ĐI TÌM LỜI GIẢI TỪ ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 135 - 142)

- Mặt hạn chế

3.4. ĐI TÌM LỜI GIẢI TỪ ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘ

Trong mục cuối này, chúng tôi xin trở lại với một vấn đề mang tính gốc rễ là các cơ chế kinh tế - xã hội. Bởi vì, suy cho cùng pháp luật hay đạo đức cũng là sự phản ánh ở những hình thức khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Một ví dụ cụ thể là hành vi buôn lậu qua biên giới của những người dân ở giáp biên (điển hình là những người mang vác thuê cho các chủ hàng) thì các cơ quan nhà nước đều thừa nhận họ làm là vì đời sống khó khăn, đang lúc nông nhàn hoặc thất nghiệp. Như vậy, để phát hiện, xử lý, đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức tiến tới việc củng cố ý thức pháp

luật và một nền văn hóa đạo đức tiến bộ, thì chúng ta phải đi tìm lời giải trong chính đời sống kinh tế xã hội. Hay nói khác đi, thông qua các biện pháp của nhà nước thúc đẩy kinh tế phát triển gắn liền với tiến bộ xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân chính là tạo lập cơ sở để người dân tôn trọng pháp luật, sống lương thiện. Ở Trung Quốc cổ đại, có một nhà chính trị có quan điểm rất thực tế như vậy và sau này mọi người đã phải đồng ý với ông, đó là Quản Trọng. Ông nói: "kho lẫm đầy rồi mới biết lễ

tiết, ăn mặc đủ rồi mới biết vinh nhục". Còn cha ông ta cũng có câu nói rất

đắt: "đói ăn vụng, túng làm càn". Phần này chúng tôi kế thừa quan điểm của nhóm tác giả Hoàng Thu Hòa và Ngô Văn Giang trong công trình "Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam" (Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005).

Những giải pháp chính được đưa ra bao gồm các nội dung sau đây:

Thứ nhất: Phát huy mọi nguồn lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Trong đó quan trọng nhất là nhà nước phải tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế đa dạng về sở hữu và loại hình sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự duy đẳng giữa các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạch định và tổ chức thực thi pháp luật, chính sách và trong ứng xử của các cơ quan công quyền, cần xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo thành phần kinh tế, nhất là những ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là những đặc quyền, đặc lợi dựa vào vị thế độc quyền, nhưng hạn chế đối với kinh tế tư nhân trong tiếp cận các cơ hội, các nguồn lực và các điều kiện phát triển.

Thứ hai: Phát triển đồng bộ các loại thị trường và hoàn thiện vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường

Bởi vì, không giống như nhiều nước khác, nước ta không có sẵn một nền kinh tế thị trường đồng bộ, nhà nước phải khởi xướng, đặt khung pháp lý, tạo thuận lợi, hướng dẫn và trợ giúp để hình thành đồng bộ các yếu tố thị

trường, đồng thời có sự điều tiết thích đáng để phát huy thế mạnh, bổ sung chỗ yếu và khắc phục khuyết tật của thị trường. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đánh giá diễn biến thực tế của các thị trường, nhằm xác định "khoảng trống pháp lý và quản lý" đối với mỗi loại thị trường, trên cơ sở đó ban hành các văn bản pháp lý nhằm chính thức hóa hoặc hợp pháp hóa các hoạt động thị trường, đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh. Trong công tác quản lý, nhà nước cần chú trọng sử dụng các công cụ thị trường, không lạm dụng các công cụ phi thị trường, không lạm dụng công quyền để bóp méo, làm sai lệch tính tất yếu của thị trường.

