Phân tích tình hình xuất khẩu theo nhóm hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 32 - 41)

Sản phẩm của Công ty được chia theo nhiều mặt hàng và theo loại tôm nguyên liệu cho chế biến thành phẩm. Dưới đây là doanh số theo từng nhóm hàng:

Bảng 3: DOANH SỐ THEO NHÓM HÀNG NĂM 2008 NHÓM HÀNG KHỐI LƯỢNG (KG) GIÁ TRỊ (USD) TỈ TRỌNG THEO KHỐI LƯỢNG (%) TỈ TRỌNG THEO GIÁ TRỊ (%) 1/ Tôm sú 5,654,920.14 54,847,913.89 87.65 92.01 1. NOBASHI 1,256,920.04 12,938,734.24 22.23 23.59 2. IQF - CPDTO 866,644.61 10,106,791.84 15.33 18.43 3. SHRIMP FRY 958,590.49 7,129,349.83 16.95 13.00 4. BLOCK HLSO 752,652.99 6,943,416.23 13.31 12.66 5. IQF - RPDTO 350,330.37 3,783,149.30 6.20 6.90 6. IQF - RPD 365,263.71 3,252,277.76 6.46 5.93 7. EZ 233,514.34 3,038,875.60 4.13 5.54 8. IQF - CPD 336,957.57 2,885,228.05 5.96 5.26 9. HOSO 221,803.80 2,433,060.50 3.92 4.44 10. BLOCK - PD/PTO 225,032.62 1,665,074.18 3.98 3.04 11. IQF - HLSO 73,515.20 603,804.04 1.30 1.10 12. BLOCK - PUD 13,694.40 68,152.32 0.24 0.12 2/ Tôm VANAMEI 704,566.08 4,466,137.74 10.92 7.49 1. IQF - RPD 387,462.80 2,440,284.35 54.99 54.64 2. NOBASHI 140,510.70 1,115,065.89 19.94 24.97 3. HOSO 93,033.80 449,133.50 13.20 10.06 4. SHRIMP FRY 73,898.78 398,400.50 10.49 8.92 5. IQF - CPD/PTO 9,660.00 63,253.50 1.37 1.42 3/ Tôm Thẻ, Chì, Sắt 23,084.00 121,748.96 0.36 0.20 1. IQF - CPD/PUD (P/W/CT) 23,084.00 121,748.96 100.00 100.00 4/ SEAFOOD MIX 31,813.00 117,963.58 0.49 0.20 5/ S.POTATO 37,500.00 54,831.00 0.58 0.09 TỔNG 6,451,883.22 59,608,595.17 100.00 100.00

(Nguồn: công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta)

Qua bảng trên ta thấy: nhóm hàng tôm sú chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty, với tỉ trọng 87.65% về khối lượng và mang lại tới 92.01% giá trị xuất khẩu của Công ty năm 2008. Vì đây chính là nhóm hàng giá trị cao và ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Kế đến là nhóm sản phẩm tôm VANAMEI có khối lượng chiếm 10.92% và giá trị đạt 7.49% tổng giá trị xuất khẩu. Tiếp theo là nhóm sản phẩm tôm Thẻ, tôm Chì, tôm Sắt với tỉ lệ khối lượng là 0.36% chiếm 0.2% giá trị. Thứ 4 là nhóm hàng Seafood mix chiếm 0.49% khối lượng xuất khẩu, tương đương 0.2% giá trị. Cuối cùng là S.Potato với 0.09% giá trị.

5,654,920.14 kg, đạt 54,847,913.89 USD. Trong đó:

+ Nobashi: Đây là một mặt hàng thế mạnh và có khả năng cạnh tranh cao của Công ty. Ngay từ quý bốn của năm đầu tiên đi vào hoạt động (1996) Công ty đã chú ý phát triển mặt hàng này, việc sản xuất ban đầu được dựa trên việc trao đổi thế mạnh với một đồng nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng chỉ sau 2 năm sau đó và đến nay thì Công ty đã vươn lên là doanh nghiệp hàng đầu chế biến mặt hàng này. Xuất khẩu năm 2008 là 1,256,920.04 Kg thu được 12,938,734.24 USD và chiếm tỉ trọng cao nhất trong các mặt hàng thuộc nhóm Tôm sú. Cụ thể chiếm tới 23.59% giá trị xuất khẩu của nhóm.

