Chi phi marketing

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 63 - 65)

Như chúng ta đã biết nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng đa dạng và phong phú. Để nắm bắt được chính xác nhu cầu tiêu dùng của từng thị trường thì các hoạt động marketing như: nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại lại càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Tuy nhiên để làm được như vậy đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn. Chẳng hạn trong khâu nghiên cứu thị trường, nếu doanh nghiệp thực hiện phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Research), tức là thu thập thông tin qua sách báo, tạp chí,…mặc dù chi phí sẽ ít tốn kém hơn so với phương thức nghiên cứu tại hiện trường (Field Research), tức là sang tận thị trường mà mình cần nghiên cứu qua việc phỏng vấn, tiếp xúc, điều tra, thu thập số liệu,…nhưng mức độ chính xác của phương thức điều tra tại bàn

sẽ không cao bằng phương thức điều tra tại hiện trường.

Hiện nay các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu sử dụng phương thức điều tra tại bàn nên khả năng nắm bắt thông tin thị trường không nhanh nhạy, bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh. Rõ ràng chi phi cho nghiên cứu tuy có tốn kém ban đầu nhưng hiệu quả mang lại lớn hơn rất nhiều so với chi phí ban đầu bỏ ra. Vì số lượng bán lớn, thị trường được mở rộng, giữ vững giá trong nước. Mặt khác, một cái lợi khó lượng hoá được đó là mặt hàng thuỷ sản Việt Nam nói chung, tôm nói riêng được đông đảo người tiêu dùng biết đến, tăng uy tín và vị thế của thuỷ sản Việt Nam nói chung và của tôm nói riêng – tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trương quốc tế.

Nhận thấy được những lợi ích mà nghiên cứu mang lại nên vấn đề xúc tiến thương mại đối với Công ty luôn được xác định là công việc thường xuyên và liên tục. Do trình độ công nghệ thông tin, liên lạc ngày càng phát triển và thuận tiện, vì vậy việc tìm kiếm khách hàng cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Đặc biệt qua các kỳ hội chợ trong nước và quốc tế như: Hội chợ thủy sản ở Boston (Hoa Kỳ), Hội chợ thủy sản ở Brussels (Bỉ), Hội chợ thủy sản ở Nhật Bản, Hội chợ Vietfish của Việt Nam... Công ty đã gặp gỡ và giao lưu với nhiều khách hàng cũ cũng như mới, từ đó mở ra được các cơ hội tốt cho công việc bán hàng của mình.

Đối với việc khám phá thị trường mới hàng năm, VASEP thường xuyên tổ chức các đoàn gồm các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đi ra nước ngoài như: Nga, Ba Lan, Nhật Bản, Úc..., tổ các cuộc hội thảo quảng bá các sản phẩm thủy sản của Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thủy sản các nước.

Nhìn chung, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho công tác nghiên cứu và xúc tiến thương mại còn nhiều bất cập. Thông tin về sự biến động cung cầu thị trường, về giá cả, về đối thủ cạnh tranh còn ít, dẫn đến khả năng thích ứng với các biến động đó không kịp thời và kém hiệu quả, mang tính thụ động. Sở dĩ như vậy vì các doanh nghiệp của ta hoạt động trên quy mô nhỏ, vốn ít, chưa mạnh dạn trong việc tìm kiếm thị trường, vẫn chỉ tập trung vào một số thị trường truyền thống.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 63 - 65)