Sự ra đời của BLTTDS 2004 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của Pháp luật TTDS Việt Nam trong giai đoạn này. Đây là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất kể từ trước đến nay điều chỉnh các quan hệ về TTDS. Trước khi BLTTDS 2004 được ban hành, việc giải quyết những loại việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của BLTTDS được quy định tại các PLTTGQCVADS, PLTTGQCVA kinh tế và PLTTGQ các tranh chấp lao động. Tuy nhiên, các Pháp lệnh này mới chỉ quy định các thủ tục mang tính nguyên tắc, còn thiếu những quy định mang tính cụ thể phát sinh trong việc giải quyết vụ việc. Mặt khác, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong thời kì hội nhập nên nhiều quy định của các Pháp lệnh này không còn phù hợp và thiếu đồng bộ so với các văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật Lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002; Bộ luật Dân sự năm 1995 dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật vào đời sống thực tiễn và hiệu quả, chất lượng xét xử của Tòa án không cao – đây chính là các cơ sở xã hội và cơ sở pháp lý cho sự ra đời của BLTTDS 2004. BLTTDS 2004 được ban hành đã đánh dấu bước phát triển của hệ thống Pháp luật TTDS Việt Nam ở một tầm cao mới, khắc phục được tình trạng tản mạn, mẫu thuẫn, khiếm khuyết của các quy định TTDS trước đây, tạo điều kiện thuận lợi và cần thiết cho Tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự, bảo đảm cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án nhằm thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về chiến lược cải cách tư pháp. BLTTDS 2004 được ban
hành đã làm thay đổi quy trình tố tụng tại Tòa án theo hướng công khai, minh bạch, các đương sự có vai trò chủ động, quyết định trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án đã góp phần vào việc thực hiện một cách cụ thể và đầy đủ quyền tự định đoạt của đương sự. Quyền tự định đoạt của đương sự được bảo đảm và mở rộng hơn trước và được ghi nhận cụ thể thành một nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS (Điều 5 BLTTDS 2004). Điều đó chứng tỏ, quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ngày càng được chú trọng, các đương sự ngày càng có điều kiện thực hiện tốt nhất các quyền và nghĩa vụ tố tụng, kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm.
Mặc dù Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 ra đời đã quy định tương đối đầy đủ các thủ tục, trình tự giải quyết các vụ việc dân sự, nhưng sau một thời gian triển khai áp dụng trên thực tiễn đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục để đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp và bảo đảm hơn nữa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, ngày 29/3/2011, kì họp thứ 9 Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS để khắc phục những hạn chế đó.
Sau mười năm thi hành, có thể nói Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Cho đến nay, nhiều quy định của Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự vẫn còn phù hợp và đang phát huy tác dụng tích cực. Tuy nhiên qua tổng kết thực tiễn cho thấy cũng có nhiều quy định của Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự đã b ộc lộ những hạn chế, bất cập; không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân trong việc giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong đời sống dân sự; quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong tố tụng dân sự cần tiếp tục được bổ sung, sửa đổi, trong đó có các quy
định về đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong vụ án dân sự nhằm phát huy tính công khai, dân chủ, công bằng, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, tăng cường quyền và trách nhiệm của Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử; đổi mới trình tự, thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm các vụ việc dân sự nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án; bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân; góp phần vào sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp mới, trong đó quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì nhiều nội dung quan trọng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, về Thẩm phán và Hội thẩm đã được bổ sung, sửa đổi. Các quy định của Hiến pháp năm 2013 là sự thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng về cải cách tư pháp và đã được cụ thể hóa một bước trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và nhiều đạo luật quan trọng khác. Các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 cần tiếp tục được cụ thể hóa trong các luật tố tụng nói chung và Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng dân sự nói riêng , tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Tại phiên họp ngày 25/11/2015, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Theo đó, Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) năm
2015 có nhiều quy định mới nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền của công dân theo Hiến pháp năm 2013, trong đó có quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự.
Nghiên cứu sự phát triển của các quy định về quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS qua các giai đoạn cho thấy các quy định liên quan đến quyền tự định đoạt của đương sự được quy định khá sớm trong Pháp luật TTDS Việt Nam và ngày càng được quy định cụ thể, mở rộng và hoàn thiện hơn. Qua đó chúng ta cũng thấy được sự phát triển và hoàn thiện không ngừng của Pháp luật TTDS Việt Nam nói chung, thể hiện sự quan tâm, và tầm quan trọng của pháp luật TTDS cũng như quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự nhằm hướng tới một mục tiêu chung là góp phần bảo đảm cho các đương sự bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án.