Nguồn nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 56 - 57)

Tình hình xuất khẩu tôm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan. Nguồn nguyên liệu đầu vào cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu này. Nguồn nguyên liệu đầu vào không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo số lượng nguyên liệu chế biến mà còn tác động đến giá thành sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến quá trình chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy cần phân tích thị trường cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào để có được nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao, giá thành thấp, phù hợp với nhu cầu của Công ty…Bên cạnh đó biết được những thị trường cung ứng khác nhau sẽ giúp Công ty có thể chủ động trong việc thu mua nguyên liệu ở từng thị trường để phục vụ thị trường tiêu thụ tốt hơn.

Muốn tăng doanh thu xuất khẩu, ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu mà vẫn đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian,….thì cần phải quan tâm đến việc thu mua nguyên liệu, thu mua bao nhiêu, thu mua loại nào để phục vụ cho việc chế biến tiêu thụ đảm bảo kịp thời, đầy đủ. Qua đó có những kế hoạch thu mua nguyên liệu phục vụ cho việc kinh doanh xuất khẩu được tốt hơn. Việc thu mua nguyên liệu cần quan tâm một số yếu tố như:

Chất lượng tôm nguyên liệu: Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tôm

chất lượng cao ngày càng tăng. Tôm nguyên liệu phải “sạch”, đảm bảo về kĩ thuật canh tác, các tiêu chuẩn trong quá trình nuôi trồng đạt các yêu cầu về chất lượng của các nước nhập khẩu…. Đa số những nước nhập khẩu của Công ty lại là những quốc gia phát triển. Đây là những nước có nhu cầu lớn đối với tôm chất lượng cao. Xu hướng này cũng đang chiếm đa số và ngày càng được người tiêu dùng quan tâm nên khả năng mở rộng thị trường lớn hơn. Mặt khác, chất lượng tôm ảnh hưởng trực tiếp đến giá xuất khẩu. Với tôm chất lượng càng cao thì giá

sẽ càng cao, làm tăng kim ngạch xuất khẩu và ngược lại. Do vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng tôm là yếu tố quan trọng nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thương trường của bất kì công ty nào.

Giống tôm: Trên thực tế, giống tôm được coi là yếu tố hàng đầu chi

phối đến chất lượng cũng như giá trị tôm xuất khẩu. Với mỗi loại tôm sẽ cho ra những sản phẩm với những chất lượng cũng như giá cả khác nhau. Chẳng hạn: giống tôm Sú to, chất lượng cao và cho ra các mặt hàng có chất lượng và giá trị cao hơn so với các giống tôm như: tôm Thẻ, tôm Chì, tôm Sắt,…Do vậy, chúng ta cần đa dạng hoá các giống tôm làm nguyên liệu đầu vào cho chế biến nhằm mục tiêu vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trên thế giới ngày càng đa dạng và phong phú.

Đối với Công ty, do nằm trong vùng có ngành nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển hàng đầu cả nước nên khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào cho Công ty là khá ổn định. Tuy nhiên, tôm cung ứng thường theo mùa vụ. Đầu năm thường là giai đoạn ít nguyên liệu nhưng giai đoạn cuối năm chính là lúc tôm vào mùa thu hoạch nên sản lượng thường cao. Do đó, Công ty cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất, điều chỉnh nhân sự, công suất máy móc, thiết bị….Cùng theo đó là vấn đề truy nguyên nguồn gốc khi không đủ nguyên liệu chế biến nên phải thu mua từ nhiều nguồn khác nhau nên chưa đảm bảo về chất lượng đầu vào mà đây lại là vấn đề ngày càng được quan tâm hàng đầu của các nhà nhập khẩu.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)