Sự nhìn nhận lại vai trò của cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 52 - 53)

Trong xã hội Việt Nam truyền thống và cơ chế tập trung bao cấp, vai trò của cá nhân, trong nhiều trường hợp bị nhìn nhận chưa thỏa đáng. Chuyển sang cơ chế thị trường, vấn đề cá nhân đã được đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ hơn.

Văn hóa truyền thống (với dòng tư tưởng chủ đạo là Nho giáo) không coi trọng cá nhân thậm chí "còn vùi dập, phủ nhận" [25, tr. 75]. Mỗi người được xác định vị trí trong hệ thống thang bậc của xã hội. Ai cũng phải nhận biết, làm tròn phận vị của mình với nhà nước, với làng xóm, với gia đình, họ tộc không được chú ý nhiều đến bản thân. Tiêu chuẩn để đánh giá mỗi người là ở chỗ họ cho mình là thành viên của cộng đồng hay không; có hoàn thành được những bổn phận của mình với cộng đồng hay chưa?

Giai đoạn cơ chế tập trung bao cấp trước đổi mới cũng đã đánh dấu sự hình thành những chuẩn mực đạo đức đặc thù. Theo tác giả Đỗ Huy thì:

Cơ chế bao cấp trên các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng đòi hỏi một cơ chế đạo đức phù hợp, vừa phản ánh, vừa điều chỉnh và cổ vũ các quan hệ kinh tế - xã hội. Các chuẩn mực và giá trị đạo đức đó có trách nhiệm cổ vũ cho sự lao động hết mình cho tập thể, tuyên truyền tính ưu việt của việc hưởng thụ theo phân phối công bằng của nhà nước. Kết quả của cơ chế bao cấp ấy, người lao động đã không lao động hết mình và sự phân phối đã rơi

Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường hiện nay có một nhận thức phổ biến là cạnh tranh lành mạnh chính là động lực của đời sống kinh tế. Cơ chế kinh tế mới đã tác động để dần hình thành nên trong xã hội sự nhận thức: mỗi người phải rèn luyện bản lĩnh cá nhân để đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội, khẳng định chỗ đứng của bản thân, từ đó giải phóng cá nhân thành yêu cầu của thời đại và được đông đảo thành viên xã hội hưởng ứng. Vai trò của cá nhân được khẳng định và quan tâm đúng mức hơn chính là cơ sở để tạo nên một xã hội năng động và sáng tạo. Trong xu hướng tiến bộ này, những vấn đề như coi lợi ích chính đáng của cá nhân là động lực của sự phát triển hay việc cá nhân dám bộc lộ cá tính cũng như quyền tôn trọng về sở thích cá nhân, bí mật đời tư… được mọi người hoan nghênh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)