Giai đoạn từ năm 1989 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)

Đây là giai đoạn hệ thống pháp luật TTDS Việt Nam có sự phát triển vượt bậc và lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật TTDS Việt Nam, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989 được ban hành, có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/1990. Đồng thời cũng trong năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án được ban hành. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên pháp điển hóa những nội dung căn bản của thủ tục giải quyết vụ án dân sự dưới hình thức Pháp lệnh, đánh dấu sự phát triển của pháp luật TTDS Việt Nam sang một giai đoạn mới.

PLTTGQCVADS đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có quyền tự định đoạt của đương sự. Theo Pháp lệnh, đương sự có quyền định đoạt trong việc khởi kiện, cụ thể tại Điều 1 có quy định: “Công dân, pháp nhân, theo thủ tục do pháp luật quy định, có quyền khởi kiện VADS để yêu cầu TAND bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình”. Cũng theo Pháp lệnh, bên cạnh quyền khởi kiện của đương sự, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc trong phạm vi chức năng của mình cũng có quyền khởi kiện

hoặc đề nghị VKS xem xét việc khởi tố vụ án đối với những vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tài sản XHCN hoặc quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động, kết hôn trái pháp luật, xác định cha, mẹ cho người con chưa thành niên ngoài giá thú, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của người chưa thành niên hoặc của người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, nếu không có ai khởi kiện (Điều 8 và Điều 28 PLTTGQCVADS). Song có thể thấy, việc khởi kiện vì lợi ích chung của các tổ chức xã hội và khởi tố của VKS ở góc độ nào đó phần nào cũng đã ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của các đương sự.

Điều 2 của PLTTGQCVADS còn quy định: “Người khởi kiện vụ án dân sự có quyền rút đơn khởi kiện, thay đổi nội dung khởi kiện. Các đương sự có quyền tự hòa giải với nhau”. Cũng theo quy định của Pháp lệnh, trong quá trình tham gia tố tụng, các đương sự còn có quyền hòa giải với nhau – Điều 5 PLTTGQCVADS quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án, trừ những trường hợp không hòa giải được hoặc pháp luật quy định không được hòa giải”. Trường hợp đương sự không đồng ý với bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, đương sự cũng có quyền kháng cáo “Đương sự, người đại diện của đương sự, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án trên một cấp phúc thẩm…” (Điều 58 PLTTGQCVADS).

Sau khi có PLTTGQCVADS, TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh này trong đó có nêu:

Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án, thì Thẩm phán lập Biên bản hòa giải thành,

trong đó phải nêu rõ nội dung việc tranh chấp và những điều mà các đương sự đã thỏa thuận. Bản sao biên bản này được gửi ngay cho VKS cùng cấp, cho tổ chức xã hội đã khởi kiện vì lợi ích chung. Nếu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến hoặc VKS, tổ chức xã hội đã khởi kiện vì lợi ích chung phản đối sự thỏa thuận đó thì Tòa án đưa ra xét xử, nếu trong thời hạn đó không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự… (Mục II điểm 2)

Ngoài ra, còn có một số các văn bản pháp luật khác như Công văn số 309/NCPL, Công văn số 310/NCPL ngày 22/12/1990 giải thích một số vấn đề về TTDS… Hiến pháp năm 1992 (Điều 50 và 74), Luật Tổ chức TAND năm 2002 (Điều 9) cũng có những quy định nhằm tạo điều kiện cho công dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình trong đó có quyền tự định đoạt của đương sự trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại Tòa án.

Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn này quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự cơ bản được đảm bảo. PLTTGQCVADS quy định tương đối rõ ràng cụ thể các quyền tự định đoạt của các đương sự trong toàn bộ quá trình tham gia tố tụng như quyền khởi kiện, quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu, quyền tham gia hòa giải, tự hòa giải, quyền kháng cáo…

Tuy nhiên, quyền tự định đoạt của đương sự khi tham gia tố tụng trong giai đoạn này mới chỉ được thực hiện ở một mức độ nhất định nào đó, sự tham gia và can thiệp của cơ quan có thẩm quyền vẫn còn nhiều. Hơn nữa, các quy định về tố tụng thiếu tập trung, nhiều chỗ còn chồng chéo… Đó là ngoài PLTTGQCVADS còn có các Pháp lệnh khác như Pháp lệnh thủ tục giải

quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11/4/1996. Điều đó đòi hỏi phải mở rộng hơn nữa quyền tự định đoạt của đương sự và các quy định về TTDS cần phải được pháp điển hóa ở các văn bản pháp lý có tính hiệu lực cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)