào để đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng của người dân về tự do, công bằng, dân chủ… Đồng thời, qua kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, chúng ta phải thừa nhận nhà nước pháp quyền là một mô hình tổ chức xã hội văn minh, tiến bộ, phòng chống sự lạm quyền, bảo vệ quyền công dân.

Công cuộc xã hội nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay dựa trên những quan điểm cơ bản sau:

+ Giữ vững bản chất của dân, do dân, vì dân của nhà nước ta;

+ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng, kết hợp với các thành tố phi quan phương tiến bộ, phù hợp;

+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

+ Nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo sớm có một hệ thống pháp luật hoàn thiện;

+ Cải cách bộ máy nhà nước theo hướng đảm bảo sự độc lập của các cơ quan tư pháp;

+ Giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của người dân và cán bộ, công chức, từng bước hình thành nền văn hóa pháp lý tiến bộ, nhân văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)