Tình hình xuất khẩu tôm theo từng thị trường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 46 - 52)

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là các thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, EU,…Từ năm 2008 đến 2010 Công ty đã xuất khẩu qua 14 thị trường trên thế giới. Nhìn chung thì cơ cấu thị trường qua 3 năm không có nhiều thay đổi, Nhật và Mỹ vẫn là 2 thị trường truyền thống và có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, tổng kim ngạch của 2 thị trường qua các năm đều khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Để thấy rõ hơn tình hình xuất khẩu tôm ở từng thị trường những năm qua, dưới đây là bảng doanh số xuất khẩu theo từng thị trường của Công ty qua 3 năm từ 2008 – 2009:

GVHD: Ths. Huỳnh Thị Cẩm Lý - 47 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung

Bảng 6: DOANH SỐ XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG TỪ 2008 - 2010

(Nguồn: Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta)

2008 2009 2010 CHỈ TIÊU Khối Lượng (Kg) Giá trị (USD) Tỉ trọng (%) Khối luợng (Kg) Giá trị (USD) Tỉ trọng

(%) Khối luợng Giá trị (USD)

Tỉ trọng (%) 1. NHẬT BẢN 3,044,331.30 26,184,250.53 43.93 3,367,922.21 24,255,401.64 47.06 3,680,165.40 33,125,575.49 45.11 2. MỸ 2,000,510.11 22,128,654.80 37.12 1,566,429.73 17,026,981.90 33.03 2,281,416.75 32,434,287.19 44.16 3. HÀN QUỐC 625,105.96 4,647,071.28 7.80 663,228.56 4,672,662.63 9.07 490,792.82 2,600,614.53 3.54 4. EU 241,799.44 2,377,545.40 3.99 295,246.40 2,295,139.41 4.45 185,136.00 1,434,057.65 1.95 5. ĐÀI LOAN 123,998.30 1,107,834.60 1.86 84,876.20 751,613.40 1.46 107,426.44 1,056,415.36 1.44 6. SINGAPO 130,256.26 1,001,257.40 1.68 107,794.10 849,636.35 1.65 109,990.03 875,734.25 1.19 7. CANADA 117,601.60 926,459.48 1.55 154,740.91 1,124,464.13 2.18 149,382.78 1,454,004.94 1.98 8. NGA 95,303.05 623,824.52 1.05 - - - - - - 9. AI CẬP 39,600.00 334,672.00 0.56 - - - - - - 10.THÁI LAN 23,706.00 175,424.40 0.29 54,540.00 427,410.00 0.83 15,120.00 120,960.00 0.16 11.HONG KONG 9,671.20 101,600.76 0.17 - - - - - - 12.NEWZELAND - - - 17,500.00 141,500.00 0.27 - - - 13.BEIRUIT - - - - - - 32,373.00 320,200.80 0.44 14.U.A.E - - - - - - 2,510.00 18,676.00 0.03 Tổng 6,451,883.22 59,608,595.17 100 6,312,278.11 51,544,809.46 100 7,054,313.22 73,440,526.21 100

Thị trường khác 7% EU 4% HÀN QUỐC 8% MỸ 37% NHẬT BẢN 44%

Hình 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2008

MỸ33% 33% EU 4% NHẬT BẢN 48% HÀN QUỐC 9% Thị trường khác 6%

Hình 7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2009

MỸ44% 44% HÀN QUỐC 4% EU 2% Thị trường khác 5% NHẬT BẢN 45%

Thị trường Nhật Bản: Nhật tuy là một thị trường khó tính nhưng đây

lại là một thị trường hấp dẫn do tỉ suất lợi nhuận cao. Từ khi hoạt động thì Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty. Công ty đã xác định đây là một thị trường trọng điểm và cố gắng nắm bắt những cơ hội phát triển trong thị trường này. Điều này được thể hiện rõ khi ta thấy kim ngạch xuất khẩu tôm qua thị trường Nhật Bản từ năm 2008 – 2010 đều chiếm một tỉ trọng rất lớn và là thị trường nhập khẩu đứng đầu về kim ngạch qua cả 3 năm. Năm 2008, chỉ riêng thị trường Nhật, Công ty đã xuất 3,044,331.30 kg với giá trị mang lại là 26,184,250.53 USD, chiếm 43.93%. Sang năm 2009, sản lượng xuất khẩu vào Nhật tăng lên 3,367,922.21 kg tương đương 24,255,401.64 USD, tỉ trọng là 47.06%. Năm 2010 khối lượng xuất khẩu lại tiếp tục tăng lên 3,680,165.40 kg, giá trị xuất khẩu là 33,125,575.49 USD, nguyên nhân là do kinh tế đã phần nào phục hồi sau suy thoái và đã có những tín hiệu tiến triển ban đầu. Bên cạnh đó, việc tăng sản lượng xuất khẩu tôm vào năm 2010 còn là kết quả của việc một số nhà sản xuất tôm lớn trên thế giới như Inđônêxia, Ấn Độ và Mêhicô …bị mất sản lượng do dịch bệnh và thời tiết bất thường. Nhập khẩu tôm từ Việt Nam được đẩy mạnh để bù đắp thiếu hụt từ các nguồn cung cấp trên. Tuy nhiên thì tỉ trọng vào Nhật năm 2010 có giảm chỉ còn 45.11% do năm nay kim ngạch vào thị trường Mỹ tăng rất mạnh từ 17,026,981.90 USD năm 2009 lên 32,434,287.19 USD tăng 11.13%.

