Tình hình xuất khẩu tôm theo thị trường 1 Đặc điểm của từng thị trường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 41 - 46)

4.2.2.1 Đặc điểm của từng thị trường

Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên trong khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập từ nước ngoài, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh nhưng với các chính sách phù hợp nên nền kinh tế Nhật đã phục hồi nhanh chóng (1945-1954) và phát triển cao độ trong giai đoạn từ 1955-1973. Từ

1974 đến nay tốc độ phát triển rất nhanh và trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản rất đa dạng nhưng cũng khá độc đáo. Người tiêu dùng Nhật rất chú ý đến chất lượng hàng hoá. Sống trong môi trường có thu nhập cao nên người Nhật Bản thường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng hàng hóa bao gồm cả vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi. Họ cũng rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày. Đặc biệt, do người mua chủ yếu là do những phụ nữ nội trợ đi mua hàng ngày, có nhiều thời gian (tình trạng sau khi lấy chồng sẽ bỏ việc làm tại công ty vẫn còn phổ biến) nên họ rất quan tâm đến sự thay đổi về giá và về mẫu mã hàng hóa. Mối quan tâm đến vấn đề sinh thái của người Nhật cũng ngày càng nâng cao. Nói tóm lại, Người tiêu dùng Nhật thường có nhiều yêu cầu đối với các sản phẩm buộc các công ty xuất khẩu phải đáp ứng như: về an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề về sức khoẻ, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, điều kiện làm việc và quản lý môi trường,…

Thị trường Mỹ

Mỹ là nước có nền kinh tế đứng hàng thứ nhất trên thế giới. Đây là một thị trường rất đa dạng, có rất nhiều sự dị biệt so với thị trường chung trên thế giới. Chẳng hạn việc xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam sang Mỹ cũng đang phấp phỏng chờ cơ quan chức năng của Mỹ kết luận xem sản phẩm này có phải là cá da trơn hay không. Vì cá da trơn ở Mỹ được bán rất đắt, trên 25 USD/kg. Năm 2002 trở về trước, cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ, được thương lái Mỹ gắn nhãn cá da trơn, nhưng giá bán lại rẻ hơn nhiều. Người dân Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam vì ngon không kém các loại cá da trơn của Mỹ, mà giá lại rẻ chỉ bằng 1/5 lần. Vì lo cá của Việt Nam “đánh bạt” cá da trơn Mỹ, nên Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu không cho phép gọi cá này là cá da trơn. Hay năm 2006, người nuôi tôm hùm ở bang Maine, Đông Bắc nước Mỹ, từng kiên quyết ngăn không cho các nhà hàng dùng chữ “tôm hùm langostino” (hay tôm hùm nhỏ) để gọi một loại tôm từ Chile. Thế là con tôm hùm của Chile khi sang đến Mỹ bị buộc phải gọi tên là con “cua”!

Người Mỹ có thu nhập cao và nhu cầu sử dụng thủy sản rất đa dạng. Thị trường tôm của Mỹ có xu hướng rất rõ ràng theo yêu cầu về sức khỏe và thuận lợi cho người tiêu dùng. Cũng như thế, người tiêu dùng ngày càng quan tâm

nhiều hơn về việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người sử dụng và bảo vệ môi trường. Hành vi tiêu dùng của người Mỹ ngày càng thay đổi thất thường theo giá cả quốc tế và cấu trúc nhập khẩu của Mỹ. Tuy nhiên, mặt hàng tôm bóc vỏ ướp đá hoặc đông lạnh vẫn là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng Mỹ, và tập trung tiêu thụ nhiều hơn các chủng loại tôm cỡ nhỏ, giá rẻ và những chủng loại tôm có giá trị gia tăng như đã chế biến sẵn rất tiện lợi, và tốn ít thời gian chế biến. Người tiêu dùng Mỹ thường mua tôm với nhiều cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26-30 con/pound (pound ≈ 0,45 kg) và 36-40 con/pound.

