MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY SAO TA TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 86 - 90)

2. W3 + T2, T3, T4 → Hội nhập về phía sau.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY SAO TA TRONG THỜI GIAN TỚ

CÔNG TY SAO TA TRONG THỜI GIAN TỚI

Từ ma trận SWOT chúng ta đã thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cũng như những cơ hội và thách thức mà Công ty phải đối mặt và thấy được những tồn tại đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ đó đề ra một số giải pháp giúp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Dưới đây là một số giải pháp:

 Do hiện nay công ty chưa hoàn toàn chủ động về nguồn nguyên liệu sản xuất nên công ty có thể tự đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu riêng cho mình nhằm có thể chủ động được nguồn cung, đảm bảo về chất lượng tôm hợp tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng cần xem xét về tình hình tài chính và chuyên môn kĩ thuật nuôi của Công ty.

 Công ty cần xây dựng được mối liên kết và phối hợp tốt với người nuôi và vùng nuôi, tăng cường quan hệ thường xuyên với các nhà cung ứng để đảm bảo nguồn nguyên liệu được ổn định bằng cách bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ cho người nuôi về mặt kỹ thuật, cách chọn con giống, hướng dẫn trị bệnh khi dịch bệnh xảy ra, có thể hỗ trợ một phần về vốn cho người nuôi xem như đặt cọc (chẳng hạn: hỗ trợ về con giống, thuốc trị bệnh,…), hướng dẫn họ sử dụng kháng sinh, hóa chất và nhận biết các chất không được sử dụng. Từ đó sẽ đảm bảo cung cấp cho Công ty một lượng nguyên liệu sạch và người nuôi cũng được yên tâm không còn lo ngại về đầu ra và Công ty cũng đảm bảo được đầu vào.

 Ngoài ra, khi chưa có nguồn nguyên liệu riêng thì bên cạnh việc xây dựng mối liên kết, công ty nên tăng cường thu mua vào thời điểm chính vụ để dự trữ một phần, đồng thời xây dựng phương án kinh doanh theo dự đoán tình hình diễn biến của mùa vụ tôm.

 Đề nghị tỉnh và Bộ thủy sản tiến hành rà soát và hoàn thiện lại công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung. Thực tế cho thấy, vấn đề nguyên liệu cho nhà máy không chỉ là trách nhiệm từ một phía mà cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan, từ người nông dân, chính quyền địa phương, doanh nghiệp chế biến, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật,… cũng như các ngành nông nghiệp, kế hoạch, tài chính, khoa học công nghệ, thương mại….

 Để đáp ứng tốt yêu cầu của các nước nhập khẩu cần duy trì, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, đặc biệt là kiểm soát dư lượng kháng sinh, chất xử lý môi trường. Bên cạnh đó, phải thường xuyên cập nhật danh mục hóa chất, kháng sinh, chất xử lý môi trường bị cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng, và các định mức của các tổ chức quốc tế, các nước nhập khẩu chủ yếu, để luôn đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng.

 Tuy thế có thế mạnh về cơ sở vật chất nhưng nếu không sử dụng hiệu quả thì sẽ là một lãng phí đối với công ty, vì vậy nên tổ chức kiểm tra lại năng lực máy móc, thiết bị, nhà xưởng để đầu tư hiệu quả hơn, tránh tình trạng mất cân đối giữa năng lực máy móc, thiết bị với nhà xưởng.

 Cần phát triển thêm nhiều dự án đầu tư theo chiều sâu nhằm hoàn thiện khép kín quy trình sản xuất, có kế hoạch nghiên cứu về phát triển sản phẩm mới và có cơ cấu sản phẩm hợp lí: đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm mang tính chiến lược, hợp thời, mang dấu ấn riêng, có ưu thế cạnh tranh mạnh, đồng thời hạn chế các mặt hàng đã trở nên lạc hậu, không còn sức cạnh tranh cao trên thị trường, mang lại giá trị gia tăng thấp.