Qua 3 năm nhìn chung tình hình xuất khẩu vào thị trường Nhật là khá tốt, tuy nhiên hiện nay Nhật là một thị trường không phải dễ tính nhưng đầy hấp lực đối với các doanh nghiệp chế biến tôm nào chưa thể bán vào Hoa Kỳ. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh bán hàng vào thị trường Nhật hết sức gay gắt. Nhất là trong bối cảnh khó khăn, người tiêu dùng Nhật Bản tìm đến nguồn thực phẩm nào rẻ hơn và dễ dãi hơn về chất lượng, điều này trở thành mảnh đất béo bở cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thâm nhập. Điều này sẽ khiến Sao Ta phải chia sẻ thị phần cho các doanh nghiệp khác, vì vậy Công ty cần tìm kiếm các thị trường mới nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu khi mức độ cạnh tranh ngày càng cao tại thị trường này.

Thị trường Mỹ: Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chỉ thực sự thâm nhập vào thị trường Mỹ kể từ năm 2002, sau khi Hiệp định thương

mại có hiệu lực (03/07/2000: kí kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, 11/12/2001: tại Washington đại diện phía Việt Nam và phía Mỹ cùng tuyên bố Hiệp định thương mại Việt – Mỹ chính thức có hiệu lực thực thi).

Cũng giống như các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khác của Việt Nam, Fimex vn cũng nhanh chóng phân bổ tiêu thụ cân bằng ở thị trường lớn là Nhật và Mỹ nhằm tận dụng các cơ hội kinh doanh và giảm thiểu rủi ro.

Mỹ là thị trường thứ 2 sau Nhật chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất của Công ty. Cụ thể qua 3 năm như sau: năm 2008, sản lượng xuất khẩu sang Mỹ là 2,000,510.11 kg đạt giá trị xuất khẩu là 22,128,654.80 USD, chiếm tỉ trọng 37.2%. Năm 2009, sản lượng xuất khẩu đã giảm chỉ còn 1,566,429.73 kg tương đương 17,026,981.90 USD và tỉ trọng cũng giảm còn 33.03%. Nguyên nhân sụt giảm này là do năm 2008, Mỹ là nước khơi nguồn khủng hoảng tài chính toàn cầu, đến năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế này đã khiến nhập khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ giảm mạnh, hay cũng có thể nói ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính dẫn tới suy thoái kinh tế khiến Mỹ gia tăng nhập khẩu tôm chân trắng từ Thái Lan do lợi thế về giá và kích cỡ phù hợp. Thêm vào đó là tình hình nguyên liệu trong nước vào năm này cũng đang khan hiếm do những ảnh hưởng của mùa vụ năm 2008. Sang năm 2010 tình hình có khởi sắc hơn, khối lượng xuất khẩu đã tăng mạnh trở lại vượt qua cả sản lượng năm 2008 đạt 2,281,416.75 kg, mang về 32,434,287.19 USD và chiếm 44.16%. Lí do là năm 2010 nền kinh tế Mỹ đã dần phục hồi và sự cố tràn dầu tại vịnh Mêhicô khiến Mỹ phải gia tăng nhập khẩu thuỷ sản để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân nên sản lượng và giá cả đều ổn định ở mức cao.

