KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 36)

Quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự là hình thức tồn tại của các quyền được quy định trong pháp luật nội dung, là phương thức bảo đảm cho các quyền dân sự trong luật nội dung được thực hiện. Không có các hành vi giao kết dân sự được xác lập thì các quyền tố tụng sẽ không có môi trường pháp lý phát sinh trên thực tế. Trong quan hệ tố tụng, quyền tự định đoạt của đương sự là một nguyên tắc pháp lý được biểu hiện như một quyền tố tụng đặc thù, phản ánh tính chất của một lĩnh vực quan hệ cơ bản trong đời sống xã hội, đó là quan hệ dân sự mà trong đó tính tự do ý chí, tự do cam kết, thỏa thuận, định đoạt là đặc trưng cơ bản của loại quan hệ này. Như vậy, có thể nói, quyền tự định đoạt là quyền tố tụng cơ bản và phổ biến của đương sự, được đương sự thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng, từ khi khởi kiện đến khi kết thúc vụ án dân sự.

Đời sống xã hội luôn vận động và phát triển, các mối quan hệ xã hội cũng theo đó mà diễn biến ngày một đa dạng, phức tạp hơn, đồng thời nảy sinh thêm nhiều loại quan hệ mới. Việc ghi nhận rộng rãi quyền tự định đoạt của đương sự trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật TTDS nói riêng là một trong những biện pháp nhằm bảo vệ quyền cơ bản của con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi bị xâm phạm. Pháp luật TTDS Việt Nam về quyền tự định đoạt của đương sự qua các thời kỳ đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến quyền lợi của nhân dân, sự công bằng, bình đẳng trong xã hội; kịp thời bổ sung, hoàn thiện chế định về quyền tự định đoạt của đương sự trước xu hướng phát triển của xã hội, nhằm đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)