+ Tiếp theo là IQF – CPDTO có tỉ trọng là 18.43% giá trị, tương đương 866,644.61 kg và có giá trị đạt 10,106,791.84 USD.

+ Shrimp Fry xuất khẩu được 958,590.49 kg trị giá 7,129,349.83 USD, chiếm 13% giá trị trong nhóm hàng này.

+ Kế đến là các mặt hàng BLOCK-HLSO có 12.66% giá trị, sau đó là IQF–RPDTO là 6.90%, tiếp theo là các mặt hàng IQF–RPD, EZ, IQF–CPD, HOSO, BLOCK-PD/PTO, IQF-HLSO.

+ Cuối cùng là BLOCK–PUD có sản lượng xuất khẩu thấp nhất trong nhóm hàng này với 13,694.40 kg, giá trị là 68,152.32 USD chiếm tỉ trọng 0.12% giá trị.

Do hiện nay thị hiếu chủ yếu của khách hàng là các mặt hàng chế biến sẵn, tiện dụng với chất lượng cao và an toàn nên mặt hàng BLOCK không được chú trọng phát triển như trước. Do đó, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng sơ chế này không cao so với các mặt hàng tinh chế.

 Nhóm hàng tôm Vanamei năm 2008 này đã xuất được 704,566.08 kg, thu về 4,466,137.74 USD. Trong đó:

+ Đứng đầu là mặt hàng IQF–RPD với khối lượng xuất khẩu đạt 387,462.80kg trị giá là 2,440,284.35 USD và chiếm 54.64% giá trị.

+ Nobashi đứng thứ 2 với 140,510.70kg và đạt 1,115,065.89 USD, chiếm 24.97%.

+ Kế đến là HOSO xuất 93,033.80 kg tương đương 449,133.50 USD.

+ Thứ 4 là SHRIMP FRY với 73,898.78 kg và đem về 398,400.50 USD chiếm 8.92%.

+ IQF-CPD/PTO có giá trị thấp nhất trong nhóm Vanamei, chỉ đạt 9,660 kg trị giá 63,253.50 USD và có tỉ trọng là 1.42% giá trị.

 Nhóm tôm Thẻ, Chì, Sắt: năm nay Công ty chỉ xuất khẩu duy nhất một mặt hàng trong nhóm này đó là IQF - CPD/PUD (P/W/CT), vì thế tỉ trọng nhóm hàng này rất thấp chỉ chiếm 0.2%. Năm 2008 IQF - CPD/PUD (P/W/CT) đã xuất được 23,084 kg thu về 121,748.96 USD. Đây là tôm nguyên liệu vừa mới được Bộ Nông Nghiệp cho nuôi thử nghiệm ở đồng bằng Sông Cửu Long. Công ty đã phối hợp với ngành chuyên môn mở lớp hỗ trợ kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng này tới ngư dân trong tỉnh. Tuy nhiên thì sự phát triển tôm thẻ chân trắng trong tỉnh chưa nhiều như mong đợi.

Nhìn chung trong các nhóm hàng thì các sản phẩm hàng tinh chế chiếm tỉ trọng lớn nhất. Đây là xu hướng tiêu thụ thực phẩm ngày nay vì lối sống thay đổi, nhu cầu đối với các sản phẩm tiện dụng và chất lượng ngày càng lớn. Vì vậy Công ty cần nắm bắt nhu cầu và xu hướng này để đáp ứng tốt nhu cầu và thỏa mãn cho khách hàng. Từ đó, công ty có thể phát triển bền vững và mạnh mẽ trong tương lai.