Thị trường Hàn Quốc: thị trường Hàn Quốc là một thị trường đầy tiềm

năng đối với hàng thuỷ sản của Việt Nam, trong những năm gần đây nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Hàn Quốc đều tăng. Thấy được tiềm năng của thị trường này nên những năm qua Công ty cũng không ngừng thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc vì mục tiêu phát triển của Công ty, mở rộng thị trường, giảm thiểu rủi ro và cũng nhằm tăng sản lượng xuất khẩu. Năm 2008, xuất khẩu sang Hàn Quốc đứng thứ 3 sau Nhật và Mỹ với khối lượng là 625,105.96 kg tương đương giá trị 4,647,071.28 USD chiếm 7.8% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường của Công ty. Bước sang 2009 sản lượng xuất khẩu tăng nhẹ đạt 663,228.56 kg, trị giá

là 4,672,662.63 USD chiếm 9.07%. Năm 2010 sản lượng giảm chỉ còn 490,792.82 kg, tương đương 2,600,614.53 USD và tỉ lệ trong tổng kim ngạch chỉ còn 3.54%. Tuy có giảm nhưng theo những biến động gần đây cho thấy thị trường Hàn Quốc vẫn đầy tiềm năng và có thể hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp cung ứng lớn như Sao Ta do gần đây lo ngại từ sự cố rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân của Nhật đã khiến nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc từ Việt Nam và các nước không bị ảnh hưởng ngày càng tăng. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng hàng thuỷ sản của người dân Hàn Quốc ngày càng tăng cao. Đây sẽ là điều kiện hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản như Sao Ta nếu biết tận dụng và tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu nhiều hơn từ thị trường này.

Thị trường EU: Để xuất khẩu vào thị trường EU thì các doanh nghiệp

phải vượt qua nhiều chương trình kiểm tra chất lượng ngặt nghèo do phái đoàn của EU tiến hành. Fimex vn đã đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe đó và năm 2007 là một trong 2 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu tôm vào thị trường này sau những khó khăn về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của khu vực này. Kể từ đó, EU luôn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng và mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho Công ty. Năm 2008, nhập khẩu tôm của Fimex vn vào thị trường này là 241,799.44 kg với giá trị tương đương 2,377,545.40 USD chiếm 3.9% tổng kim ngạch. Sang năm 2009 khối lượng xuất khẩu tăng nhẹ lên 295,246.40 kg, trị giá là 2,295,139.41 USD chiếm 4.45%. Tuy nhiên, bước sang năm 2010 sản lượng nhập khẩu của EU đã giảm chỉ còn 185,136 kg tương đương giá trị là 1,434,057.65 USD và chỉ chiếm tỉ lệ là 1.95% trong tổng kim ngạch. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm nền kinh tế của EU bị suy thoái và làm cho đồng EU bị mất giá, đồng nghĩa với việc hàng xuất khẩu vào EU trở nên đắt đỏ hơn dù giá bán bằng đôla không đổi, vì vậy xuất khẩu vào EU giảm sút.

Một số thị trường khác: Ở các thị trường như Đài Loan, Canađa, Singapo, Thái Lan đều có nhập khẩu tôm của Công ty qua cả 3 năm, tuy nhiên thì tình hình xuất khẩu vào các thị trường này qua 3 năm cũng có nhiều biến động lên xuống. Năm 2008 tổng khối lượng vào các thị trường này là 395,562.16 kg, tương đương 3,210,975.88 USD và chiếm tỉ trọng 5.39%. Năm 2009 khối lượng xuất khẩu tăng lên 401,951.21 kg, với giá trị mang lại là 3,153,123.88 USD và tỉ

trọng tăng lên 6.12%. Năm 2010 sản lượng lại sụt giảm chỉ còn 381,919.25 kg và đạt kim ngạch 3,507,114.55 USD, tỉ trọng cũng giảm chỉ còn 4.78% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2010.Các thị trường khác như Nga, Hong kong, Newzeland, Beiruit, U.A.E, Ai Cập cũng nhiều biến động.

Qua phân tích cho thấy thị trường Nhật Bản và Mỹ là 2 thị trường chính, chiếm tỉ trọng xuất khẩu cao nhất của Công ty. Đây là những thị trường khó tính với nhiều rào cản kĩ thuật và yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Vì vậy, Công ty cần phải có những chính sách cũng như những chiến lược nhằm củng cố và mở rộng thị phần cũng như uy tín của Công ty ở 2 thị trường này. Bên cạnh đó, Công ty cần đẩy mạnh việc nghiên cứu và thâm nhập mạnh vào các thị trường đầy tiềm năng như Hàn Quốc, EU,…nhằm mở rộng thị trường, giảm thiểu rủi ro, song song với sự phát triển của Công ty thì càng nhiều đơn đặt hàng sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho cả Công ty, người nuôi trồng và công nhân viên của Công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 46 - 52)