Công ty cổ phần Minh Phú

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 75 - 79)

b) Các chính sách và tiêu chuẩn xuất nhập khẩu

4.4.2.4 Công ty cổ phần Minh Phú

Tiền thân là doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú thành lập ngày 14/12/1992 với số vốn điều lệ (VĐL) là 120 triệu đồng. Tháng 12/2002, chuyển đổi thành Công ty TNHH XNK Thủy sản Minh phú, và tăng VĐL lên 90 tỷ đồng. Ngày 31/ 5/2006, chuyển sang hình thức Công ty cổ phần với số VĐL là 600 tỷ đồng và trở thành Công ty mẹ của các Công ty Minh Quý, Minh Phát, Công ty cổ phần Thủy hải sản Minh phú Kiên Giang,Công ty Giống Thủy sản Minh Phú Ninh Thuận. Ngày 27/12/2006 cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết trên sàn HASTC. VĐL hiện tại của Công ty là 700 tỷ

đồng.

Hiện nay, Minh Phú là nhà xuất khẩu tôm lớn nhất nước, chiếm 14,36% tỷ trọng toàn ngành. Minh Phú cũng là doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm đầu tiên của Việt Nam mua được "bond" (tiền ký quỹ) để xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Thị trường xuất khẩu chính của MPC là Mỹ và Nhật Bản. Doanh số từ thị trường Mỹ luôn chiếm khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đây là những thị trường đầy tiềm năng để MPC tiếp tục mở rộng và phát triển. Đặc biệt từ năm 2010, phía Nhật Bản có thể xem xét mức thuế 0% đối với sản phẩm tôm nhập từ Việt Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện cho MPC mở rộng thị trường tại Nhật Bản, tăng doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới.

Công ty hiện tại có 3 nhà máy chế biến tôm với tổng công suất là 19.500 tấn/ năm. Quy trình sản xuất đã đạt được những tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính với quy trình sản xuất khép kín, từ con giống, nuôi, chế biến, đến thành phẩm.

Đối với nguồn nguyên liệu, hiện tại MPC chủ động được khoảng 10% nguyên liệu. Ngoài ra, Công ty luôn có sự liên kết chặt chẽ với người nuôi thông qua hình thức hỗ trợ giống, thức ăn. Điều này giúp Công ty luôn đạt được nguồn nguyên liệu ổn định và kiểm soát tốt giá đầu vào.

Công ty hiện có kế hoạch tăng vốn từ 700 tỷ lên 1.000 tỷ đồng. Công ty cũng có kế hoạch tăng diện tích thả nuôi tôm mặt nước, tăng năng suất và hiệu quả nuôi trồng. Đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng giá trị giá tăng như: tôm ring, Nobashi, Sushi…nhằm tăng cạnh tranh khi xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Mỹ.

4.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC XUẤT KHẨU

TÔM

Qua phân tích tình hình hoạt động của công ty và các nhân tố ảnh hưỏng đến hoạt động xuất khẩu tôm có thể rút ra được những ảnh hưởng đối với hoạt động xuất khẩu tôm của Công ty hiện nay như sau:

4.5.2 Thuận lợi

 Là một trong những công ty đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất cả nước, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty chiếm giá trị tương đối lớn và luôn có sự tăng trưởng khá tốt qua mỗi năm. Riêng đối với sản phẩm tôm, đây là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty, luôn mang lại giá trị xuất khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng nên đáp ứng khá tốt nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt với sản phẩm Nobashi là sản phẩm đã mang lại thành công nhất định cho Công ty, hiện Công ty là nhà xuất khẩu hàng đầu với sản phẩm này. Tổng kết tình hình xuất khẩu tôm của cả nước 7 tháng đầu năm 2011, Fimex vn đang đứng thứ 4 trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất cả nước về doanh số.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị đầy đủ và khá hiện đại. Nhà xưởng chế biến được nâng cấp và mở rộng. Đặc biệt là sự ra đời của nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu An San vào cuối năm 2008 đã góp phần khẳng định hướng đi và cái nhìn chiến lược của Ban lãnh đạo Công ty.

 Cổ phần hoá đã giúp Công ty chủ động hơn trong mọi hoạt động kinh doanh của mình và dễ dàng huy động vốn phục vụ đầu tư và mở rộng sản xuất.

 Nhãn hiệu Fimex vn đã được khẳng định trên thị trường quốc tế. Các sản phẩm của Công ty đang là nhu cầu thường xuyên và ngày càng được ưa chuộng của các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc….

 Công tác nghiên cứu phát triển được Công ty rất chú trọng đầu tư.

 Đội ngũ nhân sự của Fimex vn có trình độ, có tay nghề, luôn gắn bó và hết mình với Công ty. Đội ngũ quản lí giàu kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao, có tầm nhìn chiến lược tốt trong việc ra quyết định. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình phát triển của Công ty với không ít khó khăn đã gặp phải như: năm 2007, cơ quan Nhật Bản kiểm tra dư lượng kháng sinh tôm Việt Nam; mới đây nhất là việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm thuỷ sản khi vào thị trường này đã làm không ít doanh nghiệp phải khốn đốn, trong đó có Fimex vn.

 Với cuộc sống ngày càng hiện đại và bận rộn như hiện nay, thì các sản phẩm chế biến sẵn ngày càng được ưa chuộng vì tính tiện lợi của nó. Tôm đông

lạnh chế biến sẵn cũng là một trong số những sản phẩm có nhu cầu ngày một tăng vì đây là món ăn ngon, bổ dưỡng. Đặc biệt khi thị trường Nhật là một thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty đang gặp khó khăn do hậu quả của vụ nổ nhà máy hạt nhân gây nhiễm phóng xạ và ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thuỷ sản của Nhật, thì nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản nói chung và tôm nói riêng sẽ gia tăng, đây sẽ là cơ hội tốt cho Công ty có thể tăng doanh số và tạo dựng niềm tin và thương hiệu trên thị trường này cũng như các thị trường khác trên thế giới.

 Nhà máy nằm trong vùng cung cấp nguyên liệu lớn nhất của cả nước giúp Công ty có được nguồn nguyên liệu đầu vào khá ổn định.

 Với việc áp dụng và được công nhận các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và các yêu cầu chất lượng của các nước nhập khẩu, cùng với việc chú trọng vào các sản phẩm chất lượng cao tạo cho khách hàng niềm tin vào chất lượng sản phẩm của Công ty.

 Với dân số đông và tỉ lệ trong độ tuổi lao động khá cao của Việt Nam hiện nay, cùng với giá thuê nhân công rẻ là nguồn lao động dồi dào cho các doanh nghiệp nói chung và Sao Ta nói riêng.

 Hiện nay, Việt Nam đã có văn phòng đại diện cho sản phẩm thuỷ sản đây là điều kiện để các công ty và các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thuận lợi trong việc giao dịch, cập nhật thông tin, nghiên cứu thị trường và giải quyết các vấn đề khó khăn khi gặp phải.

 Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam nên luôn được sự quan tâm và các chính sách ưu đãi của nhà nước và các chức năng địa phương, đặc biệt là hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). VASEP cung cấp các thông tin về thị trường, tư vấn và định hướng cho người nuôi và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và chế biến, tổ chức các đoàn tham gia các kỳ hội chợ quảng bá sản phẩm….Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn khi tham gia vào thị trường thế giới.

 Dịch bệnh từ heo, gà, bò,…khiến người tiêu dùng chuyển sang sử dụng hàng thuỷ sản ngày càng nhiều.

 Hiện nay Nhật đang xem xét mức thuế suất 0% với mặt hàng tôm của Việt Nam.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 75 - 79)