Bảng 4: DOANH SỐ THEO NHÓM HÀNG NĂM 2009 NHÓM HÀNG KHỐI LƯỢNG (KG) GIÁ TRỊ (USD) TỈ TRỌNG THEO KHỐI LƯỢNG (%) TỈ TRỌNG THEO GIÁ TRỊ (%) 1/ Tôm sú 4,549,304.67 44,126,839.92 72.07 85.61 1. NOBASHI 1,028,649.32 10,688,678.92 22.61 24.22 2. SHRIMP FRY 922,166.39 7,250,192.62 20.27 16.43 3. EZ 515,141.19 6,233,512.40 11.32 14.13 4. BLOCK HLSO 563,294.54 5,336,247.50 12.38 12.09 5. IQF - RPDTO 307,593.49 3,442,660.60 6.76 7.80 6. IQF - RPD 300,020.80 2,985,272.50 6.59 6.77 7. BLOCK - PD/PTO 329,429.16 2,635,155.39 7.24 5.97 8. IQF - CPDTO 203,461.93 2,273,163.95 4.47 5.15 9. IQF - CPD 217,220.62 1,755,130.10 4.77 3.98 10. IQF - HLSO 77,306.43 763,581.54 1.70 1.73 11. HOSO 83,820.80 753,284.40 1.84 1.71 12. BLOCK - PUD 1,200.00 9,960.00 0.03 0.02 2/ Tôm VANAMEI 866,811.54 5,757,301.82 13.73 11.17 1. NOBASHI 345,655.14 2,661,071.82 49.06 59.58 2. SHRIMP FRY 190,332.01 1,106,033.57 27.01 24.76 3. IQF - RPD 124,996.40 759,061.00 17.74 17.00 4. IQF - CPD/PTO 99,455.55 666,231.81 14.12 14.92 5. HOSO 66,865.00 313,786.00 9.49 7.03 6. HLSO 39,507.44 251,117.62 5.61 5.62 3/ Mặt hàng xuất khẩu khác 896,161.89 1,660,669.72 14.20 3.22 TỔNG 6,312,278.10 51,544,811.46 100.00 100.00

(Nguồn: công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta)

Năm 2009 thì cơ cấu mặt hàng có sự thay đổi. Tỉ trọng trong tổng kim ngạch của nhóm hàng tôm sú đã có phần giảm sút chỉ còn 85.61%. Đây là do ảnh hưởng chung của tình hình tiêu thụ trên thị trường, thời gian này khủng hoảng kinh tế, tài chính bùng nổ trên toàn cầu đã khiến nhu cầu tiêu thụ giảm. Bên cạnh đó là khó khăn trong nguyên liệu đầu vào bị ảnh hưởng của mùa vụ năm 2008 khiến sản lượng của công ty không cao. Tuy nhiên nhóm hàng Tôm Sú vẫn luôn đứng đầu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Công ty. Nguyên nhân chính là do tôm sú là nhóm hàng chất lượng cao, thích hợp với yêu cầu của phần lớn người tiêu dùng tại các nước nhập khẩu nên luôn được chú ý tăng cường về số lượng cũng như chất lượng và cả về cơ cấu mặt hàng trong nhóm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Cụ thể khối lượng xuất khẩu còn 4,549,304.67 kg và giá trị là

44,126,839.92 USD. Các mặt hàng dẫn đầu kim ngạch trong nhóm cũng có sự thay đổi:

+ Nobashi vẫn đứng đầu nhóm hàng này với khối lượng xuất khẩu là 1,028,649.32 kg thu về 10,688,678.92 USD, chiếm tỉ trọng 24.22%. Tỉ trọng có tăng so với năm 2008 nhưng năm này xét về khối lượng xuất khẩu thì mặt hàng này đã giảm một lượng là 228,270.72 kg tương đương 10,688,678.92 USD. Nguyên nhân là do đây là thế mạnh cạnh tranh của Công ty nên Nobashi luôn được chú ý phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng để luôn giữ vững được vị thế cũng như uy tín trên thị trường về mặt hàng này.

