Uy tín của công ty trên thị trường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 68 - 69)

b) Các chính sách và tiêu chuẩn xuất nhập khẩu

4.3.10 Uy tín của công ty trên thị trường

Vài năm trở lại đây, thuật ngữ “thương hiệu” được các doanh nghiệp và các phương tiện truyền thông nhắc đến tương đối nhiều. Thương hiệu sản phẩm (tiếng Anh là Trademark) là thương mại của sản phẩm, bao gồm chữ viết, hình vẽ, màu sắc. Nó được dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của các doanh nghiệp khác, tránh hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay. Nếu sản phẩm càng có chất lượng và uy tín trên thị trường thì thương hiệu của nó càng được biết đến rộng rãi theo. Khi đó thương hiệu sẽ trở thành một tài sản vô hình có giá trị, thậm chí còn hơn cả tài sản hữu hình của doanh nghiệp hay nói cách khác thương hiệu chính là phần hồn của doanh nghiệp.

Đối với mặt hàng tôm cũng vậy, trước đây tôm Việt Nam xuất khẩu chưa có thương hiệu riêng, các doanh nghiệp cũng chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của riêng mình. Hiện nay, dù việc tạo dựng thương hiệu đã được chú ý và có kế hoạch phát triển nhưng đôi khi sản phẩm tôm Việt Nam khi xuất ra nước ngoài vẫn chưa được mang nhãn mác cho riêng mình mà được thay bằng nhãn hiệu của công ty nhập khẩu nước ngoài. Thực trạng đó gây thiệt hại lớn cho sản phẩm tôm vì đây là một trong số những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ta, trong khi chất lượng tôm Việt Nam ngày càng được đánh giá cao và tương đương với sản phẩm của các nước khác.

Như vậy, để nâng sức mạnh của tôm nói riêng và của hàng hoá nói chung, các doanh nghiệp cũng nên đầu tư thoả đáng vào việc xây dựng, duy trì, phát

triển và tôn tạo thương hiệu của riêng mình, nâng cao uy tín cho sản phẩm. Đó là cách tốt nhất để giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu của mình.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)