Thị trường CANADA

Canada tuy có dân số không đông, chỉ khoảng 33 triệu người, nhưng là một đất nước đa dân tộc với nhiều thành phần dân cư đến từ nhiều châu lục khác nhau trên thế giới, do vậy nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng cũng rất đa dạng. Là một nước có kinh tế phát triển cao nên sức tiêu thụ lớn, nếu tính bình quân đầu người thì sức mua của người dân thậm chí còn cao hơn Mỹ. Vì thế, Canada là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài. Chính yếu tố hấp dẫn này mà hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Canada rất dồi dào, tạo nên áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩu nước ngoài. Để thâm nhập được vào thị trường Canada, nhà xuất khẩu cần quan tâm nghiên cứu thị trường, mà trước hết là tìm hiểu những quy định đối với hàng hóa nhập khẩu.

Canada là nước xuất khẩu nhiều thủy sản, nhưng cũng nhập khẩu thủy sản rất lớn. Ngày càng có nhiều loại thủy sản được nhập khẩu vào Canada. Ở Canada, mọi sản phẩm thủy sản khi nhập khẩu đều phải được Cục Giám định thực phẩm (CFIA) tiến hành kiểm tra dư lượng chất độc hại theo hệ thống tiêu chuẩn HACCP. CFIA còn thường xuyên tiến hành rà soát qui trình sản xuất và kinh doanh của nhà cung cấp nước ngoài đối với cơ sở vật chất, dây chuyền chế biến, hệ thống vận chuyển và phân phối nhằm bảo đảm cho sản phẩm an toàn đối với người sử dụng và đối với môi trường. Vài năm gần đây, Canada tiêu thụ khá nhiều tôm nước ấm như tôm sú và tôm chân trắng của các nước Đông Nam Á, Trung Quốc,… Thủy sản chế biến ngày càng được người tiêu dùng Canada ưa chuộng do tiện dụng và đơn giản trong chế biến cũng đã khuyến khích việc sử dụng ngày càng nhiều.

Thị trường EU

EU hiện có 27 thành viên, có tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số hơn 500 triệu người, là trung tâm hàng đầu thế giời về chính trị, kinh tế, thương mại, tài chính, khoa học kỹ thuật, GDP đạt trên 16.524 tỷ USD, chiếm 23,5% tổng GDP thế giới, 25% tổng giá trị thương mại thế giới và 33% luồng đầu tư trực tiếp toàn cầu (năm 2010). EU thống nhất các qui định về chất lượng, sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Châu Âu. Thậm chí, Pháp và Ý áp dụng quy định khắt khe hơn quy định của EU. Vì vậy, nhập khẩu thủy sản vào Pháp, Ý có thể vẫn bị từ chối mặc dù đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện của EU. Các quy định của EU là hàng thủy sản nhập khẩu vào EU từ các nước thành viên thứ 3 (không thuộc EU) cần phải được chế biến, đóng gói và bảo quản tại các cơ quan mà EU cho phép hoạt động. Bên cạnh đó, muốn nhập khẩu được vào thị trường EU thì phải vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU. Rào cản kỹ thuật chính là qui chế nhập khẩu chung được cụ thể hóa ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra.

Người dân EU rất thích dùng các sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống và bảo vệ sức khỏe do tính ưu việt của sản phẩm này là ngon và bổ dưỡng. Hàng năm nhu cầu sản phẩm thủy sản của EU đạt mức 26,3 kg/người. Hiện nay, người tiêu dùng châu Âu đang chuyển hướng mạnh sang tiệu thụ tôm biển loại nhỏ và tôm pandan nước ấm. Xu hướng này có thể nhận thấy hầu hết các nước châu Âu, ngoại trừ Đức. Họ cũng đòi hỏi sự thuận tiện hơn khi mua hải sản nên các sản phẩm chế biến sẵn đang ngày càng được ưa chuộng.