+ Shrimp fry vươn lên vị trí thứ 2 với khối lượng xuất khẩu là 922,166.39 kg, giá trị xuất khẩu là 7,250,192.62 USD chiếm 16.43%.

+ EZ đạt 515,141.19 kg tương đương 6,233,512.40 USD và chiếm 14.13% và đứng ở vị trí thứ 3 trong nhóm hàng tôm sú.

+ BLOCK HLSO vẫn ở vị trí thứ 4 với khối lượng xuất khẩu là 563,294.54 kg, giá trị xuất khẩu thu được 5,336,247.50 USD và chiếm 12.09%.

+ Tiếp theo là các mặt hàng IQF – RPDTO, IQF – RPD, BLOCK - PD/PTO, IQF – CPDTO, IQF – CPDTO, IQF – CPD, IQF – HLSO, HOSO.

+ BLOCK PUD với khối lượng xuất khẩu 1,200 kg, giá trị đạt 9,960 USD và tỉ trọng là 0.02%, thấp nhất trong nhóm hàng.

Tổng thể tình hình cơ cấu trong nhóm hàng tôm sú không có nhiều thay đổi. Các mặt hàng chất lượng cao và được ưa chuộng nhiều vẫn đứng đầu trong nhóm về kim ngạch xuất khẩu. Điều này là phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay trên thị trường.

 Nhóm hàng tôm Vanamei thì tỉ trọng lại tăng do năm nay có thêm một mặt hàng mới là HLSO. Tổng khối lượng tôm Vanamei năm 2009 đạt 866,811.54 kg, giá trị xuất khẩu là 5,757,301.82 USD và chiếm 11.17%. Trong đó:

+ Nobashi từ vị trí thứ 2 đã lên vị trí thứ nhất với khối lượng xuất khẩu đạt 345,655.14kg, 2,661,071.82 USD, tăng 34.61% so với năm 2008.

+ SHRIMP FRY có khối lượng xuất khẩu là 190,332.01kg tương đương giá trị 1,106,033.57 USD chiếm 24.76%. Tỉ trọng năm 2009 này của Shrimp fry cũng tăng từ 8.92% năm 2008 lên 24.76% năm 2009.

CPD/PTO, HOSO.

+ Tỉ trọng thấp nhất trong nhóm là HLSO chỉ có 5.62% trong tổng giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này. Khối lượng xuất khẩu của HLSO là 39,507.44 kg, tương đương 251,117.62 USD.

 Năm 2009 này thì nhóm hàng tôm Thẻ, Chì, Sắt không có đơn hàng.

 Một số mặt hàng khác thì cũng chiếm một tỉ trọng rất nhỏ chỉ với 3.22% tổng giá trị xuất khẩu cả năm.

Nhìn chung tình hình xuất khẩu các mặt hàng năm 2009 đều giảm do tình hình tiêu thụ trên thế giới có phần giảm sút và việc điều chỉnh sản lượng tiêu thụ cho phù hợp với tình hình kinh tế của Công ty trong thời kì khủng hoảng kinh tế bùng phát trên toàn thế giới. Tuy nhiên cũng có một số mặt hàng lại tăng như: trong nhóm tôm sú có: EZ (2008: 233,514.34kg, 2009: 515,141.19 kg), BLOCK - PD/PTO (225,032.62 kg năm 2008, 329,429.16 kg năm 2009), IQF – HLSO ( 2008: 73,515.20 kg, 2009: 77,306.43 kg). Nhóm Vanamei: Nobashi (2008: 140,510.70 kg, 2009: 345,655.14 kg), Shrimp fry (2008: 73,898.78 kg, 2009: 190,332.01 kg), IQF - CPD/PTO ( 2008: 9,660 kg, 2009: 99,455.55 kg). Sự tăng giảm số lượng của các mặt hàng đều là do sự thay đổi thị hiếu và nhu cầu đối với từng mặt hàng của người tiêu dùng qua từng thời kì khác nhau. Do đó, việc nắm bắt thị hiếu tiêu dùng cũng như xu hướng tiêu thụ các mặt hàng trong tương lai là một công việc quan trọng mà Công ty luôn phải chú ý và theo dõi xuyên suốt trong quá trình hoạt động của mình.

