b) Các chính sách và tiêu chuẩn xuất nhập khẩu
4.5.3 Khó khăn và hạn chế
Công ty chưa có văn phòng đại diện chính thức ở nước ngoài để kịp thời nắm bắt thông tin, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường, quảng bá hình ảnh công ty và kịp thời giải quyết những vướng mắc khó khăn khi cần thiết.
Công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt và công tác Marketing quảng bá nhãn hiệu Fimex vn chưa được phát triển.
Cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt không chỉ trong nước mà cả các đối thủ nước ngoài đòi hỏi Công ty phải có những chiến lược cụ thể và đúng đắn để có thể đứng vững trong ngành.
Tuy nằm trong vùng nguyên liệu nhưng tôm lại thu hoạch theo mùa vụ; do đó, khi không vào mùa lượng tôm nguyên liệu vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các Công ty thu mua nên việc cạnh tranh tìm kiếm tôm nguyên liệu cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Do không có vùng nguyên liệu riêng mà Công ty chỉ thu mua từ người nuôi và các thương lái nên việc truy xuất nguồn gốc, bảo đảm chất lượng cũng như số lượng của nguyên liệu đầu vào đã gây cho Công ty không ít vấn đề cần phải giải quyết. Song song đó, vấn đề về nhân công khi vào vụ cũng gây ra khó khăn trong việc thu hút lao động phục vụ cho sản xuất.
Nuôi tôm dễ bị rủi ro do dịch bệnh, chúng ta không thể lường hết được các khả năng xảy ra. Sự đe doạ của bệnh tật còn trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết khi vẫn chưa có các biện pháp bảo vệ động vật hữu hiệu khác, thì các nhà xuất khẩu lại cấm người nông dân dùng hóa chất trong quá trình sản xuất của họ, điều đó tạo ra một môi trường dễ dàng cho các mầm bệnh phát triển. Hiện nay, thách thức này vẫn chưa thật là rõ ràng, nhưng có nguy cơ tiềm ẩn. Cùng với đó là việc sử dụng kháng sinh phòng chống dịch bệnh lại dẫn đến vấn đề về dư lượng thuốc kháng sinh. Vào quý 1 năm 2003, với sự kiểm soát nghiêm ngặt, 75 container hàng thủy sản Việt Nam bị phát hiện là có chứa dư lượng thuốc kháng sinh, và do đó phải tiêu hủy. Trong những trường hợp như vậy, các nhà sản xuất Việt Nam phải chịu mọi phí tổn. Do vậy, sự kiểm soát nghiêm ngặt về dư lượng thuốc kháng sinh đã làm thiệt hại nặng nề cho ngành thủy sản Việt Nam.
Tôm không chịu ảnh hưởng nhiều từ thuế chống bán phá giá của Mỹ như cá Tra, cá Basa. Tuy nhiên, đầu tháng 12/2010, Bộ Thương mại Mỹ (DOC)
công bố kết quả rà soát cuối kỳ trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ lúc có quyết định áp thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh Việt Nam. Theo đó, mặt hàng tôm Việt Nam sẽ tiếp tục chịu thuế trong 5 năm tiếp theo nhằm ngăn chặn tình trạng bán phá giá như những năm qua. Việc này đã làm tăng chi phí xuất khẩu tôm dẫn đến giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Các rào cản kĩ thuật như các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm…ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu đã gây rất nhiều vấn đề khó khăn đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu.
Các vụ thưa kiện và các vụ tôm nhiễm hoá chất Trifluralin quá mức cho phép những năm qua khiến tổn thất nặng nề cho các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam. Do phát hiện nhiều lô hàng nhiễm hoá chất cấm vượt mức cho phép ngày càng nhiều nên Nhật đã đưa ra những quy định và kiểm tra ngày càng khắt khe hơn đối với các lô hàng nhập vào Nhật. Điều này khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do tốn nhiều thời gian, tiền bạc cho công tác xét nghiệm. Kế hoạch kinh doanh của các công ty cũng ảnh hưởng vì những tháng cuối năm lượng đơn hàng và giá đều tăng cao.
CHƯƠNG 5