Thị trường Hàn Quốc

Hàn Quốc là một nước đất nước nghèo tài nguyên, trước thập niên 60 của thế kỷ XX vẫn là một đất nước chưa phát triển. Nhưng bắt đầu từ thập niên 60

của thế kỷ XX, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, đến giữa thập niên 80 đã trở thành nước công nghiệp phát triển mới (NICS). Năm 2006 đã vươn lên đứng thứ 3 châu Á và thứ 10 trên thế giới về GDP. Đặc điểm của nền kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế thị trường nhưng sự điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng. Hàn Quốc đang là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam với mức tiêu thụ trung bình khoảng 7.300 tấn tôm mỗi năm. Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác thủy sản của Hàn Quốc liên tục giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ có xu hướng tăng đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu ngày càng cao. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam thâm nhập hơn nữa vào thị trường này.

Thị trường Hàn Quốc ưa thích các sản phẩm tôm, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và cá tra, basa, đặc biệt là các sản phẩm từ cua. Người tiêu dùng Hàn Quốc rất chú ý đến mẫu mã và màu sắc sản phẩm. Hiện nay, ở Hàn Quốc vẫn duy trì những quy định khá chặt chẽ về kiểm dịch đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm (thậm chí có thể yêu cầu nhà xuất khẩu nước ngoài báo cáo quá trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, có khi còn tiến hành kiểm tra tại chỗ ở nơi sản xuất). Về tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ, Hàn Quốc sử dụng hệ thống ISO 9000 (hay còn gọi là KSA 9000) làm hệ thống đánh giá tiêu chuẩn chính thức. Bất cứ hàng hóa nào nhập khẩu vào Hàn Quốc cũng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Về nhãn mác, hàng hóa nhập khẩu vào Hàn Quốc phải có nhãn mác ghi rõ nước xuất xứ, thông tin sản phẩm bằng hai thứ tiếng Anh và Hàn…

Một số thị trường khác

Ngoài các thị trường nhập khẩu lớn trên Công ty còn xuất khẩu qua một số thị trường khác như Đài Loan, Singapore, Hong kong, Thái Lan, Nga,…

 Thị trường Đài Loan: Đây là một thị trường rất đa dạng, có thể nhập khẩu rất nhiều hàng hóa của Việt Nam như: Gốm sứ, hoa quả, cà phê, chè, giấy, sản phẩm giấy, gỗ, sản phẩm gỗ, máy điện, thiết bị điện, cao su, sản phẩm cao su, hàng may mặc... Nét nổi bật nhất ở thị trường này là có rất nhiều Doanh nghiệp nhập khẩu phục vụ cho việc tái xuất sang nước thứ ba, nhất là các sản phẩm chế biến. Hiện nay hàng nông sản của Việt Nam chưa xuất khẩu nhiều sang thị trường Đài Loan vì chất lượng không ổn định, giá thành cao, vệ sinh an toàn thực

phẩm chưa đảm bảo. Vì vậy để thâm nhập được vào hệ thống này, một yêu cầu bắt buộc Doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao chất lượng hàng hóa, mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhất là hàng nông sản, thủy sản cần đảm bảo nghiêm ngặt các quy định của Đài Loan. Đài Loan luôn đánh giá cao các sản phẩm được chuẩn bị tốt ở khâu đóng gói cũng như tính thuận tiện của bao bì mỗi sản phẩm.

 Singapore là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất tại châu Á và được mệnh danh là “con Rồng nhỏ” của Châu Á. Đây là thị trường hấp dẫn vì người tiêu dùng ở đây có khả năng nhận diện thương hiệu tuyệt vời và sức mua cũng rất cao. Singapore được đặt biệt danh là “trung tâm mua sắm khổng lồ” và cho đến nay, cái tên ấy vẫn không hề thay đổi, đây sẽ là thị trường rất tiềm năng để mở rộng kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 41 - 46)