Bảng 5: DOANH SỐ THEO NHÓM HÀNG NĂM 2010 NHÓM HÀNG KHỐI LƯỢNG (KG) GIÁ TRỊ (USD) TỈ TRỌNG THEO KHỐI LƯỢNG (%) TỈ TRỌNG THEO GIÁ TRỊ (%) 1/ Tôm sú 5,571,452.05 68,491,417.39 78.98 93.26 1. NOBASHI 1,659,988.80 20,631,003.21 29.79 30.12 2. IQF - CPDTO 499,488.72 7,015,362.50 8.97 10.24 3. SHRIMP FRY 954,915.96 7,828,891.21 17.14 11.43 4. IQF - RPDTO 653,681.58 9,695,575.78 11.73 14.16 5. BLOCK HLSO 441,104.80 5,933,551.88 7.92 8.66 6. IQF - RPD 129,428.85 1,582,760.30 2.32 2.31 7. EZ 706,765.16 10,716,913.92 12.69 15.65 8. IQF - CPD 92,742.84 897,055.25 1.66 1.31 9. HOSO 47,991.20 612,353.14 0.86 0.89 10. BLOCK - PD/PTO 245,071.24 2,107,998.26 4.40 3.08 11. IQF - HLSO 69,544.16 835,139.88 1.25 1.22 12. SHRIMP-PUD 16,200.00 97,117.06 0.29 0.14 13. SHRIMP- TEMPURA 53,452.40 509,441.00 0.96 0.74 14. SUSHI-BT 1,076.34 28,254.00 0.02 0.04 2/ Tôm VANAMEI 416,183.67 3,042,528.37 5.90 4.14 1. IQF - RPD/PTO 193,218.22 1,329,845.74 46.43 43.71 2. NOBASHI 84,588.00 708,771.20 20.32 23.30 3. SHRIMP- TEMPURA 84,840.00 737,146.88 20.39 24.23 4. SHRIMP FRY 20,729.85 35,786.05 4.98 1.18 5. IQF - CPD/PTO 26,217.60 187,868.00 6.30 6.17 6. HLSO 6,590.00 43,110.50 1.58 1.42 3/ Mặt hàng xuất khẩu khác 1,066,677.50 1,906,580.45 15.12 2.60 TỔNG 7,054,313.22 73,440,526.21 100.00 100.00

(Nguồn: công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta)

Năm 2010 thì cơ cấu hàng xuất khẩu của Công ty có một vài thay đổi. Năm nay nhóm hàng tôm sú có thêm 3 mặt hàng mới là SHRIMP-TEMPURA, SUSHI-BT, SHRIMP-PUD, mặt hàng BLOCK PUD năm nay không có trong số các mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu cho Công ty. Với nhóm Vanamei, năm 2010 này thì HOSO không được xuất khẩu nhưng thay vào đó là 2 mặt hàng mới. Đó là SHRIMP-TEMPURA và IQF - RPD/PTO. Đây là một bước biến chuyển đáng kể trong việc tăng chủng loại sản phẩm nhằm thu hút thêm khách hàng, thị trường tiêu thụ của Công ty.