 Công ty cần đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tập trung vào sản xuất theo chiều sâu, chú trọng phát triển sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và tạo dựng được niềm tin của khách hàng vào sản phẩm cũng như thương hiệu của Công ty.

 Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên Công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược hợp lí. Về chất lượng sản phẩm Công ty phải luôn đảm bảo bởi đây là một yếu tố quan trọng để cạnh tranh với đối thủ, tạo thương hiệu cho Công ty, nếu đảm bảo được chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì giá có cao hơn đối thủ khách hàng vẫn tìm đến Công ty.

 Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó là bao bì của sản phẩm. Đây là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, nó vừa có chức năng là bảo vệ sản phẩm, chống lại những tác động từ môi trường bên ngoài, vừa có nhiệm vụ là truyền đạt đến khách hàng những thông tin về thương hiệu, sản phẩm, địa chỉ Công ty…Đồng thời bao bì còn có chức năng là làm sao để thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đến sản phẩm. Với tầm quan trọng như vậy Công ty nên chú ý đến chất

lượng, mẫu mã và sự tiện dụng của bao bì khi thiết kế, tạo ra những bao bì đẹp phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng và thân thiện với môi trường.

 Để hoạt động marketing của công ty đạt hiệu quả, Công ty nên xem xét việc xây dựng một bộ phận marketing riêng biệt, có chính sách bồi dưỡng, đào tạo nhân viên marketing để theo kịp xu thế phát triển và sự biến động của thị trường hiện nay.

 Phối hợp với các cơ quan nhà nước: VASEP, văn phòng đại diện thủy sản ở nước ngoài, Bộ thủy sản…. để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thủy sản thông qua các hình thức: tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường, tổ chức hội nghị khách hàng, giới thiệu văn hóa ẩm thực tôm, đây là hình thức truyền thống nhưng không thể bỏ qua.

 Cho phát hành những tập quảng cáo, tờ bướm, catologue gửi cho khách hàng cũ và những khách hàng tiềm năng. Xây dựng chương trình tự giới thiệu trên các kênh truyền hình, radio, báo chí,…

 Phối hợp với ngành du lịch đưa ẩm thực thủy sản mang văn hóa Việt Nam như: chả giò tôm cua, bánh tôm,...đến với khách du lịch để quảng bá cho sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam.

 Có thể quan tâm và cân nhắc đến việc thành lập một văn phòng đại diện tại nước nhập khẩu nhằm tìm hiểu thị hiếu, khẩu vị và thói quen tiêu dùng của từng thị trường khác nhau, từ đó đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, làm được điều đó Công ty sẽ không phải dựa vào các nhà phân phối nữa mà có thể phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng như thế sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn và có thể tiếp xúc trực tiếp và hiểu được khách hàng hơn.

 Theo dõi những biến động về nhu cầu tiêu thụ của từng thị trường, để từ đó có thể dự báo nhu cầu tương lai và xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường cũng như là đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng.

 Đa dạng hóa thị trường, phát triển xuất khẩu ra các thị trường mới để khai thác tối ưu lợi thế cạnh tranh của Công ty, vừa mở rộng thị trường vừa phân tán được rủi ro và có khả năng thay đổi thị trường trọng điểm, khi thị phần thủy sản của Việt Nam tại một thị trường nào đó đạt mức có khả năng bị áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại hay trả đũa.

 Do hiện nay việc phân phối sản phẩm của công ty trên thị trường ngoài nước chủ yếu dựa vào các nhà phân phối, do đó Công ty cần xây dựng và thiết lập cho mình hệ thống phân phối riêng biệt nhằm chủ động hơn trên thị trường đầu ra. Bên cạnh đó, việc có thể phân phối hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng sẽ giúp công ty dễ tiếp cận và tìm hiểu về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng hơn.

 Hiện nay nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước cũng ngày càng tăng cao. Vì vậy ngoài việc xuất khẩu thì thị trường trong nước cũng là thị trường đầy tiềm năng mà Công ty có thể phát triển và tìm kiếm lợi nhuận ở thị trường nội địa này.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 86 - 90)