Thứ ba: Phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực ở nước ta

Mục tiêu chủ yếu của chiến lược này là nhằm tạo ra lực lượng lao động có thể đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế. Công tác giáo dục đào tạo phải hướng tới việc hình thành đội ngũ doanh nhân giỏi, năng động, nhạy bén, đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao, tâm huyết, giàu năng lực sáng tạo, đội ngũ các nhà quản lý nhà nước tinh thông nghiệp vụ, trung thành, trung thực và tận tụy với công việc, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề theo kịp yêu cầu phát triển đất nước đi tới hiện đại hóa và nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó cần ban hành đồng bộ, kịp thời các văn bản pháp luật, tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường lao động, tăng khả năng và cơ hội tìm việc làm của người lao động, thực hiện có hiệu quả các chính sách tạo việc tìm việc làm, khuyến khích mọi người tự tạo, tự tìm việc làm và thu hút thêm lao động tăng thu nhập cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước. Các chính sách lao động, tiền lương, khen thưởng… phải có tác dụng động viên lực lượng lao động cho công cuộc phát triển đất nước. Trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách, cần tạo động lực kích thích tính tích cực lao động, làm cho họ năng động, thiện chí, cầu tiến, phát huy sang tạo, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Bên cạnh việc tạo động lực về lợi ích vật chất, cần quan tâm đến việc tạo động

lực về tinh thần như: tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sự say mê và lương tâm nghề nghiệp, niềm tin, quyền tự do, dân chủ, tính công bằng xã hội…

Thứ tư: Phát triển văn hóa, củng cố và đổi mới nền tảng tinh thần của xã hội, hình thành và nâng cao giá trị của con người Việt Nam

Các chính sách văn hóa phải hướng tới việc giữ gìn, nâng cao bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp, ý thức về cội nguồn và lòng tự hào dân tộc, khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam, đồng thời ngăn chặn xu hướng lai căng, pha tạp và đấu tranh chống lại sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại. Nhiệm vụ trung tâm của nền văn hóa trong giai đoạn tới là góp phần xây dựng con người Việt Nam có tư tưởng, đạo đức, lối sống cao đẹp.

Thứ năm: Thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội

Một là, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm đảm bảo sự công bằng

giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư trong việc tiếp cận các yếu tố "đầu vào" và hưởng thụ các kết quả "đầu ra" của quá trình sản xuất kinh doanh.

Hai là, điều chỉnh chính sách đầu tư phát triển để đạt tới một cơ chế

phân bổ nguồn nhân lực hướng đến sự công bằng xã hội theo hướng: tăng cường và khuyến khích đầu tư cho các ngành và các dự án tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho nhiều người, ưu tiên các vùng kinh tế trọng điểm nhưng cũng chú ý đầu tư thích đáng cho các vùng khác song song với việc khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, gây lãng phí nguồn nhân lực.

Ba là, thực hiện có hiệu quả chính sách phúc lợi xã hội, đồng thời bổ

sung và mở rộng thành hệ thống chính sách an ninh xã hội nhiều lớp như: bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội, cứu tế xã hội, tương trợ xã hội…

Bốn là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm

vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm, tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác xây dựng, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược xóa đói, giảm nghèo…

Thứ sáu: Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện và mở rộng dân chủ, tăng cường công khai, minh bạch trách nhiệm giải trình và nâng cao sự tham gia giám sát của nhân dân

Cần nhanh chóng minh bạch hóa hệ thống luật pháp. Minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhất là mối quan hệ với người dân, với doanh nghiệp, trước cấp trên, pháp luật cần có chế tài rõ ràng và nghiêm minh với các hành vi che giấu hoặc từ chối cung cấp thông tin làm giảm tính minh bạch. Tăng cường sự giám sát của người dân, bảo đảm được đồng thuận xã hội rộng rãi về các chương trình, dự án của nhà nước.

Trên đây là những giải pháp cơ bản và tương đối đồng bộ để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Chúng tôi tin tưởng rằng, trong những năm tới đây, cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống nhân dân sẽ được ổn định và từng bước nâng cao, đó cũng chính là điều kiện then chốt để đẩy lùi những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức.