 Nhóm hàng Tôm sú năm 2010 có khối lượng xuất khẩu là 5,571,452.05 kg mang về 68,491,417.39 USD và đóng góp 93.26% tổng kim

ngạch xuất khẩu của Công ty. So với 2009 khối lượng xuất khẩu tăng 1,022,147.38 kg tương đương với 24,364,577.47 USD. Tuy nhiên so với 2008 thì khối lượng xuất khẩu 2010 tuy có tăng nhưng vẫn thấp hơn một lượng là - 83,468.09 kg. Trong đó có sự đóng góp của các mặt hàng:

+ Nobashi và Shrimp fry vẫn là 2 mặt hàng chủ lực trong top dẫn đầu về số lượng xuất khẩu. Nobashi giữ tỉ trọng cao nhất trong nhóm với khối lượng xuất khẩu là 1,659,988.80 kg tương đương 20,631,003.21 USD chiếm tỉ trọng 30.12%, tăng so với 2009 là 5.9%, so với 2008 thì khối lượng xuất khẩu tăng một lượng là 403,068.76 kg. Sở dĩ Nobashi luôn đứng đầu cơ cấu sản phẩm trong 3 năm qua vì đây là một mặt hàng chất lượng cao và rất được ưa chuộng tại Nhật cũng như tại một số quốc gia khác như Hàn Quốc, người tiêu dùng Hàn Quốc có cảm tình rất tốt với sản phẩm này và đánh giá đây là sản phẩm có mẫu mã đẹp nhất từ Việt Nam. Đây còn là mặt hàng do chính khách hàng Nhật yêu cầu chế biến theo quy cách của Nhật Bản vì thế nó luôn được tiêu thụ mạnh tại Nhật mà Nhật lại là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Công ty.

+ IQF – CPDTO đã vươn lên từ vị trí thứ 8 năm 2009 lên vị trí thứ 2 với khối lượng là 499,488.72 kg, giá trị xuất khẩu đạt 7,015,362.50 USD và đóng góp 10.24% giá trị xuất khẩu của cả nhóm. Tăng 296,026.79 kg so với 2009, nhưng so với 2008 thì khối lượng đã giảm -367,155.89 kg.

+ Shrimp fry đạt 954,915.96 kg ứng với 7,828,891.21 USD, chiếm 11.43% nhóm. So với 2009 tăng 32,749.57 kg và -3,674.53 kg so với 2008.

+ Các vị trí tiếp theo cũng có sự thay đổi lần lượt là: IQF – RPDTO, BLOCK HLSO, IQF – RPD, EZ, IQF – CPD,…

+ Mặt hàng mới SUSHI- BT xuất 1,076.34 kg tương đương 28,254 USD đã đóng góp 0.04% trong kim ngạch xuất khẩu của toàn nhóm. Tuy nhiên mặt hàng này cũng là mặt hàng xuất khẩu ít nhất trong nhóm Tôm sú vì là mặt hàng mới nên chưa được biết đến nhiều và đang trong giai đoạn giới thiệu nên Công ty cũng hạn chế về sản lượng cung ứng.

 Nhóm Vanamei năm 2010 xuất khẩu được 416,183.67kg tương đương 3,042,528.37 USD chiếm 4.14%, giảm so với 2009 là -7.03% và giảm so với 2008 là -3.35%. Trong đó:

lại là 1,329,845.74 USD, chiếm tỉ trọng cao nhất trong nhóm với 43.71%.

+ Nobashi: khối lượng xuất khẩu năm nay có giảm chỉ còn 84,588 kg tương đương 708,771.20 USD, giảm -261,067.14kg so với năm 2009.

+ Tiếp theo là các mặt hàng: SHRIMP-TEMPURA, SHRIMP FRY, IQF - CPD/PTO.

+ HLSO xuất ít nhất với khối lượng là 6,590 kg, trị giá là 43,110.50 USD, đóng góp 1.42% giá trị xuất khẩu của cả nhóm.

Qua phân tích 3 bảng trên ta thấy: nhóm hàng tôm sú luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty và là nhóm hàng chủ lực trong hoạt động xuất khẩu của Công ty. Năm 2008, tỉ trọng của nhóm này là 92.01% giá trị. Đến năm 2009 là 85.61% giá trị. Sang năm 2010 tỉ trọng này vẫn ở mức cao là

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 32 - 41)