Quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong việc thay đổi, bổ sung yêu cầu và rút đơn khởi kiện, đơn phản tố, đơn yêu cầu độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)

yêu cầu và rút đơn khởi kiện, đơn phản tố, đơn yêu cầu độc lập

Trong xã hội, mọi thứ luôn vận động, biến đổi từng ngày, từng giờ và các quan hệ xã hội cũng không nằm ngoài quy luật đó. Quan hệ dân sự được

hình thành trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa các bên. Trong quá trình thực hiện, các bên có quyền thương lượng, thỏa thuận để thay đổi các quyền và nghĩa vụ của mình. Khi quyền và lợi ích bị xâm phạm các bên cũng có quyền quyết định việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình. Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự không chỉ được thể hiện ở quyền tự quyết định trong việc có khởi kiện hay không khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm mà ngay cả khi đương sự đã có đơn khởi kiện và được Tòa án thụ lý giải quyết, quyền tự định đoạt của đương sự vẫn được thể hiện ở quyền thay đổi, bổ sung nội dung yêu cầu hay rút đơn khởi kiện.

Việc quy định nội dung quyền tự định đoạt này của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Trong quá trình giao lưu dân sự, khi quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên bị xâm phạm, đương sự có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Khi đương sự khởi kiện ra Tòa án, họ có thể chưa xác định được một cách chính xác các quyền và lợi ích của mình có bị xâm phạm hay không và xâm phạm như thế nào, ở mức độ ra sao và cũng có thể chưa có các chứng cứ xác đáng nên không dám đưa ra yêu cầu hoặc đưa ra yêu cầu chưa phù hợp. Trong quá trình tham gia tố tụng đương sự mới thu thập được chứng cứ cũng như xác định được chính xác phạm vi quyền lợi của mình bị xâm phạm. Ngoài ra, cũng có trường hợp, trong quá trình chờ Tòa án giải quyết, các đương sự đã có sự thương lượng, thỏa thuận bồi hoàn cho nhau được một phần quyền lợi hoặc thỏa thuận giải quyết được toàn bộ vụ án. Do đó, khi Tòa án tiến hành giải quyết vụ án dân sự, đương sự có thể thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu khởi kiện. Việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu này của đương sự trong một số trường hợp sẽ rất hữu ích bởi nó có thể rút ngắn được quá trình tố tụng, tiết kiệm được thời gian, vật chất cho các đương sự và

cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện thủ tục tố tụng. Phù hợp với định hướng của Nhà nước ta trong việc tạo điều kiện để các bên tự thương lượng, thỏa thuận, hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự.

Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự thường được thể hiện ở chỗ: đối với nguyên đơn là sự thay đổi, bổ sung đối tượng khởi kiện (như thay đổi, bổ sung yêu cầu đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan); thay đổi, bổ sung căn cứ cho yêu cầu (như thay đổi, bổ sung tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu…) bằng cách nêu ra những tình tiết mới hoặc rút bỏ các tình tiết, sự kiện đã viện dẫn trong đơn khởi kiện; tăng hoặc giảm mức yêu cầu so với ban đầu trong đơn khởi kiện. Còn đối với bị đơn đó là việc bổ sung, rút yêu cầu phản tố. Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là việc bổ sung và rút yêu cầu độc lập.

Như vậy, đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu cả trước khi mở phiên tòa và tại phiên tòa. Đối với việc rút yêu cầu của đương sự là tự nguyện thì sẽ được chấp nhận và Tòa án đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu đã rút. Việc rút đơn khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập hay không là do các đương sự tự quyết định, điều này thể hiện ý chí của đương sự là không mong muốn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp nữa và việc đương sự rút đơn khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập sẽ làm chấm dứt việc giải quyết đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)