KẾT LUẬN

1. Trong những năm qua, nước ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, đời sống kinh tế - xã hội đã có những thay đổi lớn, các quan hệ xã hội trở nên đa vẻ và vận động rất nhanh. Trước yêu cầu đổi mới, nhà nước ta đã xác định phải tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa - một phương thức tổ chức xã hội văn minh, giàu tính công bằng, dân chủ, nhân đạo. Pháp luật và đạo đức là hai hệ thống quy tắc quan trọng nhất điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Vì vậy việc tìm hiểu, phân tích sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức mang ý nghĩa phương pháp rất lớn và là cơ sở để định hướng cho thực tế ở nước ta hiện nay.

2. Thực tế cho thấy, cùng với những thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, cả pháp luật và đạo đức ở nước ta có nhiều nét mới tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện tích cực đó, đời sống pháp luật và đạo đức ở nước ta hiện nay cũng bộc lộ nhiều mặt đáng lo ngại. Về pháp luật, hiện đang nổi lên một số vấn đề lớn như bản thân đời sống xã hội Việt Nam hiện nay cộng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế… đã tạo ra những sức ép rất lớn với quá trình xây dựng pháp luật, làm thế nào vừa phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật nhưng vẫn bảo đảm chất lượng của các văn bản, đảm bảo tính khả thi của chúng? Làm thế nào để nâng cao ý thức pháp luật của người dân, tạo tiền đề thuận lợi cho quá trình thực hiện pháp luật?... Về đạo đức, dưới sự tác động của cơ chế thị trường, đã xuất hiện những quan niệm và hành vi ứng xử lệch lạc, làm cho nhiều cá nhân rơi vào cực đoan hoặc mất phương hướng, nhiều gia đình rơi vào xung đột tan vỡ, quan hệ giữa con người với con người trở nên căng thẳng, bị đồng tiền chi phối… Yêu cầu cụ thể đặt ra là phải tìm hiểu sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong bối cảnh hiện nay như thế nào để tìm ra giải pháp khả thi nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của pháp luật, kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc, ủng hộ và bảo vệ những giá trị đạo đức mới.

Đứng trước yêu cầu nói trên, chúng tôi đã tiến hành việc nghiên cứu sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức ở nước ta trong điều kiện hiện nay được phản ánh ở những khía cạnh nào, đâu là mặt tích cực hỗ trợ lẫn nhau, đâu là mặt khác biệt, hạn chế lẫn nhau… Đồng thời chúng tôi cũng bước đầu phân tích sự tác động qua lại này trên một số lĩnh vực cơ bản nhất của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

3. Từ sự phân tích những mặt tích cực và hạn chế trong sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức ở nước ta hiện nay và trên cơ sở định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần hết sức chú ý đến các giải pháp cơ bản như sau:

Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật gắn với tuyên truyền phổ biến pháp luật theo hướng vừa đảm bảo kịp thời, vừa đảm bảo chất lượng và tính khả thi. Trong đó cần chú trọng việc chọn lọc, phản ánh những giá trị đạo đức tốt đẹp vào pháp luật, đồng thời có chế tài cụ thể để bảo vệ chúng,

Đổi mới, tăng cường công tác giáo dục đạo đức trong gia đình, nhà trường và xã hội nhằm hình thành các giá trị đạo đức cá nhân - đạo đức gia đình - đạo đức cộng đồng theo hướng kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp và cổ vũ, bảo vệ những giá trị đạo đức mới, tạo tiền đề cho việc tuân thủ pháp luật của mọi người.

Đấu tranh kiên quyết với các hành vi vi phạm và tệ nạn xã hội nhằm tăng cường, củng cố thói quen sống và làm việc theo pháp luật, từng bước xây dựng nền văn hóa pháp lư trong nhà nước pháp quyền.

Giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi người, chính là nhân tố quyết định để đẩy lùi tình trạng hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức.

Sự tiến hành đồng bộ và kiên quyết các giải pháp nói trên, nhất định sẽ tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống pháp luật và đạo đức ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 135 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)