TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
Quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS là một trong những quyền năng cơ bản, quan trọng của quyền con người, là cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Quyền tự định đoạt có nguồn gốc từ quyền tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận của chủ thể trong các quan hệ dân sự.
Trong quan hệ pháp luật TTDS, các chủ thể có toàn quyền quyết định trong việc tham gia hay không tham gia vào quan hệ, nội dung của quan hệ, cũng như các phương thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ thông qua việc giao kết hợp đồng dân sự. Khi có tranh chấp phát sinh, họ có quyền quyết định tham gia hay không tham gia tố tụng yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình, hay tự mình thỏa thuận với bên kia để giải quyết vụ việc. Họ cũng có quyền quyết định các quyền và lợi ích của mình như yêu cầu phía bên kia giải quyết quyền lợi gì, phạm vi giải quyết đến đâu. Quyền này được thể hiện trong việc khởi kiện vụ án dân sự; trong việc thay đổi bổ sung và rút yêu cầu; trong việc hòa giải và tự hòa giải; trong việc kháng cáo, thay đổi bổ sung và rút yêu cầu kháng cáo.
Mặc dù có nguồn gốc từ tính chất của các quan hệ pháp luật nội dung nhưng quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS (pháp luật hình thức) cũng có sự khác biệt. Quyền tự định đoạt của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động thể hiện sự tự do ý chí, cam kết thỏa thuận giữa các chủ thể còn sự tự định đoạt của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự được thực hiện thông qua Tòa án. Chính vì vậy, Pháp luật TTDS một mặt ghi nhận quyền tự định đoạt của các đương sự nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động của họ trong việc giải
quyết tranh chấp, nhưng mặt khác cũng đặt ra trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm cho các đương sự thực sự thực hiện được quyền tự định đoạt của mình.
Như vậy, quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự được thể hiện ở các nội dung cơ bản sau: