- Mặt hạn chế
3.2. ĐẤU TRANH KIÊN QUYẾT VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TỆ NẠN XÃ HỘ
LUẬT VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI
Bản chất của các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội là sự phủ định các chuẩn mực hay quy tắc xã hội. Những hành vi này không những phá vỡ trật tự xã hội mà còn làm tổn hại tới môi trường đạo đức xã hội. Ở nước ta trong mấy chục năm qua đã diễn ra một thực tế khá phức tạp. Đó là những năm tháng chiến tranh, cả xã hội phải tập trung nhân lực, vật lực, đoàn kết nhất trí cộng với những đòi hỏi đặc thù của thời chiến nên kỷ luật xã hội là tương đối nghiêm. Bên cạnh đó, cũng phải nói đến quan niệm xã hội lúc đó là tương đối thuần nhất và đơn giản nên những hiện tượng xấu khó có cơ hội để phát sinh. Nhưng bước sang thời kỳ hòa bình, nhất là từ khi cơ chế thị trường được vận hành ở nước ta, điều kiện vật chất đã bước đầu được cải thiện, hệ thống pháp luật cũng được chú trọng xây dựng, những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội lại có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Nổi
cộm nhất hiện nay tội phạm về chức vụ (đặc biệt là tội tham nhũng), tội phạm kinh tế, tội phạm ma túy v.v… Trong các loại tội phạm hiện nay tội phạm tham nhũng diễn biến đặc biệt phức tạp và mang tính phổ biến. Hành vi này làm thất thoát một khối lượng tài sản rất lớn (đặc biệt trong số đó có những tài sản đi vay nước ngoài..) gây ra những thiệt hại về kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, làm tăng thêm nguy cơ tụt hậu về kinh tế của nước ta, làm giảm nhiệt tình của các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng quốc tế… Không những thế, hành vi tham nhũng thường rơi vào một số cán bộ nắm giữ cương vị quản lý trong bộ máy công quyền, vốn có trách nhiệm phải gương mẫu nên hậu quả thường hết sức tai hại, mà một trong những điều đó là sự bào mòn niềm tin của người dân vào bộ máy nhà nước… Bên cạnh tội phạm tham nhũng thì diễn biến các loại tội phạm khác cũng hết sức phức tạp. Đó là sự manh động, liều lĩnh của tội phạm ma túy; sự tinh vi, xảo quyệt của loại tội phạm kinh tế, tình trạng phạm pháp trong thanh thiếu niên gia tăng… Song hành cùng với các loại tội phạm hiện nay thì các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng. Theo một số tác giả thì:
Nhiều tệ nạn văn hóa xã hội tồn tại dai dẳng, có nguy cơ ngày càng phổ biến như cờ bạc, số đề, nghiện hút, ăn chơi trụy lạc, nhiễm HIV/AIDS… Những tệ nạn này chưa có dấu hiệu thuyên giảm, vẫn có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, tỷ lệ các trường hợp tái phạm cao. Điều rất đáng lo ngại là tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên đang là một vấn đề bức xúc, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ trẻ, lực lượng lao động của đất nước [3, tr. 105]
Thực trạng này vừa gây tác hại đến nguồn nhân lực ở nước ta, mà những chi phí cho việc phòng chống và giải quyết những hậu quả của chúng là rất lớn, chưa kể những tổn thất về tinh thần mà gia đình, xã hội phải gánh chịu.
Thực tế nóng bỏng trên đang đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với việc đấu tranh nhằm đẩy lùi và từng bước loại bỏ các vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật và các giá trị đạo đức tốt đẹp. Đặc biệt, đối với đạo đức, sự thực hiện chúng chủ yếu thông qua cơ chế kiểm soát của lương tâm, sự ý thức về danh dự và bổn phận… tức là quá trình tự giác của chủ thể thì trong điều kiện xã hội còn bị chi phối bởi những lợi ích khác nhau… nên sự điều chỉnh đạo đức không phải lúc nào cũng được chấp nhận và nguy cơ bị phá vỡ là không nhỏ. Lúc này, pháp luật với tính cưỡng chế của mình có khả năng chặn đứng những hành vi vi phạm pháp luật (cũng là vi phạm đạo đức, bởi vì suy cho cùng, pháp luật bao giờ cũng bắt nguồn từ nền tảng đạo đức). Sự thực hiện pháp luật một cách thường xuyên sẽ định hình ở các chủ thể thói quen hành động theo pháp luật, sự bắt buộc đã chuyển hóa thành sự tự giác, góp phần củng cố các giá trị đạo đức. Như vậy, việc đấu tranh có hiệu quả với các vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội sẽ góp phần to lớn vào sự "gia cố" bức tường đạo đức của xã hội. Muốn vậy chúng ta cần:
- Hoàn thiện cơ chế pháp luật trong lĩnh vực này, bảo đảm tính dân chủ, khách quan trong việc đấu tranh xử lý các sai phạm. Thời gian qua, chúng ta đã có một số bước đi rất quan trọng như thành lập tòa hành chính, thành lập một số cơ quan chuyên trách chống lại các loại tệ nạn đặc biệt (ma túy, tham nhũng…), cải tổ viện kiểm sát, kiện toàn các cơ quan điều tra… và có thể sắp tới là sự ra đời của tòa án Hiến pháp… nhưng chúng ta không thể thỏa mãn mà cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung hoàn thiện hơn nữa cơ chế đấu tranh chống vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, tính tích cực của quần chúng nhân dân, thu hút được các tổ chức, đoàn thể cùng tham gia vào quá trình này, đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.
- Coi trọng công tác phòng ngừa, thông qua công tác điều tra, dự báo đánh giá về diễn biến thực tế của vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội để có giải pháp ngăn chặn ngay từ đầu, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.