Nhân tố thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 65)

Thị trường xuất khẩu có ý nghĩa lớn đối với việc tăng trưởng xuất khẩu, nếu giữ được thị phần của Công ty trên những thị trường tiềm năng thì việc phát triển kinh doanh xuất khẩu của Công ty sẽ bền vững và ổn định hơn. Trong giai đoạn hiện nay khi mà Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO thì nhân tố thị trường ảnh hưởng tích cực hơn đến hoạt động xuất khẩu của Công ty:

 Gia nhập WTO mang lại cơ hội cho thủy sản Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn.

 Sự ưu đãi về thuế quan, xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, những lợi ích đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

 Bộ thủy sản đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn bản pháp luật và các tiêu chuẩn để phù hợp với các quy định của WTO.

Do yêu cầu về vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng nghiêm ngặt, do các qui định về thực phẩm nhập khẩu ở các nước tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ , EU... ngày càng khắt khe, ngoài việc tăng cường việc giám sát chất lượng sản phẩm, Ban Lãnh đạo Công ty xác định thị trường là khâu hết sức then chốt để vượt qua khó khăn. Ngay từ đầu năm chương trình tiếp thị, tìm hiểu thêm thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng đã được triển khai thông qua dự các Hội chợ thủy sản lớn ở Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy lượng hàng tiêu thụ tới Nhật Bản và Hoa Kỳ có nhiều biến động, nhưng đây vẫn là hai thị trường tiêu thụ chủ lực của Fimex vn, ngoài ra nhờ kịp thời mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng nên Fimex vn giữ được sản lượng cũng như doanh số tiêu thụ. Nhật Bản chiếm doanh số tiêu thụ lớn nhất tiếp theo lần lượt là Hoa Kỳ, Hàn quốc, EU, Singapore